3
Thời sự -
ThứNăm21-9-2023
ĐỨCMINH
S
áng 20-9, tiếp tục phiên
họp thứ 26, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội
(QH) cho ý kiến về dự thảo
Luật Thủ đô (sửa đổi).
Các đại biểu bàn thảo về
nhiều đề xuất của đề nghị Hà
Nộiđượcápdụng“vượtkhung”
pháp luật như phạt không quá
hai lầnmức phạt hiện hành với
các hành vi vi phạm trong lĩnh
vực đất đai, xây dựng, PCCC,
an toàn thực phẩm...
Sáu lĩnh vực
xử phạt gấp đôi
Trình bày tờ trình củaChính
phủ, Bộ trưởngBộTư phápLê
Thành Long cho hay dự thảo
luật gồm 7 chương, 59 điều;
tăng 3 chương, 32 điều so với
Luật Thủ đô 2012.
Đáng chú ý, dự thảo luật
dành Điều 34 quy định về các
biện pháp bảo vệ thủ đô, bảo
đảm trật tự, an toàn xã hội trên
địa bàn.
Theo đó, HĐNDTPHàNội
quyđịnhmức tiềnphạt caohơn
trên toàn địa bàn nhưng không
quáhai lầnmức tiềnphạt chung
do Chính phủ quy định trong
sáu lĩnh vực gồm: văn hóa,
quảng cáo, đất đai, xây dựng,
PCCC, an toàn thực phẩm.
Theo Chính phủ, quy định
của Luật Thủ đô hiện hành chỉ
áp dụng mức xử phạt vi phạm
hành chính cao hơn trongmột
sốlĩnhvựctạikhuvựcnộithành
không còn phù hợp.
Trên cơ sở đề xuất của Hà
Nội, dự thảo luật quy định cho
phép áp dụng biện pháp ngăn
chặnvà bảođảmxử lývi phạm
hành chính bằng việc ngừng
biện pháp cắt điện, nước tại địa
điểmvi phạmđã đượcQHbàn
khi cho ý kiến về Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật
Xử lý vi phạmhành chính năm
2020. Khi biểu quyết, đa số đại
biểukhông tán thànhbiệnpháp
cắt điện, nước do liên quan đến
quyền con người, quyền công
dân và đa số người dân.
“Tôi đề nghị Ban soạn thảo
nghiên cứu thêm nếu dự thảo
Luật Thủ đô (sửa đổi) đưa vấn
đề này vào” - ông Tới nói.
Di dời cơ sở ô nhiễm,
cơ sở giáo dục ĐH
khỏi nội đô
Gópý,TổngThưkýQHBùi
Văn Cường cho hay ông đặc
biệt quan tâmđến các quy định
liên quan xây dựng, phát triển,
quản lý thủ đô. Bởi thông qua
các quy định này có thể hình
dung được hình hài phát triển
của thủ đô trong tương lai.
sáp nhập tỉnh Hà Tây vào Hà
Nội nhưng triển khai rất chậm,
trong khi hồ sơ dự án luật lần
này cũng chưa thấy đề cập tới
biện pháp và lộ trình di dời.
Phát biểu tại phiên họp, Bí
thưThành ủyTPHà Nội Đinh
TiếnDũngđề nghị giao choHà
Nội di dời cơ sở ô nhiễm, y tế,
ĐH… ra khỏi nội đô.
ÔngDũngphântích:“Chúng
taquyhoạchxâydựngTPkhoa
học, công nghệ và giáo dục,
đào tạo tại khu vực XuânMai
(Hòa Lạc). Quy hoạch như thế
nhưng nếu giao các trườngĐH
thực hiện thì “không bao giờ
di chuyển được” vì không có
nguồn lực”.
“NếugiaochoTPgiải phóng
mặt bằng, xây cơ sở mới trên
đấy và giao lại cơ sở cũ, tôi
nghĩ là khả thi. Hiện có những
trườngnhưĐHXâydựng,đồng
chí hiệu trưởng nói nếu TP
xây dựng một trường trên đó
khoảng 2.000 tỉ đồng, trường
sẽ chuyển ngay và giao lại cơ
sởhiệnnay choTP” - ôngĐinh
Tiến Dũng nói.
Ông Dũng dẫn chứng một
cơ sở giáo dục ĐH khởi công
đã 20 năm nhưng vẫn chưa
xong và đề nghị giao việc này
choTPHà Nội, TPsẽ “làmcái
nào xong cái đấy”...•
Bí thư Thành ủy TPHàNội Đinh TiếnDũng đề xuất giao cho TPHàNội di dời các cơ sở giáo dục đại học
khỏi nội đô. Ảnh: PHẠMTHẮNG
Cục CSĐT tội phạm về ma túy (C04, Bộ Công an) cho
biết ngày 19-9, Hội nghị phòng, chống ma túy thế giới lần
thứ 37 (gọi tắt là Hội nghị IDEC XXXVII) do Cơ quan
phòng, chống ma túy Mỹ (DEA) và Bộ An ninh quốc gia
Jamaica đồng tổ chức đã diễn ra. Trung tướng Nguyễn
Văn Viện, Cục trưởng Cục C04, là trưởng đoàn đại biểu
Việt Nam tham dự hội nghị.
Tại lễ khai mạc, bà Anne Milgram, Giám đốc DEA, cho
biết thế giới đã và đang phải đối mặt với hiểm họa ma túy
diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, ảnh hưởng nghiêm
trọng tới phát triển kinh tế - xã hội, trật tự an toàn xã hội
của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
Tình trạng mua bán, vận chuyển và sử dụng chất fentanyl
đang đặt ra quan ngại lớn trên toàn cầu. Fentanyl là loại ma
túy được tổng hợp từ hóa chất, tác dụng gây nghiện mạnh
gấp 50 lần heroin, hơn 100 lần morphine. Hiện fentanyl là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người Mỹ từ 18 đến
45 tuổi, năm ngoái có 110.000 ca tử vong do dùng fentanyl
quá liều. Trong hai ngày tiếp theo, hội nghị sẽ tiếp tục thảo
luận nhóm theo chương trình nghị sự.
IDEC là diễn đàn phòng, chống ma túy do DEA khởi
xướng từ năm 1983, với mục tiêu tăng cường hợp tác
quốc tế nhằm đấu tranh phòng, chống ma túy hiệu quả.
PHI HÙNG
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: BCA
cung cấp dịch vụ tại địa điểm
vi phạm đối với công trình,
cơ sở sản xuất, kinh doanh vi
phạm trong các lĩnh vực đất
đai, xây dựng, PCCC.
Thẩm tra sơ bộ dự luật, Chủ
nhiệmỦybanPháp luậtHoàng
ThanhTùngchohay:Cóýkiến
cho rằng việc HĐND TP Hà
Nội được quy định mức tiền
phạt cao hơn trên toàn địa bàn
TP; áp dụng biện pháp ngăn
chặn và bảo đảmxử lývi phạm
hành chính ngừng cung cấp
dịch vụ điện, nước tại địa điểm
vi phạm đối với công trình,
cơ sở sản xuất, kinh doanh vi
phạm trongmột số lĩnh vực là
“chưa phù hợp” với quy định
của Hiến pháp 2013 về các
quyền cơ bản của công dân,
trong đó có quyền bình đẳng
trước pháp luật.
Góp ý, Chủ nhiệm Ủy ban
Quốc phòng và An ninh Lê
TấnTới cho rằng việc bổ sung
Ông nhất trí cao với quy
định không mở rộng đất các
bệnh viện hiện có; không mở
rộng, xây mới cơ sở giáo dục
đại học (ĐH), giáo dục nghề
nghiệp hiện có. Đồng thời nhất
trí di dời cơ sở sản xuất công
nghiệp, y tế, giáo dục ĐH, cao
đẳng, giáo dục nghề nghiệp
và trụ sở các cơ quan, đơn vị
trong đô thị trung tâm không
phù hợp với quy hoạch chung
của thủ đô.
Theo ông Bùi Văn Cường,
đây là chủ trương đặt ra từ khi
Không mở rộng đất
các bệnh viện hiện
có; không mở rộng,
xây mới cơ sở giáo
dục đại học, giáo
dục nghề nghiệp
hiện có ở nội đô
được các đại biểu
tán thành.
Đề xuất cho phép Hà Nội
cắt điện, nước tại địa điểmvi phạm
Thảo luận tờ trình dự thảo LuậtThủ đô (sửa đổi) củaChính phủ, các đại biểu cho rằng cần cânnhắc
vì có đề xuất trong dự thảo luật từng bị bác.
Cơ quan phòng, chống ma túy Mỹ cảnh báo hiểm họa từ ma túy fentanyl
“Không hợp thức hóa chung cư mini
trong Luật Nhà ở”
Tại phiên họp, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ đề nghị Ủy
ban Pháp luật rà soát dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).
“Dứt khoát không hợp thức hóa chung cưmini trong Luật
Nhà ở. Bây giờ lại biến thànhmột điều khác trong Luật Nhà
ở (sửa đổi) trình QH thông qua đây” - ông Huệ nói và cho
biết trước đây có một điều quy định về chung cư mini, dự
thảo luật hiện nay vẫn giữ nhưng chuyển thành tên khác.
“Tôi có nghe thế nhưng chưa xem xét. Các đồng chí phải
rà soát” - Chủ tịch QH nhấn mạnh.
Phát biểu sauđó, Bí thưThànhủyTPHàNội ĐinhTiếnDũng
cho rằng qua vụ cháy chung cư mini vừa rồi mới thấy “vô
cùng bất cập”. Theo ông, tòa nhà được cấp phép sáu tầng
nhưng xây tới chín tầng là vi phạm. Tuy nhiên, trong điều
kiện hạ tầng giao thông khu vực này thì việc cho phép xây
đến sáu tầng cũng vô cùng bất cập.
“Những việc trong quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy hoạch
đã có, chúng tôi đề nghị tiếp tục giao choHà Nội quyết định
những vấn đề cụ thể thì mới đảm bảo an ninh, an toàn lâu
dài được” - ông Dũng đề nghị.
Về việc này, Chủ tịchQHủng hộ cho phépHà Nội có thẩm
quyền quy định những khác biệt so với nơi khác.“Như giao
thông, bây giờ chờ Bộ KH&CN quy định tiêu chuẩn khí thải
của xe máy thì còn lâu. Nếu không quy định thẩm quyền
của thủ đô thì lộ trình chuyển đổi xe (đổi xe cũ lấy xe mới),
lộ trình hạn chế dần xe máy và phương tiện cá nhân để
phát triển giao thông công cộng… không làm được”- ông
Vương Đình Huệ nói.
Người từ trên 1/2 đến dưới 2/3 phiếu
tín nhiệm thấp có thể xin từ chức
HĐND TP Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch lấy phiếu
tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND TP bầu,
nhiệm kỳ 2021-2026. Cụ thể, có 26 người được lấy phiếu
tín nhiệm. Trong đó có 3 lãnh đạo HĐND TP Đà Nẵng, 4
trưởng ban thuộc HĐND TP, 3 lãnh đạo UBND TP và 16
lãnh đạo sở, ngành. 5 người không lấy phiếu tín nhiệm do
đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được
bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm (2023).
Theo kế hoạch, người được lấy phiếu tín nhiệm có
quá nửa đến dưới 2/3 tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm
thấp” có thể xin từ chức. Trường hợp không xin từ chức
thì Thường trực HĐND TP trình HĐND TP bỏ phiếu tín
nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.
Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số phiếu
đánh giá “tín nhiệm thấp” trở lên thì cơ quan hoặc người
có thẩm quyền giới thiệu người đó để HĐND TP bầu có
trách nhiệm trình HĐND TP miễn nhiệm tại kỳ họp đó
hoặc kỳ họp gần nhất...
TẤN VIỆT