244-2022 - page 9

9
Đề xuất thưởnghàngngàn tỉ đồng chonhà thầu các dựán trọngđiểm
Bộ KH&ĐT đang lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương
và doanh nghiệp trong ngành xây dựng dự thảo nghị định về
chế độ thưởng hợp đồng với các gói thầu giao thông trong
chương trình phục hồi kinh tế - xã hội và một số dự án quan
trọng quốc gia, dự án trọng điểm của ngành giao thông.
Theo đó, bộ này cho rằng Luật Xây dựng có quy định chung
về việc thưởng, phạt và được thực hiện theo thỏa thuận giữa
các bên. Tuy nhiên, Nghị định 10/2021 của Chính phủ về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng không quy định chi phí thưởng hợp
đồng được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng của các dự
án sử dụng vốn đầu tư công. Do đó chủ đầu tư (đại diện Nhà
nước) chưa khuyến khích được nhà thầu chủ động, sáng tạo
đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng thi công đối với các dự
án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công.
Với cơ chế này, cơ quan soạn thảo cho rằng sẽ là động
lực để nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, giúp các dự án
trọng điểm sớm được khai thác, trở thành động lực phục hồi
kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. “Cơ chế này được đặt trong
bối cảnh nhiều dự án đang chậm là rất cần thiết…” - Bộ
KH&ĐT khẳng định.
Theo đó, Bộ KH&ĐT đề xuất Chính phủ danh mục 19 dự
án thuộc phạm vi áp dụng. Trong đó có các dự án như: Dự
án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai
đoạn 1 (2017-2020) và giai đoạn 2 (2021-2025); dự án đầu
tư xây dựng đường vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội; dự án
xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM; xây dựng đường bộ
cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; xây dựng
đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; xây
dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
giai đoạn 1; xây dựng đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
giai đoạn 1; dự án thành phần 1A Tân Vạn - Nhơn Trạch
thuộc đường vành đai 3 TP.HCM…
Và các dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến Nhổn - ga
Hà Nội, Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo); dự án đường
sắt đô thị TP.HCM (metro Bến Thành - Suối Tiên, metro
Bến Thành - Tham Lương).
Theo lý giải của Bộ KH&ĐT, cơ chế thưởng hợp đồng
được các nước như Mỹ áp dụng từ năm 1984. Tại Việt Nam,
từ năm 2009 tỉnh Bình Dương đã ban hành quy chế thưởng,
phạt tiến độ thực hiện hợp đồng, với mức thưởng không quá
12% giá trị làm lợi. Hay như tại dự án đường trên cao Mai
Dịch - Bắc Hồ Linh Đàm thuộc đường vành đai 3 Hà Nội,
Ban quản lý dự án Thăng Long, Bộ GTVT đã thưởng cho nhà
thầu thi công 180 tỉ đồng khi rút ngắn thời gian thi công các
gói thầu 15-30 tháng, tiết kiệm chi phí khoảng 1.499 tỉ đồng.
Về phương án tính thưởng, Bộ KH&ĐT dự kiến như sau:
Số tiền thưởng bằng số tiền dư sau đấu thầu không tính dự
phòng X tỉ lệ thời gian được rút ngắn X hệ số khuyến khích
- đang đề xuất là 2.
Bộ KH&ĐT cho rằng tiền thưởng phải đủ tính hấp dẫn
với nhà thầu. Theo thống kê của Bộ GTVT, với gói thầu của
nhóm A trở lên, tỉ lệ thời gian rút ngắn tối đa là 50%, nên
ban soạn thảo đề nghị hệ số khuyến khích là 2.
VIẾT LONG - CHÂN LUẬN
Tổng kinh phí đầu tư
làm đường khoảng
100 triệu USD
Đường Nguyễn Văn Linh, tên
gọi trước đây là Bắc Nhà Bè - Nam
Bình Chánh, là một tuyến đường
trục kết nối quận 7 và huyện Bình
Chánh ở phía namTP.HCM. Đại lộ
đượcquyhoạch lộgiới 120m, gồm
10 làn xe, 10 cây cầu với tổng kinh
phí đầu tư khoảng 100 triệu USD.
Đâyđược xem làmột trongnhững
đại lộ lớn nhất TP.HCM.
KIÊNCƯỜNG
S
ở GTVT TP.HCM vừa có văn
bản cho biết đường Nguyễn
Văn Linh (tuyến đường trục kết
nối quận 7 và huyện Bình Chánh ở
phía nam TP.HCM) vẫn chưa được
đầu tư hoàn thành theo đúng quyết
định (QĐ) 4318/1994 (dựa trên
giấy phép năm 1993) về phê duyệt
tuyến đường Bắc Nhà Bè - Nam
Bình Chánh.
Nhiều nút giao chưa
hoàn thành
Cụ thể, ngày 20-12-1994, UBND
TP.HCM có QĐ 4318 về việc duyệt
tuyến đường Bắc Nhà Bè - Nam
Bình Chánh (nay là đường Nguyễn
Văn Linh) căn cứ Giấy phép đầu
tư 602/1993 và hồ sơ phóng tuyến
đường doCông tyLiên doanh PhúMỹ
Hưng và Công ty Đầu tư phát triển
hạ tầng giao thông vận tải thiết lập.
Theo QĐ này, điểm đầu tuyến
đường là ranh giới với Khu chế xuất
Tân Thuận và giao nhau với liên tỉnh
lộ 15, điểm cuối tuyến giao với quốc
lộ (QL) 1A. Tuyến đường sẽ được đầu
tư làm các nút giao theo dạng thức
khác mức phù hợp của tuyến đường
Nguyễn Văn Linh. Các nút giao gồm:
QL1, hương lộ 5 (nay là đường Trịnh
Quang Nghị), liên tỉnh lộ 50 (nay là
QL50), đường Nguyễn Tri Phương
nối dài (nay là đường Chánh Hưng),
Gần 30năm
chưa làmxongđường
NguyễnVăn Linh
Theo giấy phép năm1993, Công ty Liên doanh PhúMỹ Hưng có
trách nhiệmxây dựng hoàn thành tuyến đường này trong
bảy năm rồi quản lý, khai thác, thu phí trong 30 năm, sau đó
chuyển giao về cho TP.HCMquản lý (tháng 4-2028).
hương lộ 34 (nay là đường Lê Văn
Lương), liên tỉnh lộ 15 (nay là đường
Huỳnh Tấn Phát). Đây đều là các nút
giao nhau khác cốt.
Riêng hạng mục nút giao thì năm
2011, QĐ 1755 của UBND TP có
sự điều chỉnh thay thế nút giao Lê
Văn Lương bằng nút giao Nguyễn
Hữu Thọ, bổ sung nút giao chân cầu
Tân Thuận 2.
Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay
toàn tuyến đường Nguyễn Văn Linh
mới có nút giao khác mức với QL1
đã hoàn thành đưa vào sử dụng, nút
giao khác mức Nguyễn Văn Linh -
Nguyễn Hữu Thọ đang trong quá
trình xây dựng hầm chui. Còn lại
các nút giao khác đều là nút giao
đồng mức, chưa được đầu tư khác
mức đúng theo QĐ 4318 yêu cầu.
Có hạng mục chưa hoàn
thành, cao độ đường chưa đạt
Theo báo cáo của Ban quản lý khu
Nam(đơnvị đượcUBNDTPgiao trách
nhiệm quản lý đầu tư tuyến đường
Nguyễn Văn Linh) thì tuyến đường
này đã được Công ty Liên doanh Phú
Mỹ Hưng thực hiện đầu tư xây dựng
một số hạng mục, còn một số hạng
mục chưa hoàn thành, có nơi cao độ
mặt đường chưa đạt yêu cầu.
Cụ thể, đoạn qua khuAđã xây dựng
đủ 14 làn xe theo thiết kế. Đoạn qua
các khu B, C, D, E mới xây dựng
hoàn thành 10/14 làn xe. Theo cam
kết của Công ty Liên doanh Phú Mỹ
Hưng, việc đầu tư xây dựng các làn
đường này sẽ được thực hiện ngay
sau khi TP hoàn thành công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng các
khu B, C, D, E.
Đối với đoạn không đi qua các khu
A, B, C, D, E (từ giao lộ Nguyễn Thị
Thập đến Huỳnh Tấn Phát) đã thực
hiện đầu tư hoàn thành theo thiết
kế được Bộ Xây dựng thẩm định
(10 làn xe) và đưa vào khai thác từ
ngày 30-5-2022.
Ngoài ra, theo bản vẽ kèm theo
QĐ 1310/1999 của Bộ Xây dựng,
cao độ thiết kế mặt đường từ 2 m
trở lên, trừ vị trí từ Km1+015 đến
Km1+016 cao độ từ l,78 đến l,99 m.
Tuy nhiên, bản vẽ do Công ty Liên
doanh Phú Mỹ Hưng cung cấp hồi
tháng 5-2020, cao độ mặt đường
Nguyễn Văn Linh rất nhiều vị trí
thấp hơn 2 m, có điểm chỉ cao l,3 m.
Theo Sở GTVTTP, Giấy phép đầu
tư 602 nêu thời gian xây dựng tuyến
đường này trong bảy năm và quản
lý, khai thác, thu phí trong thời gian
30 năm kể từ khi đưa vào khai thác.
Sau đó, Công ty Liên doanh Phú Mỹ
Hưng sẽ chuyển giao tuyến đường
này về cho TP.HCMquản lý. “Tuyến
đường này được đưa vào khai thác,
thu phí bắt đầu từ ngày 5-4-1998.
Như vậy, đến tháng 4-2028 thì tuyến
đường Nguyễn Văn Linh sẽ được
chuyển giao về cho TP khai thác,
quản lý và thu phí” - văn bản nêu rõ.
Vì vậy, nhằm thực hiện đúng quy
định của pháp luật, đảm bảo chặt chẽ,
đồng bộ và đảm bảo quyền lợi, trách
nhiệm của các bên có liên quan, Sở
GTVT TP đề nghị Sở KH&ĐT TP
chủ trì, phối hợp với Ban quản lý khu
Nam, Công ty Liên doanh Phú Mỹ
Hưng và các đơn vị có liên quan rà
soát, đánh giá kỹ các nội dung liên
quan đến giấy phép đầu tư, quyết định
phê duyệt dự án tuyến đường này.
Đồng thời, Sở GTVT TP đề nghị
rà soát các văn bản pháp lý có liên
quan để xác định trách nhiệm của
nhà đầu tư đối với việc đầu tư xây
dựng hoàn thành tuyến đường theo
hồ sơ dự án đã được duyệt.•
Giao lộHuỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh đang là nút giao đồngmức, theoQuyết định 1994, giao lộ này phải được đầu tư
thành nút giao khácmức. Ảnh: ĐÀOTRANG
Sở GTVT TP đề nghị rà
soát các văn bản pháp lý
có liên quan để xác định
trách nhiệm của nhà đầu
tư đối với việc đầu tư xây
dựng hoàn thành tuyến
đường theo hồ sơ dự án
đã được duyệt.
DựánxâydựngđườngbộcaotốcKhánhHòa-BuônMaThuộtgiaiđoạn
1nằmtrongdanhmục19dựánđượcBộKH&ĐTđềxuấttrongphạmvi
ápdụng.Đồhọa:HỒTRANG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook