6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy12-8-2023
Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng
Thiên Định Vũng Tàu (gọi tắt là
Công ty Thiên Định Vũng Tàu, địa
chỉ ở đường 2/9, phường 11, TP
Vũng Tàu) là bị đơn dân sự phải
THA đã “biến mất”.
Theo bản án phúc thẩm của
TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tòa
buộc Công ty Thiên ĐịnhVũng Tàu
phải bồi thường cho em Hồng chi
phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi
dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức
năng bị mất, bị giảm sút số tiền hơn
189 triệu đồng; chi phí lắp chân giả
là 186 triệu đồng.
Tòa cũng buộc bị cáo Nguyễn
Trọng Hiệp (bị cáo, tài xế gây
tai nạn cho em Hồng) và Công ty
Thiên Định Vũng Tàu phải liên đới
bồi thường số tiền cấp dưỡng hằng
tháng cho em Hồng là hơn 4,4 triệu
đồng cho đến khi em phục hồi sức
khỏe theo quy định pháp luật; chi
phí hằng tháng cho người chăm sóc
em Hồng là hơn 4,4 triệu đồng...
Tháng 12-2022, Chi cục THADS
TP Vũng Tàu đã ra quyết định
THA bản án phúc thẩm nêu trên.
Tuy nhiên, qua xác minh từ Sở
KH&ĐT và Chi cục Thuế Vũng
Tàu - Côn Đảo thì Công ty Thiên
Định Vũng Tàu (người đại diện
theo pháp luật là ông Trịnh Quốc
Hoàn) đã đổi tên thành Công ty
TNHH Dịch vụ thương mại và Đầu
tư Thiên An Phát (gọi tắt là Công
ty Thiên An Phát, người đại diện
là ông Phạm Minh Dũng, địa chỉ ở
đường Đô Lương, phường 12, TP
Vũng Tàu). Thời điểm đổi tên, đổi
người đại diện và địa chỉ công ty
là ngày 18-8-2022.
Điều đáng nói việc đổi tên, người
đại diện và địa chỉ công ty được
thực hiện trước ngày phiên tòa
phúc thẩm vụ án trên diễn ra gần
một tháng. Tuy nhiên, tại phiên tòa,
HĐXX vẫn gửi giấy triệu tập Công
ty Thiên Định Vũng Tàu và đơn vị
này sau đó không tham dự phiên
tòa. Trong bản án phát hành, Công
ty Thiên Định Vũng Tàu vẫn là bị
đơn dân sự.
Công ty còn hoạt động
nhưng không có tài sản
Giữa tháng 4-2023, Chi cục
THADS TP Vũng Tàu đã có công
văn gửi TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu đề nghị giải thích rõ bản án.
Bởi với thực tế như trên thì không
thể tổ chức THA. Một tuần sau,
TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã
có công văn trả lời.
Theo tòa, việc Công tyThiênĐịnh
Vũng Tàu đăng ký thay đổi tên công
ty, địa chỉ trụ sở, người đại diện theo
pháp luật không làm thay đổi pháp
nhân công ty, chuyển giao quyền,
nghĩa vụ dân sự, không chấm dứt
tồn tại pháp nhân. Hai công ty trên
là một pháp nhân.
Căn cứBLDS2015, Công tyThiên
An Phát (tên cũ là Thiên ĐịnhVũng
TRÙNGKHÁNH
L
iên quan đến vụ án “nữ sinh mất
một chân sau tai nạn giao thông”
mà báo
Pháp Luật TP.HCM
đã
nhiều lần phản ánh, ngày 9-8, trao
đổi với PV, Chi cục Thi hành án dân
sự (THADS) TP Vũng Tàu (tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết việc
bồi thường dân sự theo bản án của
TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mà bị
hại là em Trần Thị Hồng (19 tuổi)
hiện chưa đủ điều kiện để THA.
Đổi tên công ty trước
phiên xử phúc thẩm
NguyênnhânphíaChi cụcTHADS
đưa ra là qua xác minh THA thì
Sáng9-8, PVghi nhận tại địachỉ cũởđường2/9vẫncònbảng tênCông ty ThiênĐịnhnhưngbêncạnh làmột công ty khác
đanghoạt động. Ảnh: TK
VỤ NỮ SINH MẤT 1 CHÂN SAU TAI NẠN:
Thi hànhán
“bó tay” vì
doanhnghiệp
đổi tên, không
có tài sản
Tòa khẳng định công tymới vẫn phải chịu
trách nhiệmbồi thường cho bị hại nhưng
qua xác minh công ty này không có tài sản
gì dù đăng ký vốn điều lệ là 20 tỉ đồng.
Tàu) phải thi hành nghĩa vụ dân sự
tại bản án hình sự phúc thẩm buộc
bồi thường, liên đới bồi thường cho
bị hại Trần Thị Hồng...
Sau khi có trả lời của tòa, cơ quan
THA đã tiếp tục đi xác minh thực
tế tại địa chỉ đăng ký của Công ty
Thiên An Phát. Tuy nhiên, theo
biên bản của công an phường, tại
địa chỉ trên, Công ty ThiênAn Phát
hoạt động nhưng chỉ đặt một nhà
xưởng tiền chế, không có tài sản
gì. Đất đứng tên của một cá nhân
khác và người đại diện theo pháp
luật cũng không đăng ký tạm trú,
thường trú tại đây.
Văn phòngĐăng ký đất đai tỉnhBà
Rịa-Vũng Tàu cũng trả lời, Công ty
Thiên Định Vũng Tàu và sau này là
ThiênAn Phát chưa đăng ký quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất.
Phía Chi cục THADS TP Vũng
Tàu cho biết đơn vị này rất chia sẻ
với hoàn cảnh của em Hồng và đã
tiến hành nhiều biện pháp để xác
minh tài sản bảo đảm THA nhưng
chưa có kết quả. Tạm thời hồ sơ
thuộc diện chưa đủ điều kiện để
THA. Việc công ty đổi tên trước
khi xử phúc thẩm như trên cũng là
chuyện hiếm gặp.
Được biết theo giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp thì Công ty
Thiên An Phát có vốn điều lệ là 20
tỉ đồng. Tuy nhiên, tại thời điểm
tháng 2-2023, theo THAxác minh,
Công ty ThiênAn Phát từng nợ thuế
số tiền hơn 37 triệu đồng.•
Theohồ sơvụán, Hiệp là tài xế choCông tyThiênĐịnh
VũngTàu. Ngày20-5-2020, khi đang lái xe theođiềuđộng
của công ty đến đoạn đường Trường Sa (xã Tân Hải, thị
xã PhúMỹ) thì Hiệp thấymột xe tải đang lưu thông cùng
chiều phía trước nên điều khiển xe vượt phải.
Xe Hiệp tông vào đuôi xe máy do emTrần Minh Lực
(sinh năm2004) điều khiển chở emHồng ngồi phía sau
đang lưu thông cùng chiều phía trước.
Vụ tai nạn khiến em Hồng bị thương rất nặng, phải
cắt một bên chân trái, bàn chân phải biến dạng, tỉ lệ
thương tật 87%...
Sau hai cấp xét xử, Hiệp bị tuyên phạt ba năm tù về
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ. Tòa cũng tuyên Hiệp và Công ty Thiên Định Vũng
Tàu bồi thường phần dân sự. Thế nhưng đến nay việc
THA quá đỗi gian nan, em Hồng mới chỉ nhận 80 triệu
đồng từ Công ty Thiên Định Vũng Tàu, tại thời điểm
trước khi tòa xét xử.
Hiện nay, sau khi được một mạnh thường quân tài
trợ trọn gói chi phí lắp chân giả, emHồng cũng đã tạm
ổn định cuộc sống, emđang theo học và phụ ởmột lớp
học yoga ở TP Vũng Tàu.
Em Hồng đã tạm ổn định cuộc sống
Chi cục THADS TP
Vũng Tàu cho biết đã
tiến hành nhiều biện
pháp để xác minh tài sản
bảo đảm thi hành án
nhưng chưa có kết quả.
Hôm nay VKS sẽ đề nghị mức án vụ buôn lậu 51 kg vàng
Hôm nay
(12-8), TAND tỉnh An Giang tiếp tục xét
xử bà trùm buôn lậu Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười
Tường) cùng 24 bị cáo khác trong vụ án buôn lậu 51 kg
vàng và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Đại diện VKSND giữ quyền công tố sẽ trình bày quan
điểm luận tội, đề nghị mức án đối với các bị cáo và tòa
bước vào phần tranh luận. Cáo trạng của VKS buộc bị cáo
Hạnh có vai trò thuê, điều hành toàn bộ hoạt động vận
chuyển tiền USD sang Campuchia và nhận gần 51 kg vàng.
Quá trình điều tra xác định các bị cáo Trần Thị Thảo
Trang (tiệm vàng Thảo Kim Thành), Nguyễn Thị Tuyết
Vân (tiệm vàng Vân An), Nguyễn Ngọc Đại Nghĩa (tiệm
vàng Kim Ngọc Mai), Trương Văn Liêm (tiệm vàng
Trương Liêm) và Trương Thái Nguyên (tiệm vàng Trương
Hưng) và Dương Công Cường có thỏa thuận chuyển tiền
USD từ Việt Nam sang Campuchia để mua vàng của Tuốt,
Hía, PhaNa (sống tại Campuchia, không rõ họ tên, địa chỉ
cụ thể) chuyển về Việt Nam.
Tuốt, Hía, PhaNa thuê Hạnh vận chuyển tiền USD, vàng
giao cho Tuyết Vân, Nghĩa, Cường và Nguyên, sau đó
giao lại cho Trang; ký hiệu trên mỗi gói tiền USD, vàng
được quy ước riêng tương ứng với từng tiệm vàng. Tiền
công vận chuyển mỗi 100.000 USD là 70 USD, mỗi ký
vàng là 15 USD.
Để vận chuyển tiền USD, vàng qua lại biên giới, Hạnh
thuê và phân công bị cáo
Phấn, Lộc trực tiếp liên
hệ với nhóm Nguyên
nhận tiền USD, giao
vàng và nhận tiền công
vận chuyển. Nhóm Lộc
kiểm đếm số lượng tiền
USD, vàng rồi cùng các
bị cáo khác vận chuyển
USD sang Campuchia và
nhận vàng vận chuyển về
nhà của Hạnh để giao lại
cho các tiệm vàng; một
nhóm bị cáo khác được phân công cảnh giới đường đi.
Tại tòa, trong phần xét hỏi, bị cáo Hạnh cho rằng bản
thân chỉ giúp sức, không chỉ đạo hay tham gia trực tiếp.
“Do bị cáo có vay mượn tiền của Cường nên nhận lời
đứng ra bảo lãnh cho bị cáo Lộc và các bị cáo khác vận
chuyển hàng cho Cường, nếu hàng mất thì bị cáo có trách
nhiệm bồi thường” - bị cáo Hạnh khai.
Về phía các tiệm vàng, bị cáo Thảo Trang (tiệm vàng
Thảo Kim Thành) cũng không thừa nhận quen biết Tuốt,
Hạnh. Trang chỉ thừa nhận có làm ăn giao dịch với
Nguyên. Số tiền 3,2 triệu USD là do bị cáo mua đi bán lại
để hưởng chênh lệch, khoảng 32 triệu đồng.
Còn bị cáo Trương Thái Nguyên (chủ tiệm vàng Trương
Hưng) cho rằng mình chỉ làm trung gian nhận tiền để đưa
cho nhóm Hạnh mang qua Campuchia.
Riêng bị cáo Đại Nghĩa ở lần xét xử trước không thừa
nhận hành vi phạm tội thì tại phiên tòa lần này bị cáo đã
nhận tội và xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
HẢI DƯƠNG
BịcáoPhạmTấnLộctạitòa.Ảnh:HD