288-2022 - page 5

5
Vụ conđốt nhàmẹ vì
mâu thuẫn chiađất:
Ngườimẹ đã chết
Ngày 14-12, lãnh đạo UBND xã Trung Hòa, huyện
Yên Mỹ (Hưng Yên) cho biết bà Vũ Thị Đều (61 tuổi,
trú tại địa phương) đã qua đời sau thời gian điều trị
tại Viện Bỏng quốc gia.
Bà Đều là người mẹ đáng thương trong vụ việc “đốt
nhà mẹ vì mâu thuẫn chia đất”, gây xôn xao dư luận
hồi đầu tháng 11-2022.
Theo lãnh đạo xã Trung Hòa, bà Đều được xác định
qua đời vào rạng sáng cùng ngày. Hiện gia đình đã
đưa thi thể bà đi hỏa táng rồi tổ chức hậu sự.
Liên quan đến vụ việc này, trước đó, hai con gái
của bà Đều là Đỗ Thị Điểm (34 tuổi) và Đỗ Thị Định
(40 tuổi) cũng đã tử vong. Người con còn lại là Đỗ
Thị Đưa (32 tuổi) vẫn đang được tích cực điều trị.
Theo Công an tỉnh Hưng Yên, bà Vũ Thị Đều sinh
bốn người con, gồm một trai và ba gái. Ba con gái
gồm Đỗ Thị Định, Đỗ Thị Điểm và Đỗ Thị Đưa.
Do mâu thuẫn trong việc chia thừa kế quyền sử
dụng đất nên khoảng 9 giờ 30 ngày 30-10, ba con
gái của bà Đều mang can xăng loại 10 lít đến nhà mẹ.
Tại đây, Điểm đổ xăng xuống nền phòng khách nhà
mẹ rồi châm lửa đốt. Hậu quả khiến bà Đều và cả
ba con gái bị thương, phải đi cấp cứu tại bệnh viện.
Căn cứ vào tài liệu thu thập được, Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh Hưng Yên ra quyết định khởi tố vụ án
hình sự về tội giết người theo quy định tại Điều 123
BLHS năm 2015.
Được biết gia đình bà Đều có hai mảnh đất, một
trong ngõ, một ngoài mặt đường chính. Sau khi chồng
bà Đều mất, không để lại di chúc, ba con gái của bà
(đều đã lập gia đình) đề cập đến vấn đề chia tài sản.
Chính quyền địa phương nhiều lần đứng ra hòa
giải. Bà Đều ngỏ ý chia mảnh đất trong ngõ cho ba
con gái, còn mình và con trai sẽ ở mảnh đất ngoài
mặt đường. Ngược lại, ba con gái của bà lại mong
muốn được chia đất ngoài mặt đường để kinh doanh,
sinh sống.
Hai bên không tìm được tiếng nói chung, xin về
nhà để tự giải quyết nội bộ. Đến ngày 30-10, sự việc
đau lòng xảy ra.
T.PHAN
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá,
lô đề 200 tỉ đồng
Chiều 14-12, Công an tỉnh Hậu Giang cho hay vừa
triệt phá thành công chuyên án đánh bạc qua mạng.
Từ kết quả điều tra ban đầu, Đại tá Huỳnh Việt
Hòa, Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang, đã chỉ đạo
xác lập chuyên án để đấu tranh, triệt phá.
Sau thời gian củng cố tài liệu, hồ sơ, chứng cứ, sáng
11-12, ban chuyên án đã đồng loạt thực hiện lệnh giữ
người trong trường hợp khẩn cấp. Đồng thời, thực
hiện lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở của 11 đối tượng
trong đường dây đánh bạc này.
Kết quả, lực lượng chức năng đã thu giữ gần 500
triệu đồng, 50 điện thoại di động cùng một số vật
dụng phục vụ cho việc đánh bạc, nhiều thẻ ATM và
các sổ sách, giấy tờ ghi lô đề, tính toán tiền cược...
Làm việc với công an, các đối tượng khai nhận đã
thực hiện hành vi đánh bạc qua các trang cá cược bóng
đá và tổ chức mua bán lô đề của các đài.
Theo thống kê ban đầu, số tiền đánh bạc của các
đối tượng khoảng 200 tỉ đồng.
CHÂU ANH
nhiệm vụ như nhau, cụ thể:
Cứ 10 phút có một nhiệm vụ,
chị và những người khác được
hướng dẫn tìmmột cửa hàng
trên trang web bấm vào theo
dõi là sẽ có 10.000 đồng. Cứ
thực hiện như vậy đến khi có
được khoảng 80.000 đồng
thì sẽ có một nhiệm vụ khác.
Tiếp đó, đối tượng lừa đảo
yêu cầu chuyển khoản một số
tiền thì sẽ được hưởng 20%-
40%“hoa hồng” rồi mới được
cho lệnh vô trang.
Số tiền chị chuyển cho họ
ngày càng nhiều, sau đó chị
được chuyển lại số tiền gốc và
xong nhiệm vụ thì cuối ngày
nhận được 300.000 đồng.
Qua các ngày tiếp theo,
cũng làm theo cách tương tự
nhưng số tiền đối tượng yêu
cầu chuyển khoản tiếp tục
tăng, nếu ai không đảm bảo
vốn thì sẽ mất tiền.
Chỉ trong thời gian ngắn,
chị H đã chuyển khoản cho
đối tượng lừa đảo hơn 30
triệu đồng.
Tương tự trường hợp của
chị H, em T là một sinh viên
đại học tại Bình Dương cũng
bị lừa bằng hình thức này.
Mặc dù em T đang là sinh
viên đại học không có tiền
nhưng vì không hiểu biết,
muốn có tiền nhanh nên đã
dùng tài khoản của người thân
để chuyển cho kẻ lừa đảo.
Tổng cộng sau nhiều lần em
T đã chuyển cho kẻ lừa đảo
hơn 100 triệu đồng.
Nhiềuhình thức lừađảo
trên không gian mạng
TheoThượng táTrầnThanh
HoàngHai, Trưởng phòngAn
ninhmạng và phòng chống tội
phạm sử dụng công nghệ cao
(Công an tỉnh Bình Dương),
qua công tác đấu tranh, nhận
thấy có một số thủ đoạn phổ
biến như:
Giả danh cán bộ công an,
VKS, tòa án gọi điện thoại
cho người dân để thực hiện
hành vi lừa đảo.
Kết bạn qua mạng xã hội
và hứa hẹn gửi quà có giá
trị, sau đó yêu cầu nạn nhân
chuyển tiền nộp thuế hoặc lệ
phí hải quan rồi chiếm đoạt.
Tuyển cộng tác viên các
sàn thương mại điện tử (Tiki,
Sendo, Lazada…) làm các
nhiệm vụ chuyển tiền thanh
toán các đơn hàng tăng tương
tác, doanh số…
Theo Thượng tá Hai, hiện
nay phổ biến nhất vẫn là hành
vi lừa đảo thông qua hình thức
tuyển cộng tác viên online.
Sau khi tạo dựng niềm tin
cho “con mồi” bằng một số
đơn hàng giá trị nhỏ thanh
toán “hoa hồng” đầy đủ. Kẻ
lừa đảo yêu cầu bị hại thanh
toán đơn hàng giá trị lớn hơn,
chúng đưa bị hại vào tình
trạng muốn lấy lại tiền, tiếc
tiền nên phải theo cho đến
khi hết khả năng thanh toán
thì mới biết bị lừa.•
Thời sự -
ThứNăm15-12-2022
Hiện trường vụ việc. Ảnh: TL
LÊÁNH
P
hòng An ninh mạng và
phòng chống tội phạm
sử dụng công nghệ cao
(Công an tỉnh Bình Dương)
vừa cho biết trong 10 tháng
đầu năm 2022, đơn vị này
đã tiếp nhận 44 tin báo, tố
giác tội phạm (chưa kể các
tố giác, tin báo do các đơn
vị khác tiếp nhận), gây thiệt
hại tài sản của người dân trị
giá gần 100 tỉ đồng.
Người dân liên tục bị
gọi điện thoại lừa đảo
Theo ghi nhận, người dân
liên tục nhận các cuộc điện
thoại lạ, nói là cán bộ của tòa
án, VKS dọa người dân bị vi
phạmpháp luật, chàomời làm
cộng tác viên bán hàng trên
mạng với số tiền lãi khá lớn.
Chị H, một nhân viên văn
phòng ở Bình Dương, là một
trong nhiều trường hợp bị
“sập bẫy” dưới chiêu thức
tuyển cộng tác viên bán hàng
trên mạng.
Chị H cho biết hồi tháng
4 chị nhận được một cuộc
điện thoại lạ đề nghị hợp tác
làm cộng tác viên bán hàng
cho Lazada.
Việc làm thêm tranh thủ
được thời gian, không cần
vốn, công việc nhẹ nhàng và
đặc biệt là mức chiết khấu
“hoa hồng” rất cao.
Thờiđiểmđó,chịHđanggặp
hoàn cảnh khó khăn, muốn có
việc làm thêm để kiếm thêm
thu nhập. Bên cạnh đó, chị
cũng thấy nhiều người làm
công việc này có thu nhập tốt
nên nhận lời tham gia.
Ban đầu, chị được đối tượng
lừa đảo kết bạn Zalo và cho
vào một nhóm kín. Những
người trong nhóm này được
nhậnmột link trangweb giống
giao diện của Lazada.
Sau đó mọi người sẽ nhận
Theo công an, hành
vi lừa đảo thông
qua hình thức tuyển
cộng tác viên online
đang rất phổ biến.
Bằng kịch bản có sẵn, đánh vào tâm lý người dân, những kẻ lừa đảo chiếmđoạt hàng trămtỉ đồng.
Ảnh: LÊ ÁNH
Côngan cảnhbáo lừađảo
tiền tỉ qua mạng
Dù được công an cảnh báo nhưng nhiều người dân vẫn “dính bẫy”
của những kẻ lừa đảo dẫn đếnmất hàng trăm tỉ đồng.
TheoThượng táHai, để khôngbị lừa đảo thì
người dân khi sửdụng các dịch vụ trên không
gianmạngphải nâng cao tinh thần cảnhgiác,
nhất là trong việc cung cấp, trao đổi, chia sẻ
thông tin cá nhân trên mạng xã hội.
Giữ bí mật thông tin cá nhân, không cung
cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ
nhà ở, thông tin về tài khoản ngân hàng, tài
khoản các dịch vụ trên Internet... cho bất kỳ
ai không quen biết.
Khi cơquan công an làmviệc với người dân
sẽ gửi giấymời, giấy triệu tập hoặc thông qua
công an địa phương chứ không gửi các giấy
tờ qua mạng.
Cơ quan công an, cơ quan nhà nước không
yêu cầu người dân phải chuyển tiền vào tài
khoản để bảo lãnh, xác minh; không gửi các
lệnh, quyết định, giấy mời, giấy triệu tập qua
mạng xã hội.
Ngườidântuyệtđốikhôngcungcấptênđăng
nhập, mật khẩu, mã OTP…cho bất kỳ ai, kể cả
ngườitựxưnglànhânviênngânhàng,cơquan
chức năng qua điện thoại và mạng Internet.
Người dân không truy cập, đăng nhập, tải
các đường dẫn được gửi từ người lạ, không
rõ nguồn gốc. Cần cảnh giác đối với những
lời mời đầu tư, cơ hội việc làm với lợi nhuận
cao bất thường.
Ngoài ra, trongmọi trường hợp, không cho
mượn, thuê các giấy tờ cá nhân.
Công an khuyến cáo
Số tiền
chị H
chuyển
cho kẻ
lừa đảo.
(Ảnh do
người dân
cung cấp)
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook