213-2023 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Năm 21-9-2023
“Nói chồng tôi mất năng lực hành vi dân sự
là rất vô lý!”
Sau khi nghe câu chuyện đầy thương cảm của ông Nguyễn Đức Thịnh
cùng ba em gái bị bệnh tâm thần, LS Trần Cao Đại Kỳ Quân (Đoàn LS
tỉnh Đồng Nai) đã nhận bảo vệ quyền và lợi ích miễn phí cho ông Thịnh,
cũng gián tiếp bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho ba em gái của ông Thịnh.
Sáng 14-9, PV theo chân LS Quân đến nhà ông Thịnh ở xã Lộc Châu,
TP Bảo Lộc, Lâm Đồng. Lúc này, ông Thịnh đang khởi động máy nổ để
xay cà phê lấy nhân đem bán.
Để “kiểm tra” ông Thịnh có… vấn đề gì hay không, chúng tôi cố tình
hỏi nhiều về kỹ thuật trồng cà phê cũng như các công đoạn bóc tách để
lấy hạt cà phê nhân. Tất cả câu hỏi đều được người nông dân này trả lời
rành rẽ, đúng trọng tâm, như một người chuyên trồng cà phê thứ thiệt.
Bà Nguyễn Thị Hồng Xuân (vợ ông Thịnh) cho biết hai vợ chồng bà có
ba người con, cháu đầu học cấp III, cháu nhỏ nhất đang học mẫu giáo.
Ông Thịnh là lao động chính trong gia đình.“Cả ba mảnh rẫy rộng hơn 1
ha đều do một tay anh Thịnh trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch. Nói anh
ấy mất năng lực hành vi dân sự thì vô lý quá!” - bà Xuân bức xúc.
tòa án tuyên bố mất năng lực hành
vi dân sự có thể liên quan đến vấn
đề đất đai.
“Cha mẹ tôi có di chúc để lại
miếng đất ở huyện Tân Phú (Đồng
Nai) cho ba người em gái bị bệnh
tâm thần là Tuyết, Hoa và Mai.
Sau đó, bà Tuyết có đơn đề nghị
chính quyền cấp giấy chứng nhận
miếng đất ấy cho riêng mình. Việc
đề nghị cấp giấy chứng nhận này
thực chất là do ông Hà thực hiện
nên tôi mới gửi đơn đề nghị ngăn
chặn đến UBND xã Phú Xuân
(huyện Tân Phú, Đồng Nai)” - ông
Thịnh kể.
Trong một cuộc trao đổi với PV
qua điện thoại, ông Hà cũng thừa
nhận lý do ông có đơn yêu cầu tòa
án tuyên bố ông Thịnh mất năng lực
hành vi dân sự là do ông Thịnh có
đơn ngăn chặn việc đề nghị cấp giấy
chứng nhận cho bà Tuyết.
Và tranh chấp quyền giám
hộ ba người em tội nghiệp
Liên quan đến vụ việc này, hiện
ông Hà còn khởi kiện ra TAND
TP Bảo Lộc yêu cầu tòa chỉ định
cho mình là người giám hộ duy
nhất cho ba em gái bị bệnh tâm
thần nói trên. Cả ba người vẫn
đang do ông Hà nuôi trong một
căn nhà tại TP Bảo Lộc, sau khi
chính quyền TP Bảo Lộc đến kiểm
tra từ phản ánh của PV
Pháp Luật
TP.HCM
. TAND TP Bảo Lộc đã
thụ lý vụ án này.
Tại buổi đối chất giữa ôngHà, ông
Nguyễn Đức Song và ông Thịnh,
ông Hà vẫn giữ yêu cầu tòa án chỉ
định cho ông được giám hộ cho ba
em gái. Trong khi đó, cả ông Song
và ông Thịnh đều yêu cầu tòa án
chỉ định ông Thịnh là người giám
hộ, ông Song là người giám sát việc
giám hộ. Hiện tòa vẫn chưa có phán
quyết về vụ này.
Theo luật sư (LS)TrầnCaoĐại Kỳ
Quân, trong câu chuyện này có hai
vấn đề cần xem xét, đánh giá. Một
là việc ông Nguyễn Hải Hà có đơn
VÕTÙNG
M
ấy hôm nay, ông Nguyễn
Đức Thịnh (51 tuổi, ngụ xã
Lộc Châu, TPBảo Lộc, Lâm
Đồng) rất lo lắng khi hay tin anh
ruột là ông Nguyễn Hải Hà (65 tuổi,
ngụ xã Lộc Châu) yêu cầu tòa án
tuyên bố mình là người mất năng
lực hành vi dân sự.
Sau khi gửi đơn ngăn
chặn thì “gặp chuyện”
Trước đó, TAND huyện Tân Phú
(Đồng Nai) đã có thông báo về việc
chuyển đơn yêu cầu giải quyết việc
dân sự đến TAND TP Bảo Lộc liên
quan đến việc ông Hà yêu cầu tòa
này tuyên ông Thịnh là người mất
năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, xét thấy người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Thịnh
có nơi cư trú tại TP Bảo Lộc nên
TAND huyện Tân Phú đã chuyển
đơn khởi kiện của ông Hà cùng tài
liệu, chứng cứ kèm theo đến TAND
TP Bảo Lộc để giải quyết theo quy
định của pháp luật.
Ông Hà là người mà
Pháp Luật
TP.HCM
từng đề cập. Theo đó,
nhà ông Hà có xích chân, nhốt
ba phụ nữ là bà Nguyễn Thị
Tuyết, bà Nguyễn Thị Hoa và
bà Nguyễn Thị Mai. Cả ba người
đều là em cùng cha khác mẹ với
ông Hà, ông Nguyễn Đức Song
và ông Thịnh, đồng thời cả ba
đều đã bị TAND huyện Tân Phú
(Đồng Nai) tuyên bố mất năng
lực hành vi dân sự.
Trao đổi với PV, ông Thịnh kể
việc ông bị anh ruột mình yêu cầu
Đang là người bình thường, tỉnh táo, ôngNguyễnĐức Thịnh bị anh ruột yêu cầu
tòa án tuyên bố ôngmất năng lực hành vi dân sự. Ảnh: VÕTÙNG
Bỗng dưng bị yêu cầu tuyên bố
mất năng lực hành vi dân sự
Một người dân ở TP Bảo Lộc (LâmĐồng) bỗng dưng bị anh ruột yêu cầu tòa án tuyên bốmình
mất năng lực hành vi dân sự.
yêu cầu tòa tuyên ông Nguyễn Đức
Thịnh mất năng lực hành vi dân sự
(căn cứ theo Thông báo số 55 của
TAND huyện Tân Phú, Đồng Nai).
Đây là quyền của ông Hà theo quy
định của pháp luật. Tuy nhiên, để
tòa án có thể tuyên bố một người
mất năng lực hành vi dân sự thì cần
phải có kết quả giám định của cơ
quan chuyên môn.
“Thực tế qua tiếp xúc, trao đổi và
làm việc với ông Thịnh, tôi nhận
thấy ông hoàn toàn bình thường;
ông luôn tỏ ra tỉnh táo và minh mẫn
khi trả lời tôi về tất cả vấn đề liên
quan. Ở việc thứ hai là ông Hà yêu
cầu TAND TP Bảo Lộc chỉ định
ông là người giám hộ cho ba em
gái, tôi tin với các tài liệu, chứng
cứ mà tôi được biết, tòa án sẽ có
phán quyết thấu tình, đạt lý” - LS
Quân nhận xét.•
Hômnay, TANDTP.HCMxửvụbàNguyễnPhươngHằng
Ông Hà thừa nhận lý do
ông có đơn yêu cầu tòa
án tuyên bố ông Thịnh
mất năng lực hành vi
dân sự là do ông Thịnh
có đơn ngăn chặn việc
đề nghị cấp giấy chứng
nhận cho bà Tuyết.
Sáng nay (21-9), TAND TP.HCM mở phiên tòa xét
xử bị cáo Nguyễn Phương Hằng cùng bốn đồng phạm
về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân.
Bốn bị cáo giúp sức cho bà Hằng gồm: Đặng Anh
Quân (sinh năm 1978, TS luật, giảng viên Trường ĐH
Luật TP.HCM), Nguyễn Thị Mai Nhi (sinh năm 1983,
trợ lý của bà Hằng), Lê Thị Thu Hà (sinh năm 1992,
nhân viên Công ty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân
(sinh năm 1994, trưởng phòng Truyền thông Công ty
CP Đại Nam).
Cả năm bị cáo bị truy tố theo khoản 2 Điều 331 BLHS
(khung hình phạt 2-7 năm tù).
Phiên xử dự kiến diễn ra trong hai ngày. Đây là
vụ án được dư luận quan tâm nên chỉ những người
được tòa án triệu tập mới được tham dự phiên tòa.
Báo chí sẽ được bố trí khu vực tác nghiệp. PV tham
dự phiên tòa phải mang theo giấy giới thiệu và thẻ
nhà báo, đăng ký tác nghiệp tại TAND TP.HCM (từ
chiều 19-9), mỗi cơ quan báo chí được đăng ký tối
đa hai người.
TAND TP cho biết người dân quan tâm đến phiên tòa
có thể theo dõi qua phương tiện thông tin đại chúng, tránh
tụ tập trước cổng trụ sở tòa án có thể ảnh hưởng đến việc
lưu thông.
Về yêu cầu xem xét lại tư cách tố tụng của những người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án, Văn phòng
TAND TP cho biết hiện những đơn kiến nghị này đã được
văn phòng chuyển đến HĐXX. Việc xác định tư cách
tham gia tố tụng của những đương sự này sẽ được HĐXX
xem xét tại phiên tòa.
Theo cáo trạng của VKSND TP.HCM, từ tháng
3-2021, bà Nguyễn Phương Hằng thông qua các tài
khoản mạng xã hội, phát sóng trực tiếp (livestream)
đã xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng đến uy tín,
danh dự của 10 cá nhân. Đó là ông Võ Nguyễn Hoài
Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh
(ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo, luật
sư), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng),
bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng
là Lê Công Vinh, bà Đinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu,
ông Nguyễn Đức Hiển (nhà báo) và bà Trương Thị
Việt Hà.
Trước đó, sau khi điều tra bổ sung, cả cơ quan điều
tra và VKS đều nhận định hành vi của bà Hằng cùng
đồng phạm chỉ đủ cơ sở xử lý về tội lợi dụng các quyền
tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không có căn
cứ xem xét, xử lý thêm tội làm nhục người khác và tội
vu khống.
Đối với ông Huỳnh Uy Dũng, chồng của bà Hằng, cơ
quan điều tra xác định không đủ cơ sở để xử lý hình sự
ông Dũng với vai trò đồng phạm giúp sức cho bà Hằng
trong các buổi livestream. Từ đó, VKSND TP.HCM cho
rằng cơ quan điều tra nêu quan điểm không khởi tố ông
Dũng là có căn cứ.
HẢI ĐĂNG
BàNguyễnPhươngHằngtrongmộtbuổilivestream.Ảnh:TL
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook