259-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu 11-11-2022
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: M.VƯƠNG
Ngày 10-11, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch thường
trực UBND tỉnh Đắk Lắk, chủ trì buổi họp báo định kỳ tháng
10-2022 để trả lời một số vấn đề liên quan các cơ quan báo
chí đã phản ánh.
Ông Lê Đại Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP Buôn Ma
Thuột, báo cáo các nội dung liên quan đến việc chính quyền
thua kiện người dân khi thu hồi đất của Công ty TNHH
MTV Cà phê Buôn Ma Thuột (giải thể từ ngày 30-9-2016)
để làm dự án.
Theo ông Thắng, trong quá trình lập, phê duyệt phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có một số quy định pháp luật
còn bất cập, chưa thống nhất. Bên cạnh đó, do chưa có sự
thống nhất nhận thức về quy định pháp luật dẫn đến một số
người dân chưa đồng thuận và làm đơn khiếu nại, khởi kiện
ra tòa.
UBND TP căn cứ các quy định pháp luật phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ đúng, phù hợp với quy định
pháp luật. Tuy nhiên, khi người dân làm đơn khởi kiện thì
TAND các cấp đã căn cứ một số quy định pháp luật như Luật
Đất đai năm 2013, Nghị định 47, Nghị định 01. Đặc biệt là
căn cứ vào tình hình thực tế.
“Từ đó, tòa án đã nhận định và cho rằng khi công ty giải
thể, thu hồi đất bàn giao về địa phương nhưng cơ quan có
thẩm quyền không tiến hành thanh lý hợp đồng, kiểm kê và
ký lại hợp đồng liên kết. Điều này dẫn đến người dân vẫn
tiếp tục thực hiện (trên phần đất của công ty) thì đương nhiên
người dân được hưởng các chính sách hỗ trợ liên quan. Đây
là những bất cập trong quá trình triển khai lập phương án bồi
thường như báo đã phản ánh” - ông Thắng cho hay.
Tại buổi họp báo,
Pháp Luật TP.HCM
nêu câu hỏi tại sao
UBND TP Buôn Ma Thuột và các cơ quan tham mưu tỉnh
Đắk Lắk không áp dụng những điều, khoản trong luật theo
hướng có lợi để người dân không khiếu nại, khiếu kiện, tụ
tập đông người…
Trả lời, ông Nguyễn Tuấn Hà cho biết ai cũng mong muốn
áp dụng các điều khoản có lợi cho người dân. “Nhưng việc
áp dụng chỉ đến mức như thế thôi. Cần phải chia sẻ và thông
cảm cho nhau” - ông Hà nói.
Theo ông Hà, công chức nhà nước làm những gì pháp luật
cho phép. “Pháp luật nói gì chúng ta phải làm đúng như thế.
Còn làm sai thì xử, không thể duy ý chí được. Ví dụ, mình
thương người dân nhưng luật pháp chỉ cho phép như thế, nên
mới có chính sách hỗ trợ. Chúng tôi là những người trong
cuộc nên đều rà soát rất kỹ lưỡng” - ông Hà thông tin thêm.
Trước đó, sau khi Công ty TNHH MTV Cà phê Buôn Ma
Thuột giải thể, UBND tỉnh Đắk Lắk đã thu hồi hơn 500 ha
đất giao cho địa phương quản lý sử dụng. Trong đó có hơn
420 ha giao cho UBND TP Buôn Ma Thuột lập các phương
án sử dụng đất theo quy định.
Sau đó, cơ quan chức năng thu hồi nhiều diện tích đất để
giao cho doanh nghiệp làm dự án bất động sản. Tuy nhiên,
quá trình xây dựng phương án giải phóng mặt bằng, UBND
TP Buôn Ma Thuột đã cắt đi nhiều quyền lợi của nông dân
liên kết. Do đó, người dân đã khởi kiện chính quyền ra tòa
các cấp và liên tiếp thắng kiện.
Trước thực trạng trên, VKSND tỉnh Đắk Lắk đề nghị
chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, trong đó có TP Buôn
Ma Thuột khắc phục vi phạm pháp luật trong công tác bồi
thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; thực hiện đúng Luật
Đất đai và các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai về chính sách
hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển
đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người dân.
VŨ LONG
Hủy bản án
tuyênmiễn
trách nhiệm
hình sự 4 bị cáo
Theo VKSNDTối cao, việc chuyển tội danh
vàmiễn trách nhiệmhình sự cho các bị cáo là
sai lầmnghiêm trọng trong áp dụng pháp luật.
YẾNCHÂU
M
ới đây, VKSND Tối cao
ban hành thông báo rút kinh
nghiệm vụ cố ý làm trái quy
định của Nhà nước về quản lý kinh
tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy
ra tại Tây Ninh.
Chuyển tội danh và miễn
trách nhiệm hình sự
Theo hồ sơ, năm 2003, UBND
huyện Hòa Thành (Tây Ninh) thành
lập Ban quản lý dự án (QLDA) đầu
tư và xây dựng công trình huyện
Hòa Thành. Cao Sơn Nhân được
bổ nhiệm làm trưởng ban, Dương
Thị Thu Hòa làm kế toán trưởng,
Nguyễn Thiên Dân làm phó trưởng
ban và Đỗ Tú Toàn làm cán bộ kỹ
thuật kiêm thủ quỹ.
Lợi dụng nhiệm vụ được giao,
Nhân, Hòa, Dân và Toàn đã làm trái
các quy định của Nhà nước về quản
lý kinh tế, chi tạm ứng không đúng
đối tượng, gây thiệt hại cho ngân
sách nhà nước hơn 10,9 tỉ đồng.
Cạnh đó, các bị cáo còn cố ý làm
trái, chi sai số tiền hơn 3,1 tỉ đồng
tạm giữ, bảo hành công trình do Ban
Theo VKSND Tối cao,
việc khắc phục hậu quả
là tình tiết giảm nhẹ
chứ không phải thiệt hại
chưa xảy ra như bản án
phúc thẩm nhận định đề
từ đó miễn trách nhiệm
hình sự.
Viện cấp cao cần rút kinh nghiệm
Theo VKSND Tối cao, quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét
xử phúc thẩm, đại diện VKSND Cấp cao tại TP.HCM kết luận tòa án cấp sơ
thẩm xét xử các bị cáo phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiệm trọng là không có căn cứ và cho rằng
các bị cáo có dấu hiệu của tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng. Từ đó, đề nghị chuyển từ tội cố ý làm trái quy định của Nhà
nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng sang tội thiếu tinh thần
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và đề nghị miễn hình phạt đối với
tất cả bị cáo là sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật. Vì vậy, cần
phải rút kinh nghiệm.
UBNDTPBuônMaThuột nói về việc liên tiếp thuakiệnngười dân
Ông LêĐại Thắng trả lời các cơ quan báo chí. Ảnh: VŨ LONG
QLDA huyện Hòa Thành quản lý.
Xử sơ thẩm hồi tháng 5-2019,
TAND tỉnh Tây Ninh tuyên phạt
Nhân sáu năm tù, Hòa bốn năm tù,
Dân ba năm tù, Toàn hai năm tù
cùng về tội cố ý làm trái quy định
của Nhà nước về quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3
Điều 165 BLHS 1999.
Các bị cáo kháng cáo kêu oan.
Tháng 9-2020, TAND Cấp cao tại
TP.HCM xử phúc thẩm, chấp nhận
một phần kháng cáo của các bị cáo,
sửa toàn bộ bản án sơ thẩm, chuyển
tội danh thành tội thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng và áp dụng
Điều 25 BLHS 1999, miễn trách
nhiệm hình sự đối với cả bốn bị cáo.
Sau đó, Viện trưởng VKSND Tối
cao kháng nghị giám đốc thẩm đối
với bản án phúc thẩm về phần trách
nhiệm hình sự của các bị cáo. Ngày
4-10-2022,HộiđồngthẩmphánTAND
Tối cao chấp nhận kháng nghị, hủy
bản án phúc thẩm, giữ nguyên hình
phạt của bản án sơ thẩm.
Sai lầm nghiêm trọng trong
áp dụng pháp luật
Theo VKSND Tối cao, các bị cáo
đã chi tạmứngkhôngđúngđối tượng,
sửdụng saimục đích, chi không đúng
nội dung tạmứng, không thu hồi tiền
tạm ứng... thụ hưởng 8 tỉ đồng, gây
thiệt hại cho ngân sách nhà nước tổng
số tiền hơn 10,9 tỉ đồng.
Cạnh đó, các bị cáo đã lập 33 phiếu
rút tiềnmặt tiền tạmgiữ bảo hành của
75 công trình xây dựng trên địa bàn
huyện. Sau đó, cho mượn không có
chứng từ, thủ tục theo quy định... gây
thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn
3,1 tỉ đồng.
Theo VKSND Tối cao, hành vi
trên của các bị cáo là cố ý làm trái
quy định của Nhà nước gây thiệt hại
cho ngân sách số tiền hơn 14 tỉ đồng.
Tuynhiên, bản ánphúc thẩmcho rằng
hành vi của các bị cáo có dấu hiệu tội
thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng.
Tòa phúc thẩm cho rằng việc thu
hồi tiền tạmứng ảnh hưởng đến việc
điều tiết khoản chi ngân sách huyện
cho hoạt động chung, khoản tiền 8 tỉ
đồng tạm ứng để thi công các hạng
mục công trình đã được thu hồi,
không có thiệt hại số tiền trên. Ban
QLDAxác định số tiền tạm giữ bảo
hành công trình đã được thanh toán
cho đơn vị thi công, đơn vị thi công
không có khiếu nại gì với ban quản lý
về số tiền bảo hành công trình chậm
thanh toán.
Các hạngmục công trình vẫn đảm
bảo chất lượng, đã đưa vào sử dụng,
hậu quả thiệt hại không xảy ra, tính
chất nguyhiểmcủahànhvi khôngcòn.
Từ đó, tòa áp dụng Điều 25 BLHS
để miễn trách nhiệmhình sự cho các
bị cáo là sai lầm nghiêm trọng trong
áp dụng pháp luật.
Theo VKSND Tối cao, các bị cáo
cố ý phạm tội vì lợi ích của công ty
gia đình nhưng bản án phúc thẩm lại
cho rằng các bị cáo phạm tội với lỗi
vô ý để chuyển tội danh. Hậu quả
vật chất đã xảy ra và tội phạm đã
hoàn thành, việc khắc phục hậu quả
là tình tiết giảm nhẹ chứ không phải
thiệt hại chưa xảy ra như bản án phúc
thẩm nhận định để từ đó miễn trách
nhiệm hình sự.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook