259-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu 11-11-2022
Xét xử 2 cán bộ thuế: Tòa trả
hồ sơ, làm rõ việc miễn thuế
Sau hai ngày xét hỏi, sáng 10-11, TAND tỉnh An
Giang đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ
hai cán bộ thuế bị cáo buộc tiếp tay cho doanh nghiệp
(DN) mua bán hóa đơn, gây thất thu ngân sách hơn
11,5 tỉ đồng.
Tòa trả hồ sơ, yêu cầu làm rõ các vấn đề gồm: Xác
định lại mức tính thuế thu nhập (TN) DN là 10% hay
20%; việc miễn thuế TNDN và xem xét trường hợp
các DN có dấu hiệu của tội trốn thuế nhưng hết thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và những vấn đề
liên quan.
Các bị cáo gồm Phạm Thế Hải (cựu nhân viên
thuế Chi cục Thuế huyện Tân Châu, nay là thị xã Tân
Châu), Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Văn Hiệp, Phạm
Văn Định và Trần Cao Sang (nhân viên đội kiểm tra
thuế thị xã Tân Châu) bị truy tố về tội mua bán trái
phép hóa đơn.
Bị cáo nhóm DN gồm: Chu Quốc Vui, Nguyễn
Thanh Sang, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Văn Lan,
Phạm Ngọc Châu, Nguyễn Hoàng Vũ bị truy tố về tội
trốn thuế.
Còn Trần Thanh Việt (cựu đội trưởng Đội Kiểm
tra thuế 2 Chi cục Thuế khu vực Tân Châu - An Phú)
và Dương Hoàng Chiến (cựu đội trưởng Đội Kiểm
tra thuế Chi cục Thuế khu vực huyện Tịnh Biên - Tri
Tôn) bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ.
Cáo trạng cáo buộc từ năm 2015 Phạm Thế Hải
cùng Định, Hoàng Sơn thỏa thuận với Chiến, Cao
Sang và Việt thành lập sáu DN để mua bán trái
phép hóa đơn GTGT cho các công ty của Vui, Bình,
Nguyễn Lan, Hoàng Vũ, Châu, Thanh Sang và nhiều
DN khác trong và ngoài tỉnh An Giang.
Từ tháng 3-2015 đến tháng 8-2016, tổng cộng
Hải bán 401 hóa đơn GTGT, Định bán 268 hóa đơn
GTGT cho các DN với giá bán hóa đơn 4%-10% trên
giá trị hàng hóa chưa thuế ghi trên hóa đơn. Sau khi
trừ tiền mua hóa đơn đầu vào và chi % cho Chiến,
Việt, Cao Sang, Hải hưởng lợi gần 700 triệu đồng.
Tại phiên tòa, tất cả bị cáo đều có yêu cầu xem xét
lại việc cáo buộc trách nhiệm các bị cáo đối với phần
thuế TNDN hơn 7,6 tỉ đồng. Bởi theo các bị cáo, DN
các bị cáo thuộc trường hợp được miễn thuế TNDN...
HẢI DƯƠNG
Bị can
Nguyễn
Phương
Hằng tại
cơ quan
điều tra.
Ảnh: CACC
Nộp gấp đôi số tiền thu lợi bất chính để được khoan hồng
Theo cáo trạng, bị cáo Phạm Thị Cúc (ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) đã thành lập
bốn công ty cho con đứng tên nhưng toàn bộ do Cúc điều hành. Biết nguồn xăng
của vợ chồng Bình là xăng nhập lậu nhưng do giá rẻ hơn giá thị trường, mức chênh
lệch chiết khấu cao 1.300-2.600 đồng/lít theo giá chiết khấu của Nhà nước nên Cúc
đã đồng ý mua nguồn xăng trên của vợ chồng Bình để bán lẻ ra thị trường.
Tính từ tháng 7-2020 đến đầu tháng 2-2021, Cúc đã mua và tiêu thụ xăng lậu của
Bình tổng cộng 5 triệu lít, thu lợi bất chính khoảng 6,7 tỉ đồng.
Trước tòa, Cúc đã bày tỏ sự hối hận về hành vi phạm tội của mình. Bị cáo thú nhận
do ham lợi nhuận từ xăng lậu được chiết khấu giá cao nên đã bất chấp pháp luật
dẫn đến việc bị bắt giữ và truy tố. Khi bị bắt và biết mình phạm tội, Cúc đã nộp 12 tỉ
đồng, gần gấp đôi số tiền thu lợi bất chính trong cáo trạng bị truy tố để khắc phục
hậu quả do mình gây ra với mong muốn được hưởng sự khoan hồng.
Bị cáoNguyễn Thị NhưMỹ tại phiên tòa ngày 10-11. Ảnh: VŨHỘI
Bị cáo khai do dạy học lương thấp nênmở cửa hàng bán xăng dầu,
vì hám lợi mà nhập xăng lậu về bán để hưởng chênh lệch chiết khấu.
VŨHỘI
N
gày 10-11, TAND tỉnh Đồng Nai
tiếp tục xét xử sơ thẩm đối với các
bị cáo trong đường dây buôn lậu
hơn 200 triệu lít xăng từ Singapore về
Việt Nam do Phan Thanh Hữu (65 tuổi,
giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê
Hoàng Anh) cầm đầu.
Giáo viên lương thấp nên…
mở cửa hàng bán xăng lậu
Trong 74 bị cáo bị đưa ra xét xử, có bị
cáo Nguyễn Thị Như Mỹ là giáo viên tại
một trường THCS ở phường Trảng Dài,
TPBiên Hòa, Đồng Nai. Ngoài dạy học,
Mỹ thành lập công ty kinh doanh xăng
dầu do chính mình đứng tên.
Tại tòa, bị cáo Mỹ cũng đã bày tỏ rất
hối hận vì sự hám lợi của bản thân nên
đã nhắm mắt mua xăng lậu về bán. Mỹ
cho biết do việc dạy học lương thấp
nên bị cáo mở cửa hàng xăng dầu kinh
doanh. Cũng vì hám lợi nên bị cáo mua
xăng lậu do giá rẻ hơn giá thị trường,
mức chênh lệch chiết khấu được hưởng
1.400-2.200 đồng/lít về cây xăng của
mình để bán lẻ ra thị trường.
Việc mua bán xăng lậu, Mỹ tự tính
toán rồi liên hệ với đầu mối là vợ chồng
Bình để lấy xăng lậu từ kho Nam Phong
tại tỉnh LongAn. Tổng cộng Mỹ đã mua
hơn 1,2 triệu lít xăng nhập lậu của vợ
chồng Bình về tiêu thụ, thu lợi bất chính
hơn 1,8 tỉ đồng.
Còn bị cáo Lê Hùng Phong (ngụ quận
Bình Tân, TP.HCM, nguyên giám đốc
Công ty Xăng dầu Bình Tân) thuận lợi
hơn trong quá trình mua bán xăng lậu
của Tứ. Bị cáo Phong được anh rể là đại
tá Nguyễn ThếAnh (cựu chỉ huy trưởng
Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang, đã
bị Tòa án quân sự Quân khu 7 tuyên phạt
tù chung thân về tội nhận hối lộ và tổ
chức cho người khác trốn đi nước ngoài
trái phép trong cùng vụ án) giới thiệu
với Phan Thanh Hữu. Thế Anh trước
đây công tác tại Ban chỉ đạo 389 quốc
gia có chức năng kiểm tra, bắt giữ buôn
lậu - hàng giả nên khi Thế Anh yêu cầu
“ông trùm” Phan Thanh Hữu bán xăng
lậu cho Phong thì Hữu nói Tứ liên lạc
với Phong.
Từ ngày 21-7-2020 đến 5-2-2021,
Phong đã sử dụng xe bồn đến nhận xăng
lậu tại kho Nam Phong với số lượng
600.000 lít xăng lậu, thu lợi bất chính
hơn 1,2 tỉ đồng.
Bị cáo khóc tại tòa
Tại tòa, HĐXX xét hỏi bị cáo Đỗ Văn
Ba (52 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM,
chuyên kinh doanh xăng dầu). Theo cáo
trạng, mặc dù biết Võ Thanh Bình (giám
đốc Công ty TNHH Phong Phú) chuyên
kinh doanh xăng nhập lậu, không có hóa
đơn, mua của “ông trùm” Nguyễn Hữu
Tứ nhưng do giá rẻ hơn giá thị trường,
“Cũng vì hám lợi nên bị cáo
mua xăng lậu do giá rẻ hơn
giá thị trường, mức chênh
lệch chiết khấu được hưởng
1.400-2.200 đồng/lít” - bị cáo
Nguyễn Thị Như Mỹ khai.
mức chênh lệch chiết khấu cao hơn nên
Ba đã tham gia tiêu thụ cho đường dây
buôn lậu này.
Từ cuối tháng 7-2020 đến tháng
2-2021, Ba đã mua lại của Bình hơn 31
triệu lít xăng lậu. Quá trình phạm tội,
Ba sử dụng bốn xe bồn mang trực tiếp
đến kho xăng Nam Phong để nhận và
vận chuyển xăng lậu, đưa đi phân phối.
Tổng số tiền Đỗ Văn Ba mua xăng lậu
của Bình hơn 400 tỉ đồng. Sau khi đã
trừ các chi phí hợp lý thì số tiền thu lợi
bất chính là hơn 13 tỉ đồng.
Tại tòa, bị cáo Ba khai không chỉ mua
xăng lậu về bán tại hệ thống các cây xăng
của mình với con số lên đến 4,5 triệu lít
mà còn lấy xăng lậu rồi bán lại cho năm
mối hàng khác với số lượng hơn 4 triệu
lít. Ngoài ra, Ba còn môi giới để bán
hơn 22 triệu lít xăng lậu cho các đầu mối
khác để lấy tiền “hoa hồng”.
Bị cáo Ba đã khóc khi nói về hành vi
vi phạm pháp luật của mình. Mặc dù bị
cáo đã nộp số tiền thu lợi bất chính để
khắc phục hậu quả nhưng bị cáo cho
rằng số tiền thực bị cáo thu lợi bất chính
chỉ khoảng 6 tỉ đồng nên mong HĐXX
xem xét.•
Vừa mua xăng lậu
để bán vừa làm “cò”
VỤ BUÔN LẬU 200 TRIỆU LÍT XĂNG
Tiếp tục tạm giam bà
Nguyễn Phương Hằng
Ngày 10-11, một nguồn tin xác nhận VKSND
TP.HCM có lệnh tiếp tục tạm giam bà Nguyễn
Phương Hằng (sinh năm 1971, tổng giám đốc Công
ty CP Đại Nam) sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị
truy tố từ Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM.
Đầu tháng 11, cơ quan điều tra hoàn tất kết luận
điều tra sau khi sáp nhập vụ án từ Bình Dương vào
và chuyển hồ sơ sang VKS cùng cấp đề nghị truy
tố bị can Hằng về tội lợi dụng các quyền tự do dân
chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Đến nay bà Hằng đã nhiều lần bị gia hạn tạm
giam kể từ ngày 24-3. Cụ thể ban đầu bà Hằng bị
khởi tố, bắt tạm giam ba tháng. Đến tháng 6, bà bị
gia hạn tạm giam lần một với thời hạn hai tháng.
Giữa tháng 8, bà tiếp tục bị gia hạn tạm giam lần
hai với thời hạn 20 ngày, rồi đến tháng 9, bà lại bị
gia hạn tạm giam thêm hai tháng.
Trước đó, phía gia đình bà Hằng có đơn gửi đến
các cơ quan tố tụng đề nghị được đặt tiền bảo đảm
(10 tỉ đồng) thay cho biện pháp tạm giam để bị can
Hằng được tại ngoại chữa bệnh.
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook