259-2022 - page 9

9
Sáng 10-11, tại tỉnh Hậu Giang, ông Nguyễn Duy Lâm,
Thứ trưởng Bộ GTVT, có buổi làm việc với lãnh đạo năm
tỉnh, TP về tình hình thực hiện dự án thành phần đoạn Cần
Thơ - Hậu Giang và dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà
Mau, thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn
2021-2025 (cao tốc Cần Thơ - Cà Mau).
Tại buổi làm việc, chủ đầu tư dự án là Ban quản lý dự
án Mỹ Thuận thông tin đã phê duyệt đợt 1 phương án bồi
thường cho khoảng 2.188 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án.
Trong đó, dự thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang đã phê
duyệt phương án bồi thường 36,30/37,65 km tuyến chính và
1,23/9,25 km tuyến nối. Đối với dự án thành phần đoạn Hậu
Giang - Cà Mau, đã phê duyệt phương án bồi thường cho
51/72,22 km tuyến chính. Theo kế hoạch, tháng 11 này chủ
đầu tư sẽ tiếp tục phê duyệt đợt 2 phương án bồi thường.
Về nhu cầu tái định cư (TĐC), theo thống kê của chủ đầu
tư, dự kiến có khoảng 970 hộ TĐC tập trung và sẽ được bố trí
tại tám khu. Trong đó có năm khu xây mới (tỉnh Hậu Giang
bốn khu, tỉnh Kiên Giang một khu) và ba khu đã có (TP Cần
Thơ, Bạc Liêu và Cà Mau, mỗi địa phương một khu).
Tuy nhiên, tình hình triển khai thực hiện dự án còn một số
vướng mắc, cụ thể tiến độ chi trả tiền bồi thường trên địa bàn
TP Cần Thơ hiện rất chậm so với các tỉnh. Ngoài ra, thủ tục
triển khai phê duyệt phương án bồi thường của TP Cần Thơ
Theo đánh giá, tiến độ giải phóngmặt bằng của TP Cần Thơ và tỉnh
CàMau, hai địa phương đầu tuyến và cuối tuyến còn đang chậm.
Ảnh: CHÂUANH
CầnThơ vàCàMaugiải phóngmặt bằng cho cao tốc còn chậm
và tỉnh Cà Mau còn chậm so với kế hoạch UBND cấp tỉnh
ban hành.
Mặt khác, công tác triển khai thẩm định, phê duyệt dự án
xây dựng khu TĐC của các tỉnh đang chậm so với tiến độ
bàn giao mặt bằng theo yêu cầu. Việc di dời hạ tầng kỹ thuật
điện cao thế phức tạp, mất nhiều thời gian, do đó có thể sẽ
không kịp tiến độ phê duyệt phương án trước khi khởi công.
Từ đó, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận kiến nghị TP Cần Thơ
khẩn trương phê duyệt phương án và chi trả bồi thường trong
tháng 11-2022.
Đối với tỉnh Cà Mau, chủ đầu tư dự án đề nghị phấn đấu
bàn giao mặt bằng phần còn lại trước ngày 31-1-2023, do đặc
thù địa chất nơi đây rất yếu, cần nhiều thời gian xử lý. Về xây
dựng các khu TĐC phục vụ cho dự án, chủ đầu tư đề nghị
các địa phương triển khai phê duyệt dự án và sớm xây dựng
bàn giao suất TĐC cho người dân, hạn chế tối đa thời gian
tạm cư.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn
Duy Lâm lưu ý các địa phương đã có cam kết nên cố gắng
hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh
TP Cần Thơ là điểm đầu của dự án, tuyến chính chưa được
1 km, thế nhưng tiến độ bàn giao mặt bằng khá chậm. Việc
này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của địa phương về sau.
Từ đó, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm đề nghị lãnh đạo TP
Cần Thơ và tỉnh Cà Mau thời gian tới phải tập trung hơn nữa,
quyết liệt chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng
cho dự án. Cụ thể, tối thiểu phải bàn giao được 70% mặt
bằng vào ngày 20-11.
Ngoài công tác giải phóng mặt bằng, một vấn đề nữa cũng
góp phần quyết định tiến độ triển khai dự án, đó là nguồn vật
liệu cát để thi công. Đối với vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn
Duy Lâm yêu cầu các địa phương có dự án cao tốc đi qua
phối hợp cùng các tỉnh có mỏ cát lớn để hỗ trợ trong quá
trình triển khai dự án.
CHÂUANH
Cầu Cửa Lấp nối huyện LongĐiền và TP Vũng Tàu thuộc đường ven biểnĐT994. Ảnh: TRÙNGKHÁNH
Bà Rịa-Vũng Tàu đề xuất chuyển
13 kmđường tỉnh thành cao tốc
UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ báo cáo, xin ý kiến BanThường vụ,Thường trực Tỉnh ủy về đề xuất trên
của Sở GTVT.
TRÙNGKHÁNH
S
ở GTVT tỉnh Bà Rịa-
VũngTàu vừa có văn bản
gửi UBND tỉnh đề xuất
phương án đầu tư tuyến kết
nối đường cao tốc Biên Hòa
- Vũng Tàu từ quốc lộ (QL)
56, TP Bà Rịa đến đường ven
biển (ĐT994) TP Vũng Tàu.
Từ đường tỉnh thành
cao tốc để đồng bộ
Theo đề xuất, căn cứ Nghị
quyết 24-NQ/TWngày 7-10-
2022 của Bộ Chính trị về phát
triển kinh tế - xã hội và bảo
đảmquốc phòng, an ninh vùng
Đông Nam bộ đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045, xác
định các mục tiêu cơ bản hoàn
thành hệ thống giao thông kết
nối nội vùng, liên vùng và
khu vực; mối giao thương,
hội nhập khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó là phát triển tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu thành trung
tâm kinh tế biển quốc gia,
bao gồm cả cảng biển du lịch
và các loại hình du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, thể
thao, các dịch vụ vui chơi giải
trí chất lượng cao. Phát triển
TPVũng Tàu thành trung tâm
du lịch chất lượng cao đẳng
cấp quốc tế.
Trên cơ sở đó đặt ra việc
đầu tư tuyến kết nối với đường
cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
từ nút giao QL56, TP Bà Rịa
đến đường ven biển Vũng
Tàu - Bình Châu (ĐT994),
Việc đầu tư đoạn
tuyến này được yêu
cầu tiến hành song
song để bảo đảm
đồng bộ cùng tiến độ
dự án cao tốc
BiênHòa - Vũng Tàu.
Báo cáo với Ban Thường vụ,
Thường trực Tỉnh ủy
Được biết hiện có nhiều phương án đầu tư đoạn tuyến trên
được tư vấn đưa ra. Trong ngày 11-11, Ban cán sự đảng UBND
tỉnh sẽ báo cáo với Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy để có
ý kiến về đề xuất nêu trên, chọn lựa phương án.
Đường ven biển Vũng Tàu - Bình Châu (ĐT994) đang được
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nâng cấp, mở rộng với mục tiêu giảm
thiểu tai nạn, bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường
ven biển, tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông, kết nối các
địa phương ven biển của tỉnh.
Tuyến đường quy mô sáu làn xe, tổng chiều dài gần 77 km,
được chia thành nhiều đoạn tuyến để đầu tư. Điểm đầu tuyến
giao với đường 991B tại thị xã Phú Mỹ, đi qua xã Long Sơn,
QL51, TP Vũng Tàu để đi qua ven biển các huyện Long Điền,
Đất Đỏ và Xuyên Mộc. Điểm cuối tuyến giao với QL55 tại xã
Bình Châu, huyện Xuyên Mộc.
đoạn thuộc TP Vũng Tàu dài
13,1 km phải bảo đảm khả
năng lưu thông tốc độ cao,
hạn chế giao cắt trên tuyến.
Đồng thời kết nối đồng bộ
với tuyến đường cao tốc Biên
Hòa - Vũng Tàu nhằm kết nối
với mạng lưới đường cao tốc,
đường quốc lộ của quốc gia.
Qua rà soát các quy hoạch
về hạ tầng giao thông và nhu
cầu định hướng phát triển
các tuyến giao thông kết nối,
Sở GTVT đưa ra đề xuất cho
phép triển khai đầu tư đoạn
tuyến kết nối nêu trên theo
chức năng là đường cao tốc.
Theo SởGTVT, với tính chất
chuyển đổi từ đường tỉnh thành
đường cao tốc, sở kiến nghị
UBND tỉnh đề xuất Thủ tướng
Chính phủ xem xét phê duyệt
cho phép bổ sung quy hoạch
đoạn tuyến trên vào đường
cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Đồng thời kiến nghị Thủ
tướng giao tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu làmcơquan có thẩmquyền
thực hiệndựán trênbằngnguồn
vốn củaNhà nước (nguồn ngân
sách trung ương, nguồn ngân
sách tỉnh, khai thác quỹ đất để
tạo vốn phát triển tài sản kết
cấu hạ tầng giao thông đường
bộ) và nguồn vốn ngoài ngân
sách thông qua cho thuê quyền
khai thác, chuyển nhượng có
thời hạn quyền khai thác tài
sản kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ.
Bảo đảm đồng bộ
cùng tiến độ dự án
cao tốc Biên Hòa -
Vũng Tàu
Vềphươngánđầutưvànguồn
vốn, qua nghiên cứu bước đầu,
Sở GTVT đề xuất và kiến nghị
tỉnh xem xét lựa chọn phương
án đầu tư tuyến kết nối này
bằng nguồn vốn đầu tư công
và thu hồi vốn bằng cách cho
thuê quyền khai thác, chuyển
nhượng có thời hạn quyền khai
thác đoạn tuyến trên cùng quỹ
đất để tạo vốn phát triển…
Chiều 10-11, trao đổi với PV,
ông Trần Thượng Chí, Giám
đốc Sở GTVT tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu, thông tin thêm về
đề xuất nêu trên của sở.
Theo ông Trần Thượng Chí,
đoạn tuyến này trước đây dự
kiến đầu tư thuộc dự án cao
tốc BiênHòa - VũngTàu (gồm
đoạn từQL56về đếnVũngVằn
và từ Vũng Vằn về đến vòng
xoay QL51 B,C, TPVũng Tàu
- đường ven biểnĐT994 - PV).
Sau đó vì một số lý do khách
quan nên tỉnh kiến nghị chuyển
đoạn tuyến này sang phương án
đường nội tỉnh, do ngân sách
tỉnh đầu tư. Việc đầu tư đoạn
tuyến này được yêu cầu tiến
hành song song để bảo đảm
đồng bộ cùng tiến độ dự án
cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết
24 của Bộ Chính trị mới
đây về việc phát triển kinh
tế - xã hội và bảo đảm quốc
phòng, an ninh vùng Đông
Nam bộ đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045 nhận
thấy cần thiết đầu tư đoạn
tuyến này với tính chất là
đường cao tốc, kết nối đồng
bộ với tuyến đường cao tốc
Biên Hòa - Vũng Tàu. “Do
đó Sở GTVT đã nghiên cứu
đề xuất như trên” - ông Trần
Thượng Chí nói.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook