288-2022 - page 4

4
Thời sự -
ThứNăm15-12-2022
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký Quyết
định 89-QĐ/TW ban hành năm quy trình về kiểm tra, giám
sát, thi hành kỷ luật Đảng, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ
luật Đảng của cấp ủy tỉnh và tương đương đến cơ sở.
Đây là lần đầu tiên các cấp ủy Đảng trên cả nước có
một bộ quy trình thống nhất để thực hiện chức năng của
mình trong kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng. Qua
đó, khắc phục nhược điểm của cách làm trước đây là các
cấp ủy dựa vào quy trình của ngành kiểm tra Đảng để tổ
chức thực hiện chức năng của mình. Điều này dẫn tới có
lúc, có nơi không phân biệt được điểm khác giữa chức
năng kiểm tra, giám sát, kỷ luật của cấp ủy với ủy ban
kiểm tra (UBKT)...
Năm quy trình được quy định chi tiết trong Quyết định
89 gồm: Quy trình kiểm tra chấp hành chủ trương, quy
định của Đảng; quy trình giám sát chuyên đề; quy trình
kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm; quy trình giải quyết tố
cáo; quy trình thi hành kỷ luật Đảng.
Quyết định 89 của Ban Bí thư có đề cập tới quy trình
khiếu nại kỷ luật Đảng, tuy nhiên lại dẫn chiếu áp dụng
Quyết định 35/2021 của Bộ Chính trị về ban hành quy
trình giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng của Ban chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Quyết định
35 cũng giao các tỉnh ủy và cấp tương đương căn cứ vào
quy trình của Trung ương để ban hành quy trình giải quyết
khiếu nại kỷ luật Đảng thuộc thẩm quyền của cấp mình
cho phù hợp.
Năm quy trình được ban hành theo Quyết định 89 có
nhiều nét giống với các quy trình kiểm tra, giám sát, thi
hành kỷ luật Đảng mà UBKT Trung ương ban hành theo
Quyết định 354 vào năm 2021, áp dụng thống nhất cho
UBKT các cấp trên cả nước.
Tuy nhiên, nếu so sánh sẽ thấy có những điểm khác.
Chẳng hạn, về chủ thể thì một bên là UBKT, một bên là cấp
ủy, ban thường vụ. Về thẩm quyền, cấp ủy có thẩm quyền
kiểm tra nói chung việc chấp hành chủ trương, quy định
của Đảng; còn UBKT cấp trên theo ngành dọc lại cần kiểm
tra mang tính nhiệm vụ chuyên môn của tổ chức Đảng cấp
dưới trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng…
Ban hành ngày 1-12-2022, Quyết định 89 của Ban Bí
thư nằm trong nhiều văn bản quy phạm do Trung ương
ban hành gần đây nhằm hoàn thiện, hệ thống hóa, quy
phạm hóa để điều chỉnh hoạt động của Đảng trên phạm vi
cả nước.
NGHĨA NHÂN
BanBí thưbanhànhquy trìnhvề kiểmtra, kỷ luậtĐảng
BẢOPHƯƠNG-VÕTHƠ
N
gày 14-12, Trường
ĐH Luật TP.HCM tổ
chức hội thảo khoa
học “Pháp luật về tổ chức
chính quyền đô thị (CQĐT)
tại TP.HCM”. Hội thảo đã
nhận được 30 bài tham luận
tập trung vào những vấn đề
pháp luật liên quan đến mô
hình CQĐT tại TP.
“Cởi trói” quy định
để TP.HCM huy động
vốn từ trái phiếu
TS Phan PhươngNam, Phó
Trưởng khoa Luật thươngmại
Trường ĐH Luật TP.HCM,
nhận định trong năm năm áp
dụng Nghị quyết 54/2017 về
thí điểm cơ chế, chính sách
đặc thù phát triển, TP.HCM
đã đạt được những thành tựu
nhất định.
Tuy nhiên, song song đó
vẫn còn một số hạn chế.
Đơn cử, TP chưa thực hiện
hiệu quả việc tăng cường
nguồn thu cho ngân sách;
việc trích nguồn cải cách
tiền lương theo quy định vẫn
còn hạn chế; tỉ lệ điều tiết
ngân sách cho TP còn khá
thấp, giai đoạn 2017-2021
tỉ lệ này là 18%, sau đó từ
năm 2022-2023 là 21%.
Cũng theo TS Nam, mặc
dù TP.HCMđược quyền phát
hành trái phiếu để huy động
vốn nhưng các quy định chưa
hợp lý, chưa thật sự “cởi
trói”. Theo đó, pháp luật
chỉ mới có những quy định
về việc phát hành trái phiếu
chính quyền địa phương để
đầu tư xây dựng công trình
thuộc nhiệm vụ chi của ngân
sách cấp tỉnh và trả nợ, còn
đối với các công trình thuộc
nhiệm vụ chi của ngân sách
ngân sách TP và ngân sách
trung ương.
TS Nam cũng cho rằng TP
có thể tận dụng những cơ
hội, thuận lợi mà Nghị quyết
54/2017 mang lại. Qua đó,
nghiên cứu giải pháp phát triển
TP.HCM thông qua quy định
phát hành trái phiếu chính
quyền địa phương.
Nhiều nội dung phân
cấp, phân quyền chỉ
mới là quy định chung
Phát biểu tại hội thảo, ThS
PhạmThịPhươngThảo,Trường
ĐHLuật TP.HCM, nhìn nhận
việc kiểm soát quyền lực nhà
nước của CQĐT tại TP.HCM
vẫn còn một số bất cập. Cụ
thể, trung ương đã thiết lập
khung quyền lực nhà nước
cho CQĐT tại TP.HCM bằng
thể chế nhưng không đồng bộ,
thống nhất, toàn diện.
Theo bà Thảo, Nghị quyết
131/2020 của Quốc hội và
Nghị định 33/2021 về tổ chức
Trong khi theo Luật Đầu tư
công năm 2019, thẩm quyền
quyết định chủ trương đầu
tư và điều chỉnh chủ trương
đầu tư các dự án sử dụng vốn
bổ sung có mục tiêu từ ngân
sách TP.HCM thuộc HĐND
quận nhưng hiện nay CQĐT
tại TP.HCM đã không còn
HĐND cấp quận.
“Ngoài ra, khi thực hiện nội
dung được phân cấp, CQĐT
tại TP.HCMvẫn phải báo cáo,
xin ý kiến của bộ, ngành trước
khi quyết định” - TSThảo nói
và kiến nghị cần hoàn thiện
các quy định pháp luật về tổ
chức quyền lực nhà nước của
CQĐT tại TP.
Cùng với đó là tiếp tục
nâng cao hiệu quả kiểm soát,
đổi mới hoạt động giám sát
của chính quyền trung ương
đối với việc thực hiện quyền
lực nhà nước của CQĐT tại
TP.HCM.•
Các chuyên gia cho rằng TP.HCMchưa thực hiện hiệu quả việc tăng cường nguồn thu cho ngân sách,
trích nguồn cải cách tiền lương theo quy định vẫn còn hạn chế…Ảnh: HOÀNGGIANG
trung ương thì chưa có quy
định cụ thể.
Đồng thời, pháp luật cũng
thiếu cơ chế kiểm soát quản
lý khoản vay từ phát hành
trái phiếu TP để thực hiện
sớm các công trình do ngân
sách trung ương đảm nhận.
Từ thực tế đó, TS Nam
kiến nghị TP cần xem xét,
duy trì, đổi mới các quy định
về nguồn thu từ thuế với một
số hàng hóa đặc biệt; quy
định cụ thể việc bán tài sản
công gắn liền trên đất; tăng
nguồn thu từ điều tiết giữa
hoạt động của CQĐT tại TP
còn mâu thuẫn, chồng chéo.
“Việc này dẫn đến sự lúng
túng cho CQĐT tại TP khi
triển khai thực hiện nhiệmvụ,
quyền hạn của mình trên thực
tế” - bà Thảo nói và cho biết
việc thiết lập khung quyền
lực nhà nước cho CQĐT tại
TP là theo hướng đẩy mạnh
phân cấp, phân quyền. Tuy
vậy, trong quá trình thực hiện
có nhiều nội dung mới chỉ
dừng lại ở quy định chung,
không có hướng dẫn cụ thể.
Đơn cử, trong lĩnh vực kế
hoạch và đầu tư, khoản 1Điều
3 của Nghị quyết 131/2020
quy định UBND TP.HCM là
cơ quan “phê duyệt kế hoạch
đầu tư trung hạn và hằng năm
của UBND quận”. Tuy nhiên,
hiện chưa có văn bản hướng
dẫn về trình tự, thủ tục lập,
thẩm định và phê duyệt kế
hoạch đầu tư công trung hạn
và hằng năm ở các quận theo
mô hình CQĐT.
Việc sáp nhập TP Thủ Đức mới chỉ là
“áo khoác”
Sau 1,5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 131/2020 về
tổ chức CQĐT, TP.HCM đã đạt được những kết quả tích cực.
Trong đó, đáng chú ý là các vướngmắc, phát sinh trong các
lĩnh vực tài chính ngân sách, đầu tư công được quan tâm,
hướng dẫn... Công tác cải cách hành chính được triển khai
thường xuyên; những vấn đề của cử tri liên quan đến đời
sống dân sinh được giải đáp kịp thời…
Tuy vậy, TP vẫn còn gặp khó khăn trong cơ chế bổ nhiệm,
tiếp nhận công chức; khiếu nại của người dân liên quan đến
quyhoạch,quymôdânsốởcácđịaphươngngàycàngtăng…
Bên cạnhđó, việc sápnhậpbaquận thànhTPThủĐức hiện
mới chỉ là “áo khoác”, còn “ruột” chưa thay đổi được nhiều.
Một số cán bộ, công chức CQĐT phục vụ dân theo tư tưởng
người dân đi tìm cán bộ, chưa sâu sát dân.
TP Thủ Đức là siêu đô thị nhưng bộ máy hành chính thì
tương đương quận. Do đó, để giải quyết những áp lực công
việc và phục vụ người dân tốt hơn thì phải có đầu tư nguồn
lực tương xứng.
Ông
LÊ MINH ĐỨC
,
Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.HCM
“Khi thực hiện
nội dung được
phân cấp, CQĐT tại
TP.HCM vẫn phải
báo cáo, xin ý kiến
của bộ, ngành trước
khi quyết định.”
ThS
Phạm Thị
Phương Thảo
,
Trường ĐH Luật TP.HCM
Gỡ vướng các quy định về
chính quyền đô thị tại TP.HCM
Theo các chuyên gia, để hoàn thiện pháp luật về tổ chức chính quyền đô thị thì cần “cởi trói” quy định
huy động vốn từ trái phiếu và nâng cao việc kiểm soát quyền lực nhà nước.
Ông LêMinhĐức, Phó Trưởng ban Pháp chế HĐNDTP.HCM,
nêu ý kiến tại hội thảo. Ảnh: VÕTHƠ
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook