13
Đời sống xã hội -
ThứNăm21-9-2023
Tiếp tục lấy ý kiến người dân
việc siết rút BHXH 1 lần
VIẾT LONG-ĐỨCMINH
N
gày20-9,ỦybanThường
vụQuốc hội (QH) cho ý
kiến lần hai đối với dự
thảo Luật BHXH (sửa đổi).
Trong đó, Chính phủ đề xuất
QH cho ý kiến về hai phương
án nhận BHXH một lần.
Hai phương án
đều “nhạy cảm”
Báocáotạiphiênhọp,Thường
trựcỦy banXã hội cho biết đa
số ý kiến đồng tình với việc bổ
sung trợ cấp hưu trí cho người
đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa
đóng đủ số nămhưởngBHXH
và không rút BHXH một lần.
Mụcđíchnhằmtừngbướchoàn
thiện hệ thống hưu trí đa tầng,
liên kết, linh hoạt.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra
đề nghị Chính phủ cần đánh
giá kỹ lưỡng tác động của việc
quy định trợ cấp hưu trí xã hội
đối với ngân sách nhà nước,
xung đột chính sách khi đưa
các đối tượng thuộc phạm vi
điều chỉnh và áp dụng củaLuật
Người cao tuổi sang dự án luật
này, nhất là các tác động liên
quan đến chính sách khuyến
khích người lao động tham
gia BHXH tự nguyện.
Bên cạnh đó, có ý kiến của
thành viên Ủy ban Xã hội cho
rằng hiện nay trợ cấp xã hội
đối với người cao tuổi theo
quy định của Luật Người cao
tuổi còn rất thấp và có khoảng
cách khá xa so với mức chuẩn
nghèo về thu nhập. Chính vì
vậy, khi chuyển nhóm đối
tượng rất đặc thù này với mức
hưởng rất thấp sang phạm vi
của dự thảo Luật BHXH (sửa
đổi) thì liệu có hợp lý? Đồng
thời, ban soạn thảo cũng chưa
nêu cơ sở lý luận và thực tiễn
đầy đủ để quy định cụ thể ngay
trong dự thảo luật tuổi hưởng
trợ cấp là 75 tuổi, thay vì 80
tuổi như quy định hiện hành.
Về thời gian đóng BHXH
để nhận lương hưu, Thường
trực Ủy ban Xã hội tán thành
với đề xuất củaChính phủ việc
giảm số năm đóng BHXH tối
thiểu để được hưởng lương
hưu từ 20 nămxuống 15 năm.
Về hai phương án nhận
BHXH một lần, Thường trực
Ủy banXã hội cho rằng đây là
vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có
ảnh hưởng đến quyền lợi của
người lao động và vấn đề an
sinh xã hội lâu dài, tác động
nhất định đến tâm lý xã hội,
người laođộng.Dođó cầnphải
tiếp tục đánh giá tác động, cân
nhắckỹ lưỡng, baoquát đối với
nội dung sửa đổi, bổ sung quy
địnhvề hưởngBHXHmột lần,
thamvấn công chúng rộng rãi
hơn về các phương án dự kiến
sửa đổi, bổ sung…
Không đóng khung
phương án, tiếp tục
lấy ý kiến
Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-
TB&XHĐàoNgọcDung, sau
khi chỉnh lý, dự luật cơ bản
hoàn thiện nhưng nội dung
về nhận BHXH một lần vẫn
còn nhiều ý kiến. Ông Đào
Ngọc Dung nói đây là vấn
đề rất hệ trọng, rất lớn, nếu
công bố sớm phương án có
thể tạo hiệu ứng nhất định với
xã hội. Vì vậy, Chính phủ tiếp
tục đưa ra hai phương án để
xin ý kiến.
Nhắc lại phiên họp của Ủy
banThường vụQH lầnmột về
dự luật, ông Đào Ngọc Dung
cho biết đã nghiên cứu ý kiến
của Chủ tịch QH về việc tích
hợp điểm tốt của hai phương
án nhằm tìm ra một phương
án tối ưu. Nhưng nếu đặt ra
phương án 3 thì hướng sẽ là
những người mới tham gia
BHXH sẽ không được nhận
BHXH một lần khi luật có
hiệu lực, còn những người
đang thamgia chỉ nhậnBHXH
một lần bằng 50%.
Hai phương án rút BHXH một lần
Chính phủ tiếp tục trình QH cả hai phương án.
Phương án 1 được chia làm hai nhóm. Nhóm 1, người lao
động (NLĐ) đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi)
có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc, có nhu cầu thì được nhận
BHXH một lần.
Nhóm 2, NLĐ bắt đầu tham gia BHXH từ khi dự luật có hiệu
lực(dựkiếnngày1-7-2025)khôngđượcnhậnBHXHmộtlần.Trừ
các trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ số năm
đóng để hưởng lương hưu, ra nước ngoài định cư hoặc bị mắc
mộttrongnhữngbệnhnguyhiểmđếntínhmạngtheoquyđịnh.
Phương án 2, cho NLĐ rút BHXH một lần nhưng tối đa
không quá 50% tổng thời gian đóng vào Quỹ hưu trí, tử tuất.
Thời gian còn lại được bảo lưu để NLĐ tiếp tục tham gia và
hưởng các chế độ BHXH.
Chính phủ tiếp tục đưa ra hai phương án nhận BHXHmột lần và đề nghị Quốc hội cho ý kiếnmột trong hai
phương án. Tuy nhiên,Thường vụQuốc hội yêu cầu tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi người dân.
“Nếu Thường vụ hôm nay
cho ý kiến, chúng tôi báo cáo
lại với Chính phủ. Đây cũng
là phương án thực hiện theo
đúng tinh thần Nghị quyết
28 của Ban Chấp hành Trung
ương, tức là khuyến khích
những người tiếp tục bảo
lưu và thực hiện giảm chính
sách đối với những người rút
BHXHmột lần theo đúng tinh
thần Nghị quyết 28…” - ông
Dung nói.
Chủ tịch QH Vương Đình
Huệ cho rằng quy định trợ cấp
hưu trí xã hội được chuyển từ
Luật Người cao tuổi sang Luật
BHXH và được chỉnh lý để
liên kết với Quỹ BHXH, tạo
ra hệ thống BHXH đa tầng
nên đây là vấn đề “không có
gì phải bàn”.
Chủ tịch QH nói vấn đề lớn
nhất trongsửađổi luật lầnnày là
việc siết nhận BHXHmột lần.
Phương án thì có nhiều nhưng
Thường vụQHbây giờ không
Theo Chủ tịch QH,
vấn đề lớn nhất trong
sửa đổi luật lần này
là việc siết nhận
BHXHmột lần.
nói được cụ thể, mà chỉ gợi ý
nghiên cứuđể đưa ra thảo luận.
“Chúng ta phải tuân thủ
quy trình xây dựng pháp luật
đã được quy định trong Luật
Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật. Cho nên tiếp tục
lắng nghe, trình bày các quan
điểm với nhau. Với cách như
thế này, Chính phủ hoàn thiện
hồ sơ, Ủy ban Xã hội tiếp tục
thẩm tra…” - ông Huệ nói.
PhóChủ tịchQHTrầnThanh
Mẫn yêu cầu Chính phủ tiếp
tục nghiên cứu để hoàn thiện
dự luật cũng như các văn bản,
Ủy ban Xã hội hoàn thiện báo
cáo thẩm tra để trình QH tại
kỳ họp thứ sáu. “Ngoài ra, tôi
đề nghị Ủy ban Xã hội tiếp
tục chủ trì tổ chức tọa đàm,
hội thảo, hội nghị lấy ý kiến
rộng rãi dự thảo luật này, nắm
bắt dư luận xã hội, đảm bảo
trình QH dự thảo luật có chất
lượng…” - ông Trần Thanh
Mẫn yêu cầu.•
Giáodục vàđào tạo chuyểnđổimạnhmẽ khi thực hiệnNghị quyết 29
Sau hành trình 10 năm thực hiệnNghị quyết 29
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngành
GD&ĐT đã có những chuyển biến và đạt được
nhiều thành tựu.
Sáng 20-9, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM tổ chức
hội thảo “Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong thực
hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế tại TP.HCM”.
Ông Lê Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban thường trực Ban
Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, khẳng định TP.HCM là
một trong những địa phương tiên phong thực hiện Nghị
quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Trong
đó, mặc dù có hai năm chững lại do ảnh hưởng của dịch
COVID-19 nhưng nhìn lại chặng đường 10 năm thực hiện
đã đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ.
PGS-TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH
Bách khoa TP.HCM, cho hay ngân sách đầu tư cho giáo
dục tại TP tăng hằng năm. Các địa phương đều quan tâm
đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, chuẩn hóa đội ngũ giáo
viên (GV), giảng viên ở các bậc học, ngành học.
Tại hội thảo, bà Nguyễn Trung Châu Tuyên, Trưởng ban
Tuyên giáo Quận ủy quận 1, cho biết 10 năm qua, công tác
đổi mới GD&ĐT có nhiều chuyển biến tích cực. Đội ngũ GV
đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học gắn với đổi
mới hình thức. Mạng lưới trường lớp cơ bản đảm bảo trường
lớp cho học sinh (HS) học tập. Các cơ sở giáo dục phát huy
vai trò tiên phong, mạnh đạn đổi mới với chương trình giáo
dục nhà trường; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
- học hiện đại, nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Hoạt động
HS nghiên cứu khoa học được quan tâm, đẩy mạnh và đi
vào chiều sâu, chủ động chuẩn bị các điều kiện để triển khai
thành công chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đồng quan điểm, GS-TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết sau 10 năm thực
hiện Nghị quyết 29, nhà trường đã đạt được những chuyển
biến về chất lượng trong công tác đào tạo.
Bên cạnh việc thành lập Trung tâm STEM, Trung tâm
Nghiên cứu và phát triển học liệu giáo dục, đội ngũ giảng
viên của trường còn được tạo điều kiện để tham gia quá
trình xây dựng chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ở góc độ giáo dục nghề nghiệp, theo TS Đặng Văn
Sáng, hiện nay quy mô giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn
TP.HCM có 360 cơ sở, đạt khoảng 371.000 người học,
chiếm 16,8% so với cả nước.
Thống kê có trên 80% HS, sinh viên tìm được việc làm
hoặc tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp ở nhiều nghề và
nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp, lao động qua đào tạo
nghề nghiệp đã tham gia hầu hết lĩnh vực và đã đảm nhận
nhiều vị trí, công việc phức tạp mà trước đây phải do chính
chuyên gia nước ngoài thực hiện.
NGUYỄN QUYÊN
Toàn cảnh hội thảo vào sáng 20-9. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Cuộc họp cho ý kiến về dự luật. Trong ảnh: Chủ tịchQuốc hội VươngĐìnhHuệ
và Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XHĐàoNgọc Dung. Ảnh: PHẠMTHẮNG