288-2022 - page 9

9
BộGTVTtriểnkhainhiềugiảiphápđểpháttriểnhàihòa,hợplýcácphương
thứcvậntải,vậntảiđaphươngthứcvàdịchvụlogistics.Ảnh:CHÂUANH
BộGTVTđề rakế hoạchphát triểnvận tải khuvựcĐBSCL
Để thúc đẩy phát triển vận tải các tỉnh, TP vùng
ĐBSCL theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và
bảo đảm quốc phòng, an ninh, Bộ GTVT vừa ban hành
Kế hoạch phát triển vận tải vùng đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2045.
Cạnh đó, Bộ GTVT cũng triển khai nhiều giải pháp để
phát triển hài hòa, hợp lý các phương thức vận tải, vận tải
đa phương thức và dịch vụ logistics. Trong đó, ưu tiên phát
triển vận tải đa phương thức trên các hành lang vận tải
chính, đặc biệt là hành lang Bắc - Nam và các hành lang
kết nối với các cảng biển cửa ngõ quốc tế. Từ đó tăng khối
lượng hàng hóa vận chuyển, giảm chi phí vận tải biển, giảm
chi phí logistics đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Đồng thời đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng cạn theo
quy hoạch được duyệt và các cảng được điều chỉnh, bổ
sung vào quy hoạch, ưu tiên đầu tư các cảng cạn kết nối với
đường thủy nội địa ở khu vực phía Nam. Tăng cường kết
nối dịch vụ vận tải giữa các phương thức thông qua việc
kết nối hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt khuyến
khích, tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp vận tải có
quy mô lớn, có khả năng thực hiện các chuỗi vận tải nội địa
- quốc tế với giá thành hợp lý, chất lượng cao.
Bên cạnh đó là tăng cường kết nối dịch vụ vận tải đường
thủy nội địa với các phương thức vận tải khác bằng các hình
thức xã hội hóa đầu tư hệ thống kho bãi, thiết bị xếp dỡ,
đường giao thông kết nối tại các cảng đầu mối. Chú trọng
đầu tư phương tiện chở container trên đường thủy nội địa;
nâng cao năng lực xếp dỡ container tại các đầu mối tập kết
hàng hóa, đặc biệt là các khu vực trọng điểm sản xuất nông
sản, thủy hải sản.
Kế hoạch này cũng đẩy mạnh áp dụng cơ chế một cửa
quốc gia cho tất cả thủ tục liên quan đến người, phương
tiện và hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh. Triển khai đầy
đủ các cam kết trong các điều ước, thỏa thuận quốc tế song
phương và đa phương về tạo thuận lợi cho vận tải quá cảnh
và vận tải qua biên giới đã ký kết, gia nhập. Mặt khác, sửa
đổi, bổ sung các quy định về việc qua biên giới của phương
tiện phù hợp với các điều ước, thỏa thuận quốc tế song
phương và đa phương để tạo thuận lợi cho vận tải qua biên
giới giữa Việt Nam và các nước láng giềng.
Trong kế hoạch, Bộ GTVT cũng đề ra một số giải pháp
khác như tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và năng
lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nâng cao sức
cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải; phát huy vai trò và
hiệu quả hoạt động của các hiệp hội chuyên ngành. Nghiên
cứu, triển khai các nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực về vận tải...
CHÂU ANH
Tạo điều kiện cho người dân sửa chữa nhà cửa
Tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang mới đây, Bí thư Thành ủy Đà
Nẵng Nguyễn Văn Quảng đã đề nghị UBND TP kiểm tra lại các dự án trên
địa bàn huyện Hòa Vang. Dự án nào không khả thi phải thông báo hủy để
tạo điều kiện cho người dân sửa chữa nhà cửa. Sở TN&MT cũng được yêu
cầu kiểm tra việc đất đá từ hoạt động khai thác đồi núi tại huyện Hòa Vang
trôi xuống vùi lấp ruộng đồng của người dân, yêu cầu chủ mỏ thực hiện
nghiêm túc các cam kết về bảo vệ môi trường.
TẤNVIỆT
Những năm gần đây, thời tiết
bão lụt nguy hiểm nhưng khi
người dân muốn di dời sang nhà
hàng xóm trú ẩn thì cũng không có
nhà nào kiên cố vì toàn là nhà cấp
4 xập xệ” - ông Huỳnh Lự (thôn
Phước Thuận - Phước Hậu, xã Hòa
Nhơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng)
chua xót nói về một trong những
nỗi vất vả mà người dân tại đây
nếm trải 16 năm qua.
Nắng bụi, mưa lầy,
ruộng đồng khô khốc
Giữa trưa ngày đầu tháng 12, bà
Huỳnh Thị Dự (66 tuổi, ngụ thôn
Phước Thuận - Phước Hậu) đội mưa
đạp xe lên sườn đồi ở cuối xóm.
Hành trang trên giỏ xe đạp của bà
Dự là khoảng 20 cây lá tràm giống
cùng một cái cuốc. Khu đất này được
chính quyền cấp cho người dân để
chia nhau mỗi hộ một sào trồng cây
lá tràm. Vừa rồi mưa bão làm gãy
nhiều gốc cây mới trồng nên giờ bà
Dự phải tranh thủ dặm lại.
Theo ước tính của bà Dự, một sào
này năm năm sau sẽ cho thu hoạch
khoảng 12 triệu đồng. Và đây cũng
gần như là nguồn thu nhập chính,
bởi bốn sào ruộng của gia đình bà
Dự bị các mỏ khoáng sản “bức tử”
hơn chục năm nay. “Mỗi năm nhà
tôi được nhận từ các chủ mỏ khoáng
sản 1,5 triệu đồng/sào ruộng, gọi
là bồi thường do mất đất sản xuất.
Nhưng hai năm nay thì không thấy
tiền đâu nữa, họ không đưa tiền
nữa” - bà Dự nói.
Gần đó, vợ chồng ông Phan Thanh
Phương tất bật đào đất, rào lại sào
ruộng trước nhà để trồng rau. Phải
đào sâu xuống cả mét đất, hốt sạch
đất sét, vợ ông Phương mới có thể
gieo được mầm rau.
“Đất không trồng trọt gì được
phải bỏ hoang đó, làm nông như tôi
“Làng đau khổ”
giữa lòng Đà Nẵng
Quy hoạch chồng quy hoạch rồi “treo” dai dẳng, ruộng đồng bị
vùi lấp không thể canh tác là những cám cảnhmà người dân thôn
PhướcThuận - Phước Hậu phải chịu đựng suốt 16 nămqua.
giờ phải chuyển qua bán nước mía,
xót xa lắm!” - ông Phương thở dài.
Xung quanh đó, đất đá từ trên núi
tràn xuống gây tắc nghẽn mương
thủy lợi, nhiều hecta đất sản xuất
của người dân không thể canh tác.
Con đường nhựa dẫn vào thôn
Phước Thuận - Phước Hậu cũng là
con đường hàng chục năm nay được
sử dụng để các chủ mỏ khoáng sản
vận chuyển đất đá. Nhiều năm không
được đầu tư nâng cấp, người dân nơi
đây đã quen với cảnh nắng bụi, mưa
lầy, mặt đường chỉ toàn sỏi đá trơ trọi.
Do từng đoàn xe ben hằng ngày
cày nát đường trước nhà, người dân
nhiều lần chặn xe, dùng cây cối ngăn
không cho xe chở đất đá vào ra. Bởi
vậy, nơi này những nămqua trở thành
nỗi đau đầu với chính quyền xã Hòa
Nhơn và huyện Hòa Vang.
Đề xuất giải tỏa cả thôn
Ông Huỳnh Lự cho hay từ năm
2006, trên địa bàn thôn Phước Thuận
- Phước Hậu được công bố quy hoạch
dự án khu công nghệ cao. Năm 2012
là dự án vệt khai thác quỹ đất. Năm
2016 chuyển sang dự án Khu công
nghiệp (KCN) Hòa Nhơn. Đến năm
2019 lại được điều chỉnh ranh giới
KCNHòa Nhơn kéo dài đến nay vẫn
chưa triển khai thực hiện.
“Chúng tôi xin được sửa chữa nhà
cửa, được tách thửa đất cho con cái
đã lập gia đình nhưng đều không
được. Đây là thiệt thòi lớn cho người
dân. Kiến nghị các cấp quan tâm
giải quyết sớm tình trạng dự án treo
đối với thôn Phước Thuận - Phước
Hậu” - ông Lự bày tỏ.
Trả lời về “làng đau khổ” này, ông
Trần Văn Thu, Chủ tịch UBND xã
Hòa Nhơn, cảm thán: “Chúng tôi nói
cả ngàn lần rồi. Người dân cũng ý
kiến tới đại biểu Quốc hội rồi và TP
đang xử lý. Giờ xã đang thống kê
lại số hộ dân nằm trong dự án KCN
hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi
việc khai thác, vận chuyển khoáng
sản để tiếp tục đề xuất lên các cấp
hỗ trợ người dân”. Được biết có đến
199 hộ dân tại thôn này được đưa
vào danh sách bị ảnh hưởng bởi ô
nhiễm môi trường.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện
Hòa Vang Nguyễn Tấn Khoa, ranh
giải tỏa 30 ha cho KCN Hòa Nhơn
đã gần sạch. Hiện còn 12 hồ sơ chưa
bàn giao và địa phương dự kiến cưỡng
chế, bàn giao mặt bằng vào cuối năm
nay để đưa vào đấu giá. Với 263 hộ
dân còn lại của thôn, huyện đang đề
xuất TP cho giải tỏa hết và mới báo
cáo TP cách đây ít ngày.
Trao đổi với PV, Bí thư Huyện ủy
Hòa Vang Tô Văn Hùng khẳng định
hiện tại thôn Phước Thuận - Phước
Hậu chỉ còn một quy hoạch là KCN
Hòa Nhơn, không còn quy hoạch
nào khác.
“Huyện đề xuất TP cho rà soát,
xem xét nếu ảnh hưởng đến KCN
Hòa Nhơn thì khả năng tính toán di
dời hết toàn bộ hộ dân. Nhưng mới
chỉ đề xuất thôi, di dời thì triển khai
thực hiện dự án gì. Vì nguyên tắc di
dời, giải tỏa, bồi thường phải gắn với
dự án. Xem thử vị trí đó đề xuất dự án
gì cho phù hợp, cụm công nghiệp hay
gì khác và mới đề xuất ý tưởng với
TP. Lãnh đạo TP đã giao cho huyện
Hòa Vang và Sở Xây dựng rà soát
để báo cáo lại” - ông Hùng cho hay.
Về việc các chủ mỏ khoáng sản
nợ tiền bồi thường của người dân,
ông Hùng cho hay đã đi kiểm tra
và giao cho xã Hòa Nhơn thống kê
lại đầy đủ để có văn bản đôn đốc
các chủ mỏ. Đồng thời, báo cáo Sở
TN&MT xem xét trách nhiệm của
các chủ mỏ theo như thỏa thuận ban
đầu với chính quyền và người dân.•
Đường vào thôn Phước Thuận - Phước Hậu trơ trọi sỏi đá, nắng bụi, mưa lầy. Ảnh: TẤNVIỆT
Ruộng đồng không canh tác được, bàDự dặmmột sào cây lá tràm
chờ nămnămsau thu hoạch. Ảnh: TẤNVIỆT
Trao đổi với PV, Bí thư
Huyện ủy Hòa Vang Tô
Văn Hùng khẳng định
hiện tại thôn Phước
Thuận - Phước Hậu chỉ
còn một quy hoạch là
KCN Hòa Nhơn, không
còn quy hoạch nào khác.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook