180-2023 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy12-8-2023
Nhận định ban đầu về nguyên nhân hư hỏng đường băng sân bay Vinh
Cục Hàng không vừa báo cáo Bộ GTVT kết quả kiểm tra
sự việc đường băng sân bay Vinh bị hư hỏng và phải đóng
cửa vào đầu tháng 7. Theo đó, rà soát quá trình xây dựng và
bảo trì đường băng sân bay Vinh cho thấy sau năm năm đưa
vào khai thác, mặt bê tông nhựa có dấu hiệu xuống cấp. Lớp
bê tông nhựa trên cùng dày 7 cm có dấu hiệu không kết dính
bám với lớp bê tông bên dưới.
Về yếu tố bất lợi của thời tiết, có thời điểm nhiệt độ lên 50
độ C làm giảm sức chịu tải của lớp mặt đường bê tông nhựa,
dẫn đến lớp bê tông nhựa mặt đường dễ hằn lún, biến dạng
và bong tróc.
Vị trí hư hỏng lại ở khu vực máy bay quay đầu và cất cánh,
có tính xung yếu, chịu lực kéo ngang và chịu tải trọng lớn
khi cất cánh nên lớp bê tông nhựa bề mặt càng dễ biến dạng,
bong tróc.
Cục Hàng không và ACV thống nhất nhận định các nguyên
nhân trên chỉ là kết quả xác minh ban đầu. Còn để cụ thể,
chính xác và toàn diện, việc đánh giá cần được thực hiện bởi
tư vấn có đủ kinh nghiệm, năng lực. Nhiều việc sẽ phải triển
khai như khoan khảo sát, đào hố thăm dò…
Để đảm bảo an toàn khai thác tại các cảng hàng không, cục
kiến nghị Bộ GTVT sớm xem xét, phê duyệt các danh mục
bảo trì từ năm 2023 đến 2024 để ACV sớm triển khai.
Về lâu dài, nhà chức trách hàng không sẽ đánh giá và báo
cáo Bộ GTVT tổng thể tình hình hệ thống đường cất cánh,
hạ cánh, đường lăn tại các sân bay, trong đó có sân bay Vinh.
Trên cơ sở đó mới kiến nghị xây dựng phương án cải tạo, sửa
chữa lớn hoặc nâng cấp theo quy hoạch.
Trước đó sáng 3-7, giữa tim đường băng sân bay Vinh xuất
hiện vết nứt nên nhà chức trách hàng không buộc phải đóng
cửa tạm thời sân bay này để đảm bảo an toàn. Vụ việc khiến
hơn 30 chuyến bay phải hủy hoặc chuyển hướng hạ cánh ở
các sân bay lân cận.
VIẾT LONG
Gần 34.000 căn nhà
vượt lũ tại Long An
Theo báo cáo của tỉnh Long An,
toàn tỉnh hiện có 165 cụm, tuyến
dân cư vượt lũ nằm trải dài ở 10
huyện, thị xã của tỉnh với tổng số
gần 34.000 căn nhà.
Trong đó, hiện có 339 căn nhà
bỏ hoang trên cụm, tuyến dân cư
vượt lũ ở địa bàn các huyện Tân
Hưng (175 căn nhà), Mộc Hóa (53
căn nhà),Thạnh Hóa (13 căn nhà),
huyệnĐứcHòa(43cănnhà),huyện
ThủThừa (55 căn nhà). Các huyện
còn lại không có trường hợp nhà
bỏ hoang trong cụm, tuyến như
Bến Lức, Đức Huệ,TânThạnh,Vĩnh
Hưng và thị xã Kiến Tường.
HUỲNHDU
L
ongAn là một trong những vùng
trũng củaĐồngThápMười, cũng
là địa phương chịu ảnh hưởng
nặng nề của lũ lụt, sạt lở. Vì vậy,
đầu những năm 2000, tỉnh này đã
xây dựng hàng ngàn căn nhà vượt
lũ bán cho người dân với giá ưu đãi.
Tuy nhiên, có hàng trăm căn nhà
người dân chỉ về ở được một thời
gian rồi bỏ hoang đến nay.
Bỏ nhà đi vì thiếu việc làm
Khu dân cư Cà Nổ, xã Vĩnh Lợi,
huyện Tân Hưng, Long An là một
trong 165 cụm, tuyến dân cư vượt lũ
được xây dựng từ năm 2002 với tổng
số 175 căn nhà. Những căn nhà này
nằm ngay mặt tiền của tuyến đường
lớn nhưng suốt 20 năm nay rơi vào
tình cảnh đìu hiu, hoang vắng vì rất
ít người ở.
ÔngNguyễnVănTấm làmột trong
những hộ dân ít ỏi trụ lại sau 10 năm
nhận nhà tại ấp Cà Nổ. Ông Tấm cho
biết 10 năm trước, ông được bán lại
căn nhà đang ở với giá hơn 10 triệu
đồng và đã sửa sang lại cho khang
trang hơn để ở.
Không có ruộng vườn để canh
tác, thêm vào đó mấy năm nay lũ
không về nên cũng không thể kiếm
sống bằng nghề đánh bắt thủy sản.
Do không có công ăn việc làm nên
chỉ có vợ chồng ông bà ở lại, các
con của ông đã lên TP tìm việc làm
và thuê nhà trọ để ở.
Ông Tấm kể gần như thanh niên
trong khu này đều rời bỏ nơi này để
tìm kế sinh nhai. Vì thế, người dân
sống tại cụm dân cư đều là người
già hoặc không có khả năng làm
việc. Vài người có cha mẹ già, con
nhỏ nên loanh quanh kiếm việc sống
qua ngày.
“Mấy năm nay không còn phải
nơm nớp lo chạy lũ, song hầu hết
các hộ dân sinh sống trong các cụm,
tuyến dân cư vượt lũ đang phải vật
lộn tìm sinh kế. Đất đai không có,
cũng chẳng thể chăn thả gia cầm
như lúc còn sống tại nơi ở cũ” - ông
Tấm nói.
Cách đó vài cây số, tuyến dân cư
Cà Dăm, xã Vĩnh Đại, huyện Tân
Hưng khoảng 10 căn nhà vượt lũ
cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Một
số người sống bằng nghề chài lưới
ven sông đã tận dụng những căn nhà
bỏ hoang này làm chỗ trú tạm. Số
căn nhà còn lại được làm nơi chứa
rơm, vật liệu xây dựng hoặc nông
ngư cụ. Thậm chí làm chuồng chăn
nuôi gà vịt, trâu bò.
Bà Trần Thị Năm, một trong số
ít người dân còn bám trụ ở đây, cho
biết chủ những căn nhà hoang chỉ ở
tại khu này một thời gian ngắn, thậm
chí có người ở vài tháng rồi lũ lượt
kéo nhau đi. Thỉnh thoảng lễ, Tết
Hàng trăm căn nhà
vượt lũ bỏ hoang
suốt 20 năm
Hơn 300 căn nhà vượt lũ tại Long An đã bỏ hoang do người dân
không có công ăn việc làm.
có vài người về thăm, sửa lại nhà.
Còn lại đa số nhà vắng chủ đã hơn
chục năm nay.
Có thâm niên hàng chục năm đánh
bắt cá ở vùng Đồng Tháp Mười
nhưng từ khi chuyển đến nhà vượt
lũ, ông Nguyễn Văn Lại phải bỏ
nghề. Ông Lại cho rằng nếu không
có lũ thì ở trên cụm sẽ bất tiện hơn
rất nhiều nên một số hộ dân đã bỏ
nhà về lại nơi cũ.
“Nhà ở cập bờ sông thì có rau, ốc,
chăn nuôi cải thiện đời sống. Còn bây
giờ lên đây đất đai chật chội chỉ đủ
để cất nhà, không có vườn để trồng
trọt, lại không được chăn nuôi đến
nỗi hành, ớt cũng phải đi mua rất
khó sống” - ông Lại nói.
Sẽ chuyển đổi công năng
một số cụm
Ông NguyễnVăn Hùng, Giám đốc
Sở Xây dựng tỉnh LongAn, cho biết
đối với tỉnh Long An, chương trình
cụm, tuyến dân cư vượt lũ được thực
hiện tổng thể cùng với chương trình
kiểm soát lũ chung của ĐBSCL.
Riêng chương trình cụm, tuyến dân
cư ở Long An lại kết hợp song song
với chương trình dân sinh vùng lũ
với mục tiêu ổn định chỗ ở, nâng
cao đời sống của người dân, tổ chức
lại sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng
cho những khu vực dân cư hiện có.
Tuy nhiên, trong những năm gần
đây lũ không về đã khiến cho nghề
đánh bắt thủy sản trong mùa lũ của
người dân cũng bị hạn chế. Mặt khác,
không có lũ nên người dân không
vào ở trong nhà vượt lũ.
Ông Hùng cho biết thêm người
dân vùng lũ quen sống với nhà ở gắn
liền với ruộng vườn, ven kênh rạch
để làm ăn sinh sống. Việc tập trung
vào sống trong cụm, tuyến dân cư
tốn kém chi phí sinh hoạt, lại không
có điều kiện chăn nuôi, trồng trọt
khiến người dân ngán ngại.
“Phần lớn nhà bỏ hoang là của
đối tượng hộ nghèo, không có đất
sản xuất nên gặp khó khăn trong đời
sống. Các giải pháp tạo việc làm cho
người dân chưa mang lại hiệu quả
cao nên khó thu hút người dân vào
ở” - ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, UBND tỉnh Long
An đã chỉ đạo các cơ quan chuyên
môn và UBND các huyện, xã kiểm
tra cụ thể từng đối tượng đã xây dựng
nhà nhưng chưa vào ở, chưa hoàn
thành nghĩa vụ tài chính để có giải
pháp thu hồi chuyển sang hộ khác
thuộc đối tượng chương trình có nhu
cầu vào ở theo quy định.
“Để hạn chế tình trạng này, Sở Xây
dựng tiếp tục tham mưu để UBND
tỉnh Long An chỉ đạo UBND các
huyện nghiên cứu điều chỉnh quy
hoạch đối với các cụm, tuyến còn
trống lô nền để bố trí các điểm hoạt
động sản xuất, kinh doanh tạo việc
làm thu hút người dân vào ở trong
cụm, tuyến theo đúng quy định” - ông
Hùng thông tin.
Trong thời gian tới, tỉnh Long
An cũng có chủ trương chuyển đổi
công năng một số cụm, tuyến dân cư
sang các công trình chức năng khác
như công trình phúc lợi công cộng,
các cơ sở nghiên cứu, trạm và trại
chuyên dùng cho ngành nông nghiệp
như nghiên cứu nuôi trồng thủy sản,
giống nông nghiệp...
Ngoài ra, tỉnh chuẩn bị chương
trình giải tỏa các nhà ở ven kênh
rạch để chuyển lên các cụm, tuyến
dân cư còn trống nhằm lấp đầy các
cụm, tuyến dân cư.
Giám đốc Sở Xây dựng thông tin
tỉnh Long An sẽ ưu tiên lồng ghép
các nguồn vốn thuộc các chương
trình mục tiêu để xây dựng đồng bộ
công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng
xã hội trong cụm, tuyến dân cư như
chương trình xây dựng nông thônmới,
giao thông nông thôn, nước sạch, vệ
sinh môi trường nông thôn, y tế, giáo
dục, nhằm sớm hoàn thiện cơ sở hạ
tầng cho cụm, tuyến dân cư vượt lũ.•
Những căn nhà vượt lũ bỏ hoang nhiều nămở cụmdân cư vượt lũ CàNổ. Ảnh: HD
“Phần lớn nhà bỏ hoang
là của hộ nghèo, không có
đất sản xuất nên gặp khó
khăn trong đời sống. Các
giải pháp tạo việc làm cho
người dân chưa mang lại
hiệu quả cao nên khó thu
hút người dân vào ở.”
SựcốđườngbăngkhiếnsânbayVinhphảiđóngcửa.Ảnh:NL
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook