244-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa25-10-2022
Khi nào thu hồi sổ hồng đã cấp?
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013, Nhà
nước thu hồi sổ hồng đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối
tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được
cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất, hoặc
nguồn gốc sử dụng đất, trừ trường hợp người được cấp sổ hồng đã thực
hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Việc thu hồi đối với trường hợp nêu trên sẽ do cơ quan có thẩmquyền
cấp sổ hồng quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra
cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
giải quyết tranh chấp đất đai.
Như vậy, việc thu hồi sổ hồng đã cấp không đúng thẩmquyền, không
đúng đối tượng sử dụng đất… chỉ được thực hiện khi có kết luận của cơ
quan thanh tra hoặc bản án, quyết định có hiệu lực của tòa.
LS
TRẦN THÁI BÌNH
,
Đoàn LS TP.HCM
xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp
thừa kế tài sản giữa ông ĐVM và
bà PTP. Theo đó, ông M yêu cầu
tòa chia di sản thừa kế đối với
diện tích đất hơn 16.000 m
2
mẹ của ông để lại cho bốn anh chị
em. Diện tích đất nêu trên đã được
UBND TP Thủ Dầu Một cấp sổ
hồng cho bà P (ông M và bà P là
hai anh em).
Bản án của TAND tỉnh Bình
Dương đã tuyên ông M thắng kiện,
chia diện tích đất hơn 16.000 m
2
cho
các đồng thừa kế, đồng thời kiến
nghị UBND TP Thủ Dầu Một thu
hồi sổ hồng đã cấp cho bà P để chia
thừa kế cho các đương sự.
“Bản án của tòa đã kiến nghị rõ
việc thu hồi, tôi mong UBND TP
Thủ Dầu Một sớm thực hiện để
việc thi hành án của tôi được nhanh
chóng” - ông M nói.
Kiến nghị của tòa có
giá trị pháp lý đến đâu?
Liên quan đến vấn đề thu hồi sổ
hồng theo kiến nghị của tòa trong
vụ tranh chấp giữa bà PTO và ông
Phạm Văn Mình đã nêu trên, ông
Đặng Huy Cường, Phó Giám đốc
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký
đất đai TP Thủ Dầu Một, cho biết
hiện chưa thu hồi sổ hồng của ông
Mình, đồng thời cũng chưa cấp sổ
hồng cho bà O.
“Khi bà O nộp hồ sơ yêu cầu
cấp sổ hồng, chúng tôi sẽ xem
xét, chỗ nào chưa rõ sẽ hỏi tòa
hoặc xin ý kiến các bên liên
quan để giải quyết” - ông Cường
thông tin.
Cũng vấn đề trên, luật sư (LS)
Đặng Thị Ngọc Hạnh, Chủ nhiệm
Đoàn LS tỉnh Thừa Thiên-Huế,
cho biết theo quy định của Bộ
luật Tố tụng dân sự, HĐXX chỉ
HỮUĐĂNG
T
hời gian gần đây
Pháp Luật
TP.HCM
tiếp nhận nhiều trường
hợp vụ án liên quan đến tranh
chấp đất đai mà khi tuyên án, tòa
kiến nghị UBND thu hồi giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (sau đây
gọi là sổ hồng) đang có tranh chấp.
Điều này khiến các đương sự
thắc mắc là liệu khi thi hành
bản án, kiến nghị của tòa có bắt
buộc phải thực hiện hay không.
Bởi luôn có một bên đương sự
mong muốn UBND sớm thu hồi
sổ hồng để việc thi hành án diễn
ra nhanh chóng.
Tòa kiến nghị thu hồi
sổ hồng
Tháng 9-2020, TAND TP Thủ
DầuMột (Bình Dương) xét xử vụ án
tranh chấp quyền sử dụng đất giữa
bà PTO và ông Phạm Văn Mình.
Theo đó, bà Oyêu cầu tòa công nhận
cho mình 812,1 m
2
quyền sử dụng
đất đang nằm trên sổ hồng đã cấp
cho ông Mình. Đồng thời, yêu cầu
tòa hủy một phần nội dung trên sổ
hồng mà UBND TP Thủ Dầu Một
cấp cho ông Mình (sau đó rút yêu
cầu tại tòa).
Xử sơ thẩm, HĐXX tuyên bà O
thắng kiện, kèm theo trong bản án
còn có nội dung: Kiến nghị UBND
TP Thủ Dầu Một thu hồi sổ hồng
đã cấp cho ông Mình để điều chỉnh
lại diện tích.
Tháng 3-2021, TAND tỉnh Bình
Dương xét xử phúc thẩm có nội
dung như bản án sơ thẩm.
Tương tự vụ việc trên, tháng
1-2016, TAND tỉnh Bình Dương
Tòakiếnnghị thuhồi sổhồngđãcấpchoôngMình, sauđóôngMình liên tục làm
đơnđềnghị UBNDTPThủDầuMột làmrõcăncứ thuhồi đất. Ảnh: HỮUĐĂNG
Tòa chỉ kiến nghị, UBND có buộc
phải thu hồi sổ hồng?
Kiến nghị của tòa là không bắt buộc nên cơ quan có thẩmquyền dựa trên những tài liệu, hồ sơ đang có
để xemxét việc thu hồi, hủy bỏ sổ hồng đã cấp.
xem xét những vấn đề mà đương
sự yêu cầu. Trong cả hai vụ việc
nêu trên nguyên đơn không yêu
cầu hủy sổ hồng đã cấp nên tòa
không xem xét để tuyên hủy hay
thu hồi là điều hiển nhiên và việc
tòa kiến nghị là có thể có hoặc có
thể không.
Xét về kiến nghị của tòa, do
không mang tính chất bắt buộc
nên trong quá trình thi hành bản
án này cơ quan có thẩm quyền
dựa trên những tài liệu, hồ sơ
đang có để xem xét thu hồi, hủy
bỏ sổ hồng đã cấp. Trường hợp có
thắc mắc thì có thể gửi văn bản
yêu cầu tòa giải thích rõ bản án
để thi hành.
Ngoài ra, LS Hạnh cũng cho biết
đối với những vụ việc tranh chấp
đất đai, tranh chấp thừa kế có liên
quan trực tiếp đến đất đai giống hai
trường hợp nêu trên, tòa nên hướng
dẫn cho đương sự bổ sung yêu cầu
hủy bỏ sổ hồng để vụ án được giải
quyết một cách triệt để.•
Hômnay, xét xửvụxăng lậu“khủng” trị giá2.900 tỉ đồng
Kiến nghị của tòa không
mang tính chất bắt buộc
nên khi thi hành án,
cơ quan liên quan nếu
có thắc mắc có thể gửi
văn bản yêu cầu tòa giải
thích rõ.
Hôm nay (25-10), TAND tỉnh Đồng Nai sẽ đưa ra xét xử
sơ thẩm vụ buôn lậu xăng dầu lớn nhất cả nước từ trước
đến nay với 200 triệu lít xăng trị giá khoảng 2.900 tỉ đồng.
Thời gian xét xử dự kiến từ 45 đến 60 ngày. Ngoài 74 bị
cáo, vụ án còn có 53 cá nhân, tổ chức là người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; 81 luật sư bào chữa và
43 người làm chứng.
Do quá đông người tham gia trong buổi xét xử sơ thẩm,
vì vậy TAND tỉnh Đồng Nai sẽ tổ chức mở phiên tòa xét
xử tại hội trường Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện
tỉnh Đồng Nai.
Trước đó, VKSND tỉnh Đồng Nai đã ban hành cáo
trạng truy tố Đào Ngọc Viễn (giám đốc Công ty TNHH
Đại Dương Hải Phòng), Phan Thanh Hữu (giám đốc Công
ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh), Nguyễn Hữu Tứ (quê
Hải Phòng) và 70 đồng phạm về tội buôn lậu.
Bị can Ngô Văn Thụy (đội trưởng Đội 3 Cục Điều tra
chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) bị truy tố về tội nhận
hối lộ.
Theo cáo trạng, tháng 9-2019, Phan Thanh Hữu và Đào
Ngọc Viễn cùng Phạm Hùng Cường (ngụ Hải Phòng),
Phùng Danh Thoại (hàm đại tá, trưởng Phòng xăng dầu
Cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) và
Trọng “dầu” (chưa rõ nhân thân, lai lịch) cùng góp vốn để
mua xăng lậu từ Singapore đưa về Việt Nam tiêu thụ và ăn
chia với tổng vốn là 53,4 tỉ đồng.
Sau đó, Viễn đã giới thiệu chủ hàng ở Singapore
cho Hữu trực tiếp thỏa thuận mua xăng lậu. Nhóm này
thuê của Viễn tàu Pacific Ocean trọng tải 3.000 tấn và
tàu Western Sea trọng tải 5.000 tấn chở xăng dầu từ
Singapore về Việt Nam giao cho các tàu Nhật Minh của
Hữu, đưa vào sông Hậu thuộc thị xã Bình Minh (Vĩnh
Long) và các tàu Khánh Hòa tiêu thụ.
Sau đó, xăng lậu từ các tàu Nhật Minh sẽ bơm sang kho
chứa xăng dầu của các đầu nậu, đại lý rồi đi tiêu thụ cho
các đầu mối ở Đồng Nai, TP.HCM, Bình Phước, Bà Rịa-
Vũng Tàu, Khánh Hòa... Ngoài ra, Hữu còn sử dụng các
tàu Nhật Minh vận chuyển xăng lậu bán sang Campuchia.
Mỗi chuyến buôn lậu thành công, Hữu được hưởng 40%
lợi nhuận còn Viễn, Cường, Thoại được hưởng 60% lợi
nhuận.
Cũng theo cáo trạng, bị can Ngô Văn Thụy (cán bộ Cục
Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) đã “nhận
quà” nhiều lần với tổng số tiền khoảng 800 triệu đồng để
bỏ qua, không bắt tàu của Tứ.
Theo kết quả điều tra, từ tháng 3-2020 đến tháng
2-2021, Phan Thanh Hữu, Nguyễn Hữu Tứ, Đào Ngọc
Viễn cùng các đồng bọn đã vận chuyển 48 chuyến, tổng
cộng gần 200 triệu lít xăng lậu, trị giá gần 2.900 tỉ đồng.
Trong đó, đã tiêu thụ hơn 196 triệu lít, thu lợi hàng trăm tỉ
đồng, riêng Hữu hưởng hơn 105 tỉ đồng.
Trong vụ án này, công an đang truy nã bị can Phạm
Hùng Cường về tội buôn lậu với vai trò cầm đầu. Do
Phạm Hùng Cường hiện bỏ trốn, chưa truy bắt được nên
công an ra quyết định truy nã.
Ngoài ra, ngày 15-7, liên quan đến đường dây xăng
dầu lậu này, Tòa án quân sự Quân khu 7 đã tuyên án đối
với 14 bị cáo trong vụ buôn lậu, nhận hối lộ, tổ chức cho
người khác trốn đi nước ngoài trái phép.
VŨ HỘI
BịcanPhanThanhHữu,“ôngtrùm”trongđườngdâyxănglậu,
tạicơquanđiềutra.Ảnh:VH
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook