288-2022 - page 16

16
Quốc tế -
ThứNăm15-12-2022
Cánh tay nối dài của UNCLOS
tại Biển Đông
Các phán quyết của tòa án quốc tế cùng các thỏa thuận dạng nghị định thư có thể giúp
UNCLOS trở nên rõ ràng hơn, gia tăng giá trị thực thi của công ước này.
ĐỖTHIỆN
thực hiện
S
a u k h i
Ph á p L u ậ t
TP.HCM
đăng tải ba
bài viết
“UNCLOS 40
năm”
, PGS-TS Vũ Thanh
Ca (nguyên Vụ trưởng Vụ
Hợp tác quốc tế và Khoa học
công nghệ, Tổng cục Biển
và Hải đảo Việt Nam, giảng
viên cao cấp ĐH Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội) chia
sẻ: “Những đóng góp của
Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật Biển - UNCLOS 1982
sau 40 năm đã rất rõ. Công
ước cũng còn tồn tại vài hạn
chế nhất định, quan trọng là
chúng ta phải có giải pháp
để khắc phục những hạn chế
ấy trong thời gian tới, nhất là
trong bối cảnh BiểnĐông vẫn
đang nóng lên thời gian qua”.
Hạn chế là không
tránh khỏi
.
Phóng viên
:
Ở ba bài viết
trước,
Pháp Luật TP.HCM
đã
dẫn ý kiến của nhiều chuyên
gia quốc tế về vai trò của
UNCLOS đối với việc quản lý
biển và xung đột trên biển. Tuy
nhiên, họ cũng chỉ ra những
hạn chế của UNCLOS khi áp
dụng vào thực tế. Ông nhìn
nhận vấn đề này như thế nào?
+
PGS-TS
Vũ Thanh Ca
:
Hạn chế là không thể tránh
khỏi với bất kỳ quy định
pháp lý nào. Cần chú ý rằng
UNCLOS 1982 được xây
dựng và thông qua sau một
quá trình đàm phán lâu dài
và cam go với sự tham gia
của hầu hết các quốc gia có
biển trên thế giới và nhiều
chuyên gia hàng đầu thế giới
về công pháp quốc tế và luật
biển. Do vậy, UNCLOS có
tầm bao quát rất lớn và việc
triển khai thực hiện nó trong
40 năm qua đã chứng tỏ hiệu
quả, tính khoa học và thực
tiễn của UNCLOS.
Tuy nhiên, trong quá trình
đàm phán đã có sự tranh cãi
và nhượng bộ, dẫn tới đồng
thuận giữa các cường quốc
biển, vốn muốn có nhiều tự
do hơn để khai thác các tiềm
năng của mình và các quốc
gia đang phát triển có biển
nhưng hạn chế về khả năng
khai thác. Vì vậy, do phải
nhượng bộ, nhiều quy định
trong UNCLOS chưa rõ ràng
và chưa bám sát vào thực tiễn.
. Ông có thể điểm lại những
hạn chế chính của UNCLOS?
+ Ví dụ rõ nhất là khoản 3
Điều 121 của công ước nêu rõ
“đảo đá không phù hợp cho
con người sinh sống và cho
một đời sống kinh tế riêng
thì không có vùng đặc quyền
kinh tế (EEZ) và thềm lục
địa”. Do tính chất không rõ
ràng của cụm từ “không phù
hợp cho con người sinh sống
và cho một đời sống kinh tế
riêng” nên từ trước đến nay
có nhiều quan điểmkhác nhau
về việc giải thích cụm từ này
nhằmxác định quy chế pháp lý
cho một thực thể nổi trên mặt
nước ở mức triều cao. Thậm
chí có quan điểmcho rằng với
sự phát triển của khoa học và
công nghệ hiện đại, tất cả thực
thể nổi trên mặt nước ở mức
triều cao đều có thể thỏa mãn
điều kiện “phù hợp cho con
người sinh sống và cho một
đời sống kinh tế riêng” nếu
được tôn tạo phù hợp, do vậy
có thể được coi là đảo.
Kết luận của Tòa Trọng tài
năm2016 đã chấmdứt những
tranh luận thuộc dạng này sau
khi giải thích rõkhái niệmtranh
cãi nói trên.Từđó, tòa cho rằng
các đảo trên quần đảo Trường
Sa không thể được coi là đảo,
không có EEZ và thềm lục
địa. Vì tính chất các đảo thuộc
quần đảo Hoàng Sa tương tự
như trên quần đảo Trường Sa,
chúng ta có thể hiểu rằng các
đảo này cũng chỉ được hưởng
quy chế pháp lý như các đảo
thuộc quần đảo Trường Sa.
Cầncácphánquyết của
tòa và nghị định thư
.ViệcđàmphánlạiUNCLOS
là điều bất khả thi, vậy đâu
là giải pháp cho các hạn chế
của UNCLOS trong bối cảnh
công ước này rất quan trọng,
điển hình tại Biển Đông?
+ Cần nhấn mạnh rằng các
vấn đề chưa rõ ràng trong
UNCLOS chỉ là các quy định
cụ thể, chi tiết, có thể giải
quyết dần dần bằng các phán
quyết của các tòa án quốc tế
hoặc thông qua quá trình đàm
phán của các nước. Do công
Bản hiến pháp về biển và đại dương
Từ khi ra đời, UNCLOS đã đóng vai trò đặc biệt quan
trọng, cung cấp cơ sở pháp lý để phân định vùng biển,
quản lý biển, bảo vệ, bảo tồn biển, quản lý khai thác,
sử dụng tài nguyên biển hợp lý, hiệu quả và bền vững,
nhằm phát triển kinh tế biển. UNCLOS đã quy định rất
đầy đủ và toàn diện các vấn đề về biển và đại dương,
có thể được coi như “hiến pháp về biển và đại dương”.
Tất cả quốc gia trên thế giới, ngay cả các quốc gia chưa
phê duyệt công ước, đã luôn viện dẫn đến công ước khi
giải quyết các tranh chấp liên quan tới bảo vệ, bảo tồn
môi trườngbiển, khai thác, sửdụng tài nguyênbiển, phân
định ranh giới biển hoặc quy định quy chế pháp lý của
các vùng biển. Như vậy, UNCLOS đã trở thành tập quán
quốc tế và điều này có thể giúp các quốc gia chưa phê
duyệt UNCLOS có thể viện dẫn và sử dụng công ước này
cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách biển của
họ. Điển hình là vụ Mauritius kiện và thắng Anh về việc
thành lập khu bảo tồn biển tại khu vực quần đảo Chagos
ở Ấn Độ Dương; Đông Timor kiện và thắng Úc về phân
định biển; Philippines kiện và thắng Trung Quốc trong
vụ kiện Biển Đông… Các trường hợp trên cho thấy nếu
sử dụng tốt UNCLOS, các quốc gia dù nhỏ và yếu hơn
cũng có thể được luật pháp quốc tế bảo vệ.
Các vấn đề chưa rõ
ràng trongUNCLOS
chỉ là các quy định
cụ thể, chi tiết, có thể
giải quyết dần dần
bằng các phán quyết
của các tòa án quốc tế
hoặc thông qua quá
trình đàmphán của
các nước.
ước đã cung cấp cho các quốc
gia có biển cơ sở pháp lý một
cách toàn diện và hiệu quả để
phân định vùng biển, quản lý
biển, giải quyết các tranh chấp
trên biển, bảo vệ, bảo tồn biển,
quản lý khai thác, sử dụng tài
nguyên biển hợp lý, hiệu quả
và bền vững nhằm phát triển
kinh tế biển, việc đàm phán
lại công ước là không cần
thiết. Việc đàm phán chỉ nên
được thực hiện với các vấn đề
chưa rõ ràng trong công ước
và thỏa thuận chỉ nên đưa ra
dưới dạng một nghị định thư
làm sáng tỏ công ước.
Có rất ít quan điểmcho rằng
cần đàm phán lại UNCLOS,
hoặc vì vài hạn chế rất nhỏ
của công ước này mà đòi “xét
lại lịch sử”, bác bỏ ý nghĩa,
giá trị của công ước và (hoặc)
diễn dịch, giải thích một cách
méomó về nội dung của công
ước. Điều này hoàn toàn sai
trái. Tôi cho rằng cộng đồng
quốc tế, dù đã phê duyệt hay
chưa phê duyệt công ước và
luôn đứng về cách hiểu chung,
hiểu đúng các quy định của
UNCLOS, cần sớm có hành
động như tôi gợi ý phía trên
(ủng hộ phán quyết của Tòa
Trọng tài, đàm phán và tìm
kiếmcác thỏa thuận dạng nghị
định thư) để tạo ra “những
cánh tay nối dài” đắc lực cho
UNCLOS tiếp tục phát huy giá
trị và sứ mệnh của công ước.
. Xin cám ơn ông.•
UNCLOS
40 năm
- Bài cuối
Phiên họp chính thức kỷ niệm40 nămngày ký Công ước LiênHợpQuốc về Luật Biển năm1982
(UNCLOS) tại trụ sở LiênHợpQuốc. Ảnh: TTXVN
Mauritius kiện và thắngAnh về việc thành lập khu bảo tồn biển
tại khu vực quần đảo Chagos ở ẤnĐộDương hồi năm2019.
Ảnh: REGIONAL RAPPORT
UNCLOS quy định các vấn đề về phân
định vùng biển của các quốc gia và vùng
biển quốc tế, quy chế pháp lý của các vùng
biển, quản lý môi trường, tài nguyên trong
các vùng biển quốc gia và vùng biển quốc
tế. Công ước này cũng điều chỉnhmối quan hệ giữa các nước
trong các vấn đề tài nguyên, môi trường xuyên biên giới như vấn
đề các đàn cá di cư, vấn đề ô nhiễmmôi trường xuyên biên giới;
quy định các quy chế và thủ tục giải quyết các tranh chấp giữa các
quốc gia thành viên, hoặc giữamột hoặc nhiều quốc gia thành
viên và các thành viên khác (như các thành viên là tổ chức quốc
tế) liên quan tới giải thích và áp dụng các quy định trong công ước.
Suốt 40nămqua, bản “hiếnpháp về biển vàđại dương” được thế
giới, ngay cảnhiềunước chưaphê duyệt côngước, thừanhận rộng
rãi về vai trò, ý nghĩa, giá trị không thể chối cãi, không thể đảongược.
Côngước cũnggópphần vào việc hóa giải nhiềumâu thuẫn, đứng
về lẽ phải và công bằng với các quốc gia (dù là nước lớn hay nước
nhỏ, nướcmạnh hay nước yếu); giúp các nước tự tin hơn trong việc
quản lý vùng biểnmà họ có quyền chủ quyền và quyền tài phán.
Thế nhưng, phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 vụ kiện
của Philippines cho thấy việc thực thi UNCLOS vẫn còn khó khăn,
thách thức. Nếu như ở môi trường quốc gia, phán quyết của tòa
có thể được các lực lượng thi hành án (hoặc lực lượng cưỡng
chế) đảm bảo thực hiện thì ở môi trường quốc tế - vốn có tính
chất khó cưỡng chế dù có những thể chế đa phương như Liên
Hợp Quốc - việc yêu cầu các cường quốc thực thi các quy định
luật pháp quốc tế như UNCLOS là khó khăn.
Các chuyên gia ví von cần “cảnh sát” thực thi UNCLOS là vì lẽ
đó. Ởđây, “cảnh sát” cần được nhìn từ lăng kính phù hợp với môi
trường quốc tế vốn rất khó áp đặt nghĩa vụ với các nước, nhất là
nước lớn. Cụ thể, kiên trì đàmphán luôn là ưu tiên hàng đầu, là giải
pháp để các bên có thể ngồi lại giải quyết xung đột bằng biện pháp
hòa bình. Thứ hai, dư luận quốc tế là tác nhân rất quan trọng vì có
thể gây áp lực lên hình ảnh, uy tín, trách nhiệm, tính chính danh
của các nước lớn. Một sự đồng thuận của rất nhiều quốc gia về giá
trị phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ khiến các nước lớn là “bị đơn” và
“thua kiện” phải suy nghĩ, hành động thận trọng.
Sự đồng thuận ấy cũng mở đường cho hợp tác quốc tế giữa
các quốc gia có chung thế giới quan, cùng lập trường “thượng
tôn pháp luật” để tạo ra sức mạnh về kinh tế, an ninh. Hệ lụy
của những quốc gia “ngược hướng, khác dòng” chính là sự cô
lập, quay lưng của cộng đồng quốc tế. Đó là áp lực buộc tất cả
các nước, dù lớn hay nhỏ - mạnh hay yếu, đều phải hướng đến
UNCLOS nói riêng và luật pháp quốc tế nói chung, vốn là giá trị
văn minh mà nhân loại tạo ra.
ĐỖ THIỆN
BiểnĐông: Cần“cảnhsát” thực thiUNCLOS
(Tiếp theo trang1)
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook