259-2022 - page 12

12
Tiếp tục lùi thời gian đấu giá
ấn “Hoàng đế chi bảo”
Ngày 10-11, trên trang web của hãng Millon (Pháp)
tiếp tục thông báo dời thời gian đấu giá cổ vật chiếc ấn
của vua Minh Mạng đến ngày 18-11. Lý do hãng này
đưa ra là: Do sự quan tâm mạnh mẽ của Nhà nước Việt
Nam đối với món cổ vật số 101 - chiếc kim ấn của vua
Minh Mạng.
Trước đó, hãng đấu giá Millon đã có thông báo đưa
chiếc ấn “Hoàng đế chi bảo” ra khỏi danh mục đấu giá cổ
vật ngày 31-10. Sau đó hãng này đã ra thông báo dời sang
ngày 10-11.
Ngày 7-11, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có văn bản
gửi Thủ tướng đề nghị đồng ý chủ trương cho phép xã hội
hóa để hồi hương chiếc ấn “Hoàng đế chi bảo”. UBND
tỉnh này đề nghị huy động mọi nguồn lực xã hội hóa cho
Quỹ bảo tồn di sản Huế và sử dụng nguồn lực từ quỹ này
để thương lượng với nhà đấu giá Millon (Pháp) nhằm kịp
thời mua lại, hồi hương chiếc ấn nói trên… Tỉnh Thừa
Thiên-Huế đề nghị Thủ tướng giao Bộ VH-TT&DL, Bộ
Ngoại giao phối hợp với tỉnh này và các tổ chức, cá nhân
thương lượng với nhà đấu giá Millon để mua lại chiếc ấn.
NGUYỄN DO
Xử lý nghiêm vụ hủy hoại di tích
quốc gia chùa Quan Thánh
Ngày 10-11, Sở VH-TT&DL tỉnh Thanh Hóa vừa có
kết luận kiểm tra thực tế tại di tích chùa Quan Thánh
(được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia
năm 1992) ghi nhận về việc di tích này bị tô vẽ, biến
dạng nghiêm trọng.
Cụ thể, hệ thống bia ma nhai (12 tấm bia), ba bức đại tự
chữ Hán đều bị phủ sơn công nghiệp màu vàng nhũ đồng
tô lại chữ bằng sơn màu đỏ. Hệ thống các pho tượng khắc
trên vách đá phía ngoài và trong vòm hang gồm ba tượng
quan (phía ngoài hang), năm tượng quan phía trong và hai
tượng linh vật (voi, ngựa) được xác định có từ thế kỷ XVI
- XVII của di tích đã bị tô vẽ, phun, phủ sơn công nghiệp.
Đối với tấm bia ma nhai niên đại Cảnh Hưng 47 (kích
thước khoảng 70 x 8 cm đã bị khoan, chôn, đóng thanh sắt
vuông vào giữa hai hàng chữ Hán, làm nứt, tách vỡ một
phần mặt bia, mất một chữ Hán.
Việc tự ý tô vẽ, phun, phủ sơn khi chưa được sự đồng ý
của cấp có thẩm quyền đã làm sai lệch, hủy hoại, thay đổi
yếu tố gốc của di tích, vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản
văn hóa. Sở VH-TT&DL tỉnh Thanh Hóa cũng đề nghị
chủ tịch UBND TP Thanh Hóa chỉ đạo phòng ban, đơn vị,
địa phương liên quan khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách
nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với
tổ chức, cá nhân liên quan…
ĐẶNG TRUNG
Đời sống xã hội -
ThứSáu 11-11-2022
HỒTHỊNH
N
hà văn Lê Lựu đã rời
cõi tạm vào ngày 9-11
(ông sinh năm1942, thọ
81 tuổi). Những đồng nghiệp
đã chia sẻ về cuộc đời và tác
phẩm của ông.
“Sứ giả hòa bình”
Việt Nam đầu tiên
Nhà thơ Nguyễn Quang
Thiều cho biết: Tiểu thuyết
Thời xa vắng
là một tác phẩm
lớn với thông điệp: Con người
chỉ là người đúng nghĩa khi
họ được sống là chính họ
chứ không phải sống bằng
những cái (hay) những giá
trị của người khác. Với
Thời
xa vắng
, Lê Lựu đã thay đổi
đời sống văn học Việt Nam
trong những năm 80 của
thế kỷ trước. Tư tưởng của
Thời xa vắng đã bẻ một bước
ngoặt của văn học Việt Nam
kể từ 1954.
Theonhà thơNguyễnQuang
Thiều, Lê Lựu là nhà văn
Việt Nam đầu tiên đến Mỹ
sau chiến tranh.
“Ông chính là sứ giả hòa
bìnhViệt Namđầu tiên, người
phá băng đầu tiên trong quan
hệ Việt - Mỹ để cùng các nhà
văn cựu binhViệt NamvàMỹ
kêu gọi chính phủ Mỹ phá bỏ
cấm vận và bình thường hóa
quan hệ với Việt Nam” - nhà
thơ Nguyễn Quang Thiều
cho hay.
Nhà vănPhùngVănKhai kể
lại cuộc đi Mỹ năm 1988 của
nhà văn Lê Lựu. Khi đó, tới
được nước Mỹ đã là chuyện
huyền thoại không thể tin
nổi. Lê Lựu từng phải nằm ở
Bangkok ba tuần để chờ thủ
tục visa. Nhà văn Lê Lựu đã
bằng kế sách xuất bản “báo
miệng” mà thu hút, hấp dẫn
và thu phục được hàng ngàn
thực với suy nghĩ và bản chất
của mình là đặc trưng của Lê
Lựu, ông nghĩ thế nào, cảm
thấy thế nào viết ra như thế.
“Sự thành công của Lê Lựu
trong một chữ đó là Thực:
Sống thực, viết thực, đúng
như thực” - nhà thơ Anh
Ngọc nói.
Nhân vật vận vào đời
Nói về con người nhà văn
Lê Lựu, nhà thơ Anh Ngọc
đánh giá tác giả của
Thời xa
vắng
là một người dễ nhận
biết khi mới gặp. Bản chất
và hình ảnh của ông đúng là
một nhà văn có gốc gác nông
dân rất rõ. Lê Lựu không phải
là người học cao, học rộng,
giàu có về kiến thức về sách
vở nhưng ông là một nhà văn
có thực tài bẩm sinh.
“Tác phẩm của Lê Lựu
rất chân thực, đúng như ông
nghĩ, cảm thấy thế nào ông
ấy viết như thế. Tính cách và
hoàn cảnh của Lê Lựu làm
cho ông ấy có cuộc sống tinh
thần nhiều khổ sở. Từ việc
lấy vợ, bỏ vợ, rồi lại lấy vợ
và bỏ vợ. Con cái, gia đình,
nhà cửa có nhiều cái khổ, nết
khắc khổ hiện lên trên nét mặt,
tính cách của ông” - nhà thơ
Anh Ngọc nhận định.
Nhà văn Đỗ Bích Thúy,
người từng có thời gian làm
việc với ông lại nhớ nhất
những lần họp giao ban cơ
quan, chị mô tả: “Người nói
to nhất là ông Chu Lai. Người
nói những câu buồn cười nhất
mà mặt cứ tỉnh bơ là ông Trần
Đăng Khoa. Người uống
nhiều... thuốc nhất là ông Lê
Lựu. Không hiểu sao cứ đến
giờ giao ban là ông bắt đầu
uống thuốc, một vốc to. Ông
bảo ông phải uống cho... 11
thứ bệnh”.
10 năm trước khi mất, ông
phải trải qua những tháng ngày
“bữa thuốc nhiều hơn bữa
cơm” với hơn 14 thứ bệnh:
Tai biến mạch máu não, tiểu
đường, bệnh tim, bệnh gout,
phổi, tụy, thận…
Nhà văn Phùng Văn Khai
đánh giá Lê Lựu từ bé đã được
độc lập làm người lính, độc
lập làm báo, làm văn, độc lập
mở mang sự nghiệp, lại còn
được bao nhiêu người xúm
vào nghe ông nói. Các thế hệ
đua nhau đọc tác phẩm của
ông, các lãnh đạo lắng nghe
và tạo điều kiện vật chất, tinh
thần cho ông...
“Tóm lại là muốn sao được
vậy thì cơ cực nỗi gì? Lê Lựu
đích thực là một người hạnh
phúc! Trời đất! Còn phải nghi
ngờ gì nữa?” - nhà văn Phùng
Văn Khai bày tỏ.•
Lê Lựu đích thực là
một người hạnh phúc!
Nhà văn Lê
Lựu từng
đếnMỹ nói
chuyện cho
hàng vạn
người nghe.
Những lần
nói chuyện
của ông đã
được ghi
băng đĩa và
bán sạch.
Vào năm 2020, phim
Thời
xa vắng
được phát sóng trong
Tuần phim Việt trên VTV Go.
Trongcuộctròchuyệntrướcgiờ
phimlênsóng,HoahậuNguyễn
Thị Huyền cho biết cô nhận
lời đóng
Thời xa vắng
- phim
chuyển thể từ tiểu thuyết của
nhà văn Lê Lựu khi mới 18 tuổi
(chưađăngquangHoahậuViệt
Nam 2004). Cô vào vai Thảo,
mối tình đầu của Giang Minh
Sài (Ngô Thế Quân).
“Các bạn trẻ xem phim sẽ
nhận được giá trị to lớn không
thể xây dựng ở thời điểm hiện
tại. Các bạn có thể thích hoặc
không thích nội dung nhưng
thực sựđược trởvề thời xavắng
củamiền quê Bắc bộViệt Nam
thời bấy giờ” - HoahậuNguyễn
Thị Huyển nói.
Tiêu điểm
người đến nghe. Mỗi bài nói
của Lê Lựu ở nơi ông đến đều
là những bài báo sắc sảo đã
được chuẩn bị kỹ lưỡng trong
đầu. Ông nói say sưa từ con
số đến con người, từ tinh thần
đến vật chất. Người ta bèn
nghĩ ngay ra việc ghi băng
đĩa để bán cho những người
không kịp tới nghe.
“Hàng vạn băng cassette
được tung ra lập tức hết nhẵn.
Lại tái bản, lại hết sạch. Đến
nỗi Lê Lựu chưa kịp về nước
thì những băng cassette ghi
“Sự thành công của
Lê Lựu trong một
chữ đó là Thực:
Sống thực, viết thực,
đúng như thực.”
các cuộc nói chuyện của
ông đã về nước rồi. Người
trong nước còn khao khát
hơn nhiều. Lại sao chép và
bán cho người nghe vô hồi
kỳ trận” - nhà văn Phùng
Văn Khai hồi tưởng.
Nhà thơAnhNgọc nói thêm
sởdĩ nhà vănLêLựuđượcmời
đi Mỹ vì các nhà văn và bạn
đọc nước này yêu thích ông
ở sự trung thực. Trung thực
là điều quan trọng số một của
con người nói chung và của
nhà văn nói riêng. Tính trung
Linh vật bị tô
vẽ, chữHán
bị khoan...
vi phạm
nghiêm
trọng Luật Di
sản văn hóa.
Ảnh: ĐẶNG
TRUNG
Hoa hậuNguyễn Thị Huyền vai Thảo trong phim
Thời xa vắng
.
Ảnh:TL
Nhà văn Lê Lựu. Ảnh: TL
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook