259-2022 - page 3

3
Sáng 10-11, tại phần thảo luận về dự án Luật Hợp tác
xã (HTX, sửa đổi), Quốc hội đã tranh luận sôi nổi về tên
gọi dự án luật này.
Lần sửa đổi này, Chính phủ đề xuất đổi tên dự án luật
thành Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác. Trong khi đó,
Ủy ban Kinh tế - cơ quan thẩm tra của Quốc hội - lại đề
nghị giữ nguyên tên như luật hiện hành.
Tranh luận về nội dung này, đại biểu (ĐB) Trương
Trọng Nghĩa (Đoàn ĐB TP.HCM) cho biết hiện có bốn
loại hình tổ chức kinh tế hợp tác là tổ hợp tác, HTX,
liên minh HTX và liên đoàn HTX. Vì vậy, ông Nghĩa
cho rằng tên gọi không nên là Luật HTX.
“Những loại hình kinh tế hợp tác giống như chúng
ta nói là vũ khí thì chúng ta có đại bác, súng trường,
súng gắn trên tàu chiến, súng gắn trên máy bay…
Chúng ta không thể làm luật về vũ khí lại đặt tên luật
về súng trường được, vì súng trường chỉ là một trong
các loại vũ khí mà thôi. Cho dù chúng ta rất yêu mến
súng trường, thường sử dụng nên rất nhớ đến nó” - ĐB
TP.HCM ví von.
ĐB Vũ Tiến Lộc (Đoàn ĐB Hà Nội) nói “lý trí và tình
cảm” của ông đều mong muốn giữ nguyên tên gọi Luật
HTX. Theo ĐB Lộc, các loại hình kinh tế hợp tác trên
thực tế chỉ là các hình thức liên kết của HTX. Mặt khác,
loại hình tổ hợp tác cũng là hình thức sơ khai của HTX,
do vậy dùng tên gọi Luật HTX đã đủ bao trùm tất cả
chủ thể trong luật này. “Cạnh đó, HTX là tên gọi đã đi
vào lịch sử, trở thành thương hiệu của nền kinh tế Việt
Nam” - ĐB Lộc nói.
Giơ biển tranh luận lần hai, ĐB Trương Trọng Nghĩa
dẫn chứng ngày xưa chúng ta có Luật Công ty, sau đó
có Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Doanh nghiệp
nhà nước. Sau này chúng ta đặt tên luật là Luật Doanh
nghiệp gồm tất cả loại hình đó. “Công ty vẫn là loại
hình chủ yếu trong doanh nghiệp hiện nay nhưng không
phải vì nó là loại hình chủ yếu, vì tên gọi này ra đời đầu
tiên mà chúng ta vẫn gọi là Luật Công ty, chúng ta phải
gọi là Luật Doanh nghiệp” - ông Nghĩa nhấn mạnh.
Cũng theo ĐB TP.HCM, luật phải mở hành lang pháp
lý chứ không chỉ điều chỉnh những gì hiện có. Chính
việc mở một hành lang pháp lý cho tương lai, luật mới
tồn tại lâu dài, ít phải sửa đổi.
“Chúng ta cứ rượt theo sự phát triển, thậm chí chậm
chân hơn sự phát triển, do đó chúng ta phải sửa luật rất
nhiều lần” - ông Nghĩa nói thêm.
ĐỨC MINH - CHÂN LUẬN
Chiều 10-11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD, sửa đổi).
Nêu ý kiến, đại biểu (ĐB) Đặng Thị Bảo Trinh
(Quảng Nam) cho rằng hiện nay trên không gian mạng,
quảng cáo trên các nền tảng trình duyệt, ứng dụng giải
trí dễ dàng tiếp cận NTD mà chưa được sự kiểm soát
chặt chẽ.
“Thật nguy hại khi các sản phẩm chức năng, các loại
thuốc ngày ngày vẫn được phù phép, quảng cáo có tác
dụng như thần dược trên Facebook, YouTube, TikTok,
thậm chí là các trang báo điện tử chính thống” - bà
Trinh nói.
Nữ ĐB cũng nhận xét tình trạng một số nghệ sĩ Việt
Nam quảng cáo thuốc, mỹ phẩm sai sự thật đã được báo
chí lên án nhưng chế tài với các vấn đề này vẫn chưa
được xây dựng đầy đủ. Bà Trinh đề nghị trong dự thảo
luật cần quy định hành vi chuyển tải các quảng cáo sai
sự thật là một trong những hành vi cấm, các tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh quảng cáo, cho phép quảng
cáo đối với các sản phẩm này đều phải chịu trách nhiệm
về hành vi của mình.
Trong khi đó, ĐB Trần Thị Vân (Bắc Ninh) quan tâm
đến nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường khi có
thiệt hại thực tế xảy ra.
Nêu việc nước tương chứa chất 3-MCPD vượt tiêu
chuẩn cho phép có khả năng gây nhiễm độc gan, sữa có
chứa melatonin sử dụng trong thời gian dài có thể làm
hỏng thận hay gây ung thư ruột..., bà Vân cho rằng hậu
quả không phát sinh ngay tại thời điểm NTD sử dụng
sản phẩm.
“Liệu NTD có phải chờ đến khi có thiệt hại thực tế
xảy ra mới có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại?” -
ĐB Bắc Ninh băn khoăn và đề xuất dự thảo bổ sung áp
dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi “hàng hóa có
khuyết tật” ngay cả khi thiệt hại chưa xảy ra trên thực
tế, chỉ cần có căn cứ chứng minh thiệt hại đó chắc chắn
sẽ xảy ra.
ĐB Tống Văn Băng (TP Hải Phòng) đánh giá cơ chế
thực hiện việc bồi thường theo quy định hiện hành rất
phức tạp và gần như không có hiệu quả. Tán thành với
bốn cơ chế giải quyết tranh chấp trong dự thảo luật là
thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án, tuy nhiên,
ông Băng đề nghị bổ sung thêm một số cơ chế như
quyền tẩy chay hàng hóa đối với những hàng hóa vi
phạm, hay sự lên án của xã hội do các chủ thể là các tổ
chức xã hội thực hiện.
“Nội dung này sẽ nhanh chóng gây ra những áp lực
đối với doanh nghiệp để bảo vệ NTD được tốt hơn” -
ông Băng nói.
ĐỨC MINH - CHÂN LUẬN
Thời sự -
ThứSáu 11-11-2022
việc thiếu
Tiêu điểm
Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội
năm 2023
Nghị quyết cũng đặt ra 15 chỉ tiêu chủ yếu gồm:
1.Tốc độ tăng tổng sảnphẩmtrongnước (GDP)
khoảng6,5%
.
2. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 đô laMỹ (USD).
3. Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt
25,4%-25,8%.
4.Tốc độ tăng chỉ sốgiá tiêudùng (CPI) bìnhquânkhoảng4,5%.
5. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5%-6%.
6. Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội
đạt 26,2%.
7.Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%, trong đó có bằng, chứng
chỉ đạt khoảng 27,5%.
8. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.
9. Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm 1%-1,5%.
10. Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 12 bác sĩ.
11. Sốgiườngbệnh trên10.000dânđạt khoảng32giườngbệnh.
12. Tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,2% dân số.
13. Tỉ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 78%.
14. Tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo
đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.
15. Tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ
thốngxử lýnước thải tập trungđạt tiêuchuẩnmôi trườngđạt 92%.
vững ổn định kinh tế vĩ mô,
kiểm soát lạm phát. Chỉ tiêu
CPI này phải sát với tình hình
thực tiễn và các dự báo trong
nước, quốc tế; chỉ tiêu tốc độ
tăng năng suất lao động cơ
bản phù hợp với mục tiêu
tăng trưởng GDP và dự báo
về tốc độ tăng lực lượng lao
động năm 2023.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ
(UBTV) QH xin giữ như dự
thảo nghị quyết.
“Tuy nhiên, đề nghị Chính
phủ cần chủ động hơn nữa
trong công tác điều hành để
có thể đạt được kết quả ởmức
cao nhất, linh hoạt, chủ động,
phấn đấu vượt các chỉ tiêu
kinh tế - xã hội, môi trường
được QH quyết định” - ông
Thanh trình bày.
Trước ý kiến đề nghị bỏ
cụm từ “dứt điểm” trong nội
dung “tập trung giải quyết
dứt điểm tình trạng thiếu
nhân lực, thuốc, hóa chất”,
UBTVQH cho rằng: Việc
xảy ra tình trạng thiếu thuốc,
vật tư, trang thiết bị y tế có
nhiều nguyên nhân.
Một trong những nguyên
nhân chính là việc tổ chức
đấu thầu tập trung chậm được
triển khai; chưa tích cực đàm
phán giá thuốc sát với tình
hình thực tế; chậm gia hạn
đăng ký thuốc; công tác kiểm
tra, thúc đẩy việc mua sắm
thuốc, trang thiết bị, vật tư y
tế chưa tích cực, quyết liệt.
Bên cạnh đó, sự phối hợp
giữa các bộ, ngành và địa
phương thiếu chặt chẽ; một số
cán bộ, ngành và địa phương
thiếumạnhmẽ, sợ tráchnhiệm,
không dám làm..., đã làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng khám bệnh, chữa bệnh,
đến công bằng trong khám
bệnh, chữa bệnh.
“Vì vậy, việc giải quyết
“ngay lập tức”, “dứt điểm”
cần được nhấn mạnh và quan
tâm thực hiện” - ôngVũHồng
Thanh nói.•
Đại biểu Vũ Tiến Lộc
(trái)
và đại biểu Trương TrọngNghĩa tại phiên thảo luận dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Ảnh: QH
Có nên giữ tên Luật Hợp tác xã?
Luật, tên luật phải mở hành lang pháp lý chứ không chỉ điều chỉnh những gì hiện có.
Chính việc mởmột hành lang pháp lý cho tương lai, luật mới tồn tại lâu dài, ít phải sửa đổi.
Cầnđưaquyền“tẩy chay”hànghóa
kémchất lượngvào luật
Bên cạnh quyền tẩy chay hàng hóa vi phạm, người tiêu dùng cũng cần được quyền lên án các chủ thể,
chủ hàng, tổ chức xã hội làm ra các loại hàng hóa dỏm.
Những tiếng nói trách nhiệm ấy đã thúc đẩy dân chủ
lên tiếng: Quy trình lấy ý kiến bằng phiếu về vấn đề cụ
thể được khởi động. Kết quả phản hồi được tổng hợp để
đi đến giải pháp như dự thảo cuối cùng đã được bấm nút
thông qua.
Lắng nghe, tiếp thu, giải trình, điều chỉnh hay “giữ
nguyên như dự thảo” hẳn là dễ phát huy hiệu quả trong
các không gian, môi trường đề cao dân chủ, tập thể của
quy trình lập pháp.
Nhưng nếu lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo
hiệu quả của thể chế thì thái độ lắng nghe ấy là cần có ở
bất cứ thời gian, không gian nào, miễn là khi quyền lực
nhà nước, quyền lực chính trị vận hành.
ĐẠI NGHĨA
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook