11
Kinh tế -
ThứNăm21-9-2023
Doanh nghiệp chờ đợi đơn hàng
bùng nổ dịp cuối năm
ANHIỀN
H
àng tồn kho đang giảm,
mùa lễ hội bắt đầu, nền
kinh tế của các nước đã
bắt đầu tạm ổn. Những yếu
tố này đặt ra kỳ vọng về sự
phục hồi sản xuất, xuất khẩu
của doanh nghiệp (DN) Việt
Nam (VN) vào những tháng
cuối năm.
Tuy nhiên, theo chia sẻ
của các DN, tín hiệu hồi
phục không diễn ra đồng
đều ở tất cả ngành hàng. Ví
dụ, ngành gỗ vẫn khó khăn,
ngược lại dệt may, thủy sản,
da giày… đang kỳ vọng vào
mùa Giáng sinh, tết Dương
lịch đang đến gần.
Tín hiệu tích cực
Theo số liệu của Bộ Công
Thương, trong tháng 8, hoạt
động xuất khẩu hàng hóa
tiếp tục có những tín hiệu
tích cực khi tăng 7,7% so
với tháng trước, ước tính đạt
32,37 tỉ USD. Đây là tháng
có kim ngạch xuất khẩu cao
nhất trong một năm trở lại
đây và đánh dấu tháng tăng
trưởng thứ tư liên tiếp. Trong
đó, khu vực kinh tế trong
nước đạt 8,43 tỉ USD, tăng
8,7%; khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài đạt 23,94 tỉ
USD, tăng 7,3%.
Tuy nhiên, so với cùng kỳ
năm ngoái, mức tăng trưởng
vẫn chưa có sự đột biến.
Cụ thể, so với cùng kỳ năm
ngoái, kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa tháng 8 năm nay
vẫn giảm 7,6%. Tính chung
tám tháng giảm 10% so với
cùng kỳ năm trước.
Những ngày gần đây, một
số DN chia sẻ hoạt động sản
xuất, xuất khẩu đang có nhiều
yếu tố thuận lợi, các đơn hàng
đang rục rịch trở lại. Trao đổi
với PV, ông Nguyễn Liêm,
Chủ tịch Hiệp hội Chế biến
gỗ Bình Dương, cho biết:
“Các đối tác truyền thống
có yêu cầu đặt hàng thêm
một số mã sản phẩm nhưng
không nhiều. Chính vì vậy,
so với cùng kỳ năm ngoái,
nhiều công ty ngành gỗ đã
phải cắt giảmcông suất. Đồng
thời tìm mọi biện pháp để có
đơn hàng, thậm chí nhận cả
các đơn hàng lẻ, dù biết rằng
không có lãi, chỉ để có thêm
việc làm để giữ chân người
lao động”.
Trong khi đó, ông Phùng
Quốc Mẫn, Phó Chủ tịch
Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ
TP.HCM (HAWA), cho biết
VN là quốc gia xuất khẩu gỗ
và sản phẩm gỗ lớn thứ năm
trên thế giới. Hiện ngành gỗ
đang có dấu hiệu phục hồi
khi lạm phát ở Mỹ và một số
nước đang giảm dần, chỉ số
tiêu dùng bắt đầu tăng trở lại,
hàng tồn kho nội thất giảm,
ngành xây dựng đang có sự
gia tăng về cầu.
Bên cạnh đó, số liệu từTổng
cục Hải quan cũng cho thấy
từ đầu quý III, tình hình xuất
khẩu gỗ của VN có tín hiệu
khả quan khi kimngạch trong
tháng 8 đạt trên 1,1 tỉ USD
sau thời gian dài sụt giảm.
Đối với lĩnh vực công
nghiệp hỗ trợ, ông Ngô Ngọc
Khánh, Phó Chủ tịch thường
trực Liên minh Hỗ trợ công
nghiệp VN (VISA), cũng
cho biết các công ty trong
ngành đang hồi phục nhưng
còn chậm.
“Tỉ lệ đơn hàng mới chỉ
có rải rác ở một số công ty.
Hiện lạm phát trên thế giới
có dấu hiệu giảm nhưng vẫn
ở mức cao, kinh tế còn khó
khăn nên vẫn tác động rất tiêu
cực đến các DNVN. Chuyến
thămVN của tổng thống Mỹ
mới đây mở ra cơ hội cho
thúc đẩy đầu tư thương mại
nhưng việc chuyển dịch đầu
tư cần có thời gian” - ông
Khánh nói.
Kỳ vọng đơn hàng
bùng nổ
Năm 2022, xuất khẩu thủy
sản của VN đạt kỷ lục với 11
tỉ USD, mức tăng trưởng cao
chưa từng có trong lịch sử
trước đó. Thế nhưng, bước
sang năm 2023, các DN thủy
sản cũng không tránh khỏi
cơn bão lạm phát trên toàn
cầu khiến nhu cầu của người
mua giảmmạnh, đơn hàng liên
tục bị cắt giảm ở hầu hết thị
Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp
Chia sẻ về khả năng phục hồi thị trường xuất khẩu, Thứ
trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết từ nay đến
cuối năm, dù có những tín hiệu tích cực, song dự báo bối
cảnh kinh tế thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp, khó
lường. Tình hình lạm phát mặc dù đã chững lại song vẫn
ở mức cao tại các thị trường, trong khi tình hình địa chính
trị, đặc biệt là xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn diễn biến
phức tạp. Điều này khiến chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục
bị đứt gãy, giá cả nhómhàng nguyên vật liệu đầu vào phục
vụ sản xuất vẫn duy trì ở mức cao.
“Căn cứ kết quả xuất nhập khẩu cho đến thời điểm hiện
nay, mục tiêu tăng trưởng 6% kim ngạch xuất khẩu như
kế hoạch đặt ra từ cuối năm 2022 là hết sức khó khăn. Tuy
nhiên, với sự chủ động của các cấp, các ngành và đặc biệt
là cộng đồng DN, chúng ta tin tưởng vào kết quả khả quan
về kim ngạch xuất khẩu từ nay đến cuối năm 2023” - Thứ
trưởng Hải chia sẻ.
Ông Hải cũng khẳng định Bộ Công Thương đang phối
hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan, các địa phương,
DN, các cơ quan đại diện của VN tại nước ngoài đẩy mạnh
công tác phát triển thị trường để hỗ trợ DN kịp thời, cụ thể
và hiệu quả nhất. Bộ cũng sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ DN
tận dụng các camkết trong các hiệp định thươngmại tự do
để đẩy mạnh xuất khẩu.
Từ nay đến cuối
năm, dù có những
tín hiệu tích cực,
song dự báo bối
cảnh kinh tế thế giới
còn nhiều diễn biến
phức tạp, khó lường.
trường. Tám tháng đầu năm,
kimngạch xuất khẩu thủy sản
đạt 5,68 tỉ USD, giảm 25,4%
so với cùng kỳ năm ngoái.
May mắn là bước sang quý
III, tình hình đã có cải thiện
với nhiều tín hiệu thuận lợi.
Đại diệnmột công ty thủy sản
chia sẻ: “Từ đầu nămđến nay,
lạmphát khiến người dân phải
thắt lưng buộc bụng không
chi tiêu thì bây giờ đã đến
lúc người dân phải chi tiêu”.
Ông Trương Đình Hòe,
Tổng Thư ký Hiệp hội Chế
biến và Xuất khẩu thủy sản
VN (VASEP), nhận định:
“Hàng tồn kho đang giảm,
mùa lễ hội bắt đầu, nền kinh
tế của các nước đã bắt đầu
tạm ổn. Những yếu tố đó
đặt ra kỳ vọng về sự phục
hồi sản xuất, xuất khẩu vào
những tháng cuối năm, đặc
biệt là nhu cầu về thực phẩm,
trong đó có thủy sản sẽ tăng
trở lại”.
Đối với lĩnh vực da giày,
ôngNguyễnVănKhánh, Tổng
Thư kýHội Da giàyTP.HCM,
cho hay lượng hàng tồn đã
giảm khoảng 30%-40% so
với thời điểm đầu năm. Đây
là tín hiệu đáng mừng. Hiện
các DN da giày đang trông
đợi thị trường tiêu thụ sẽ sôi
động hơn vào dịp cuối năm.
Tuy nhiên, vì nhiều chỉ dấu
chưa rõ ràng, các đơn hàng
vẫn lẻ tẻ nên nhiều DN vẫn
thận trọng, chưa dám tuyển
dụng lao động ồ ạt trở lại.
“Cũng giống nhưmùa dịch,
giờ các DN đang cố hết sức
duy trì đội ngũ lao động có
tay nghề khá, còn lao động
phổ thông thì khi nào đơn
hàng có nhiều mới dám kêu
gọi họ quay lại” - ông Khánh
chia sẻ.•
Hôm nay (21-9), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có
cuộc họp quyết định về lãi suất. Theo công cụ theo dõi
Fed CME, các chuyên gia nhận định khả năng Fed sẽ tạm
dừng tăng lãi suất trong tháng 9 nhưng vẫn sẽ có đợt tăng
vào tháng 11 và giữ nguyên lãi suất cao cho đến hết năm
2023. Trước đó, Fed liên tục tăng lãi suất, đẩy lãi suất chủ
chốt lên mức 5,25%-5,50%.
Trong báo cáo mới phát hành, Công ty Chứng khoán
KBSV nhận định trong giai đoạn vừa qua, sức khỏe nền
kinh tế Mỹ vẫn vững vàng nhưng lạm phát có thể trở lại.
Điều này khiến cho Fed có thể phải cân nhắc việc tăng lãi
suất trong cuộc họp vào tháng 11 tới. Dù vậy, tỉ giá trong
nước đang được hỗ trợ tốt bởi nguồn ngoại tệ dồi dào đến
từ cán cân thương mại và cán cân vốn.
“Chúng tôi cho rằng các nguồn cung ngoại tệ từ
dòng vốn đầu tư nước ngoài và xuất siêu, kiều hối sẽ
tiếp tục giúp tỉ giá không biến động quá mạnh trong
các tháng cuối năm. Tỉ giá USD/VND được dự báo
tăng 2%, đạt 24.550 đồng vào cuối năm 2023” - Công
ty Chứng khoán KBSV cho biết.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt cũng dự báo áp lực lạm
phát vẫn còn lớn có thể khiến cho Fed phải duy trì lãi suất
ở mức cao trong thời gian dài, giúp duy trì sức mạnh của
chỉ số đồng USD (USD Index). Tuy nhiên, Ngân hàng
Nhà nước có thể sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ hiện
tại, chấp nhận để tỉ giá tăng ở mức vừa phải và sẽ chưa có
can thiệp nếu không có biến động bất thường do lạm phát
vẫn trong tầm kiểm soát, trong khi nền kinh tế cần tiếp tục
được hỗ trợ phục hồi.
Thời gian gần đây, tỉ giá liên tục biến động. Đơn cử
ngày 19-9, giá USD tại các ngân hàng thương mại bật
tăng mạnh. Tại BIDV, giá đồng bạc xanh được mua vào
Tỉ giá sẽ không biến động quá mạnh những tháng cuối năm
Những ngày gần đây, một số doanh nghiệp chia sẻ hoạt động sản xuất, xuất khẩu đang có nhiều yếu tố
thuận lợi, các đơn hàng rục rịch trở lại.
Sau thời gian dài ảmđạm, ngành gỗ đang có dấu hiệu phục hồi. Trong ảnh: Khách hàng nước ngoài
tìmhiểu về đồ gỗ tại triển lãmquốc tế ngành chế biến gỗ đang diễn ra tại TP.HCM. Ảnh: TÚUYÊN
Dự báo tỉ giá sẽ không tăng quámạnh từ nay đến cuối năm2023.
Ảnh: TL
với mức 24.250 VND/USD và bán ra với giá 24.550
VND/USD, tăng 50 đồng so với trước đó một ngày.
PHƯƠNG MINH