244-2022 - page 4

4
Thời sự -
ThứBa25-10-2022
Khái niệm vùng Đông Nam
bộ được nhắc đến nhiều năm
nay không chỉ mang ý nghĩa
một thực thể văn hóa - địa lý
có đặc tính riêng biệt, mà còn
là một khu vực kinh tế - xã
hội có tính tương hỗ, liên kết
cao. Thực thể này dựa trên
nền tảng tự nhiên với kết cấu địa lý đồng bộ, yếu tố lịch sử và
quá trình xây dựng, thực hiện chính sách.
Mức đóng góp 32% GDP, thu nhập bình quân đầu người
cao nhất, thu hút hơn 40% tổng vốn đầu tư nước ngoài của cả
nước đủ cho thấy vai trò quan trọng của khu vực với TP.HCM
là hạt nhân này. Thế nhưng, như đánh giá của Tổng bí thư,
việc phát triển của vùng Đông Nam bộ chưa tương xứng với
tiềm năng, lợi thế. Có nhiều cách lý giải cho vấn đề này.
Khi nhắc đến khái niệm “vùng” là nhắc đến một khu
vực thống nhất, có sự kết hợp hài hòa, tương hỗ. Các địa
phương trong vùng vừa độc lập vừa gắn kết. Vậy nhưng,
hiện nay ngoài định hướng phát triển và quy hoạch mang
tính tổng thể có dấu ấn liên kết vùng, vẫn xuất hiện những
hiện tượng cho thấy việc phối hợp giữa các địa phương
chưa thật đồng bộ. Chẳng hạn, một con đường khi ở Bình
Dương thì lớn, khi về TP.HCM thì nhỏ đi vì điều kiện thực
tế và nhu cầu kết nối mỗi nơi mỗi khác. Việc phân bổ quy
hoạch khu vực phát triển công nghệ cao và công nghiệp
thâm dụng lao động chưa thể hiện rõ dấu ấn liên kết vùng,
vẫn còn mang nhiều yếu tố địa phương…
Định hướng xây dựng trung tâm tài chính quốc tế
TP.HCM, thậm chí xây dựng nơi đây thành TP tài chính;
xây dựng trung tâm logistics hàng không gắn với Cảng
hàng không quốc tế Long Thành, đầu tư phát triển hệ thống
logistics cảng và cảng trung chuyển quốc tế tại tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu, TP.HCM; nâng cao hiệu quả hoạt động của các
khu kinh tế cửa khẩu quốc tế tại Tây Ninh, Bình Phước…
khẳng định tầm nhìn liên kết vùng. Với chiến lược này, mỗi
địa phương được phát huy thế mạnh, phối hợp cùng nhau để
tạo nên chuỗi giá trị của cả vùng.
Chiến lược này đòi hỏi một cơ chế hiệu quả để thực hiện
sứ mệnh và tầm nhìn của cả vùng.
Chẳng hạn như trong điều kiện này, việc thành lập hội
đồng vùng có đủ thẩm quyền, chức năng để kết nối cả vùng,
vừa đảm bảo quyền hạn của mỗi địa phương vừa thực hiện
các quyết sách mang tính bao trùm được xem là một giải
pháp cần tính toán sớm cho Đông Nam bộ.
Thực tiễn đòi hỏi một tổ chức như hội đồng vùng có quyền
hạn quyết định quy hoạch, điều phối ngân sách, thẩm định
các dự án lớn. Để thực hiện vai trò, nhiệm vụ của khu vực
kinh tế năng động Đông Nam bộ, sự sáng tạo về mặt cơ chế
dựa trên các quy định hiện hành và sự tham khảo mô hình
của thế giới là rất cần thiết.
PHẠM CƯỜNG
Cầncơchế tươngxứngvới sứmệnhcủavùngĐôngNambộ
(Tiếp theo trang 1)
K.LY - L.ÁNH
N
gay sau khi Bộ Chính
trị triển khai Nghị quyết
(NQ) 24-NQ/TW ngày
7-10-2022, một số địa phương
trong vùng Đông Nam bộ đã
có kế hoạch quán triệt, xây
dựng chương trình hành động,
triển khai thực hiện NQ 24.
Các địa phương đều nhìn
nhận NQ 24 là hết sức cấp
thiết và tùy vào vị trí, vị thế,
các tỉnh có một số dự tính để
hiện thực hóamục tiêuNQ24.
Xây dựng chương trình
hành động
Theo ông PhạmViết Thanh,
BíthưTỉnhủy,ChủtịchHĐND
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-
VT), Đảng bộ, chính quyền,
nhân dân, cộng đồng doanh
nghiệp tỉnhBR-VTvui mừng,
thống nhất cao và quyết tâm
thực hiện thành công mục
tiêu NQ 24 đã đề ra.
Trên quan điểm phát triển
đồng bộ, nhanh, tiết kiệm, hiệu
quả, bền vững, tỉnh BR-VT
luôn tiếp cận theo hướng tối
ưu hóa nguồn lực được phân
bổ và các cơ hội phát triển,
liên kết với các địa phương
nội vùng, tập trung nguồn lực
để phát huy các thế mạnh tốt
nhất của tỉnh…
Từ lợi thế tài nguyên, vị
trí địa lý, cảng biển... tỉnh
BR-VT xác định sẽ thành
trung tâm kinh tế biển quốc
gia, trọng tâm là hình thành
“khu thương mại tự do gắn
với cảng biển nước sâu tại khu
vực Cái Mép Hạ”, thành cảng
quốc tế trung chuyển lớn, có
tầm cỡ khu vực châu Á và
quốc tế, phát triển “BR-VT
thành trung tâm du lịch chất
một số lợi thế cho phát triển.
Những năm qua các lợi thế
này chỉ mới bước đầu được
phát huy nên quymô nền kinh
tế còn khiêm tốn so với các
tỉnh trong vùng, thu hút đầu
tư chưa nhiều, hạ tầng giao
thông kết nối vùng của tỉnh
còn nhiều hạn chế…
Chính vì thế, khi thực hiện
NQ 24, Bình Phước sẽ triển
khai ngay việc xây dựng
chương trình hành động, tập
trung đẩy mạnh kết cấu hạ
tầng giao thông trọng điểm,
tạo liên kết vùng, chủ động
tham gia chuẩn bị đầu tư các
dự án TP.HCM - Thủ Dầu
Một - Chơn Thành, Chơn
Thành - Đắk Nông.
Bình Phước sẽ nhanh chóng
khắc phục điểm yếu về hạ
tầng xã hội để tạo điều kiện
thuận lợi cho thu hút đầu tư,
du lịch. Tập trung phát triển
nguồn nhân lực. Phát triển
hạ tầng kinh tế gắn với phát
triển các khu công nghiệp và
hạ tầng giao thông.
Dương phù hợp với các chiến
lược, quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của vùng và
đất nước, bảo đảm thống nhất
với quy hoạch vùng và quốc
gia, tăng tỉ trọng ngành dịch
vụ, tăng năng suất lao động
tổng hợp thông qua phát triển
dựa trên đổi mới sáng tạo...
phát triển đảm bảo an sinh,
an toàn xã hội...
Bình Dương sẽ chuyển
đổi mô hình phát triển công
nghiệp - đô thị - dịch vụ theo
hướng thôngminh - bền vững.
Xây dựng và nâng cấp các khu
công nghiệp hiện hữu thành
các khu công nghiệp thông
minh với khả năng cung cấp
nền tảng công nghệ 4.0 (như
IoT, big data…) để giúp nhà
đầu tư dễ dàng xây dựng,
triển khai mô hình nhà máy
thông minh, sản xuất thông
minh một cách nhanh chóng
và hiệu quả, nhằm gia tăng
năng suất lao động, bảo vệ
môi trường.
Bình Dương đã quy hoạch
các khu vực phát triển đô thị,
khu vực phát triển công nghiệp
dọc các tuyến đường vành đai
3, 4 và cao tốc vùng để tạo
không gian phát triển mới...•
Bà Rịa-Vũng Tàu xác định sẽ thành trung tâmkinh tế biển quốc gia.
Trong ảnh: Một góc của cảng Cái Mép. Ảnh: ĐỖTUẤNHÙNG
lượng cao đẳng cấp quốc tế”.
Thời gian qua, BR-VT chú
trọng hệ thống kết cấu hạ tầng
giao thông đa phương thức,
tiếp tục đầu tư đồng bộ, hiện
đại như cao tốc Biên Hòa -
Vũng Tàu, đường vành đai 4
TP.HCM, cầu PhướcAn, sân
bay Côn Đảo…để giải quyết
điểm nghẽn trong giao thông;
từng bước định vị BR-VT là
trung tâm du lịch chất lượng
cao, đẳng cấp quốc tế, trung
tâm giải trí và nghỉ dưỡng
xứng tầm quốc tế.
Đẩy mạnh xây dựng
hạ tầng giao thông
kết nối vùng
Bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Phước, nhìn
nhận Đông Nam bộ đã hình
thành trung tâm công nghiệp
hàng đầu với nhiều khu công
nghiệp, khu chế xuất lớn nhất
cả nước nhưng kinh tế - xã
hội của vùng còn nhiều tồn
tại, hạn chế.
Đối với Bình Phước, tỉnh có
Bình Dương:
Phát triển trên cơ sở
đổi mới sáng tạo...
Tại Bình Dương, ông Võ
Văn Minh, Chủ tịch UBND
tỉnh, cho hay là địa phương
đang trên đà phát triển mạnh
mẽ, là một trong những địa
phương thuộc tốp đầu cả
nước về thu nhập bình quân
đầu người... Tuy nhiên, năng
suất lao động còn thấp, dân
số cơ học tăng cao... đặt Bình
Dương đứng trước thách thức
sớm phải đương đầu và vượt
qua bẫy thu nhập trung bình.
BìnhDương xây dựng chiến
lược để vượt qua bẫy thu nhập
trung bình, phát triển Bình
Đông Nam bộ đã
hình thành trung
tâm công nghiệp
hàng đầu nhưng
kinh tế - xã hội của
vùng còn nhiều tồn
tại, hạn chế.
TP.HCM phải phát triển ngang tầm
với các nước khu vực châu Á
BộChínhtrị
đặcbiệtnhấn
mạnh: Cần
phải đổi mới
mạnhmẽ,năng
động,sángtạo
hơn nữa, tạo
chuyển biến
cótínhđộtphá
trongviệctiếp
tục xây dựng
và phát triển
vùng Đông
Nam bộ trở
thành trung
tâm kinh tế,
tài chính, thươngmại, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ, đổi mới sáng
tạo, chuyển đổi số hàng đầu của cả nước và khu vực Đông
Nam Á, giữ vai trò đầu tàu trong liên kết phát triển vùng
ĐBSCL, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ và cả nước.
Trong đó,TP.HCM làTP kinh tế tri thức, trung tâmtài chính
quốc tế, là điểmđến của tầng lớp trung lưu, trí thức, nhất là
trí thức trẻ, đến sinh sống và làmviệc; có trình độ phát triển
ngang tầm với các TP lớn ở khu vực châu Á, đóng vai trò là
một cực tăng trưởng của vùng Đông Nam bộ và cả nước.
(Phát biểu của
Tổng bí thư
NGUYỄN PHÚ TRỌNG
tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện
Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII)
Gỡ điểm nghẽn để Đông Nam bộ
phát triển xứng tầm
Lãnh đạo các tỉnh vùng Đông Nambộ cho hay sẽ xây dựng chương trình hành động để từng bước
hiện thực hóa nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng.
TP.HCMsẽ là TP có trình độ phát triển
ngang tầmvới các TP lớn ở khu vực châuÁ,
đóng vai trò làmột cực tăng trưởng
của vùngĐôngNambộ và cả nước.
Trong ảnh: Hoạt động nghiên cứu công nghệ
tại Khu công nghệ cao TP.HCM . Ảnh: TIẾN LỰC
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook