12
Đời sống xã hội -
ThứNăm21-9-2023
PV GAS tuổi 33: Hành trình
năng lượng xanh
S
au hơn ba thập niên nỗ lực và
trưởng thành, Tổng Công ty
Khí Việt Nam (PV GAS) đã
vươn lên trở thành doanh nghiệp
chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam, lá cờ đầu trong ngành công
nghiệp khí, góp phần quan trọng đảm
bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Công nghiệp khí hiện đại
Qua 33 năm hình thành và phát
triển (20-9-1990 - 20-9-2023), PV
GAS đã góp phần xây dựng ngành
công nghiệp khí của đất nước ngày
càng lớn mạnh, hiện đại, hoàn chỉnh
ở tất cả các khâu: thu gom - xuất,
nhập khẩu - vận chuyển - chế biến
- tồn trữ - dịch vụ - kinh doanh khí
và sản phẩm khí.
Hiện nay, mỗi năm PV GAS vận
chuyển và cung cấp khoảng 8-10 tỉ
m
3
khí cho các nhà máy điện, đạm,
khách hàng công nghiệp - giao thông;
kinhdoanh2-2,2 triệu tấnLPG/năm...
Doanh thu đạt 3,5-4 tỉ USD/năm và
lợi nhuận trước thuế 500-700 triệu
USD/năm; nộp ngân sách nhà nước
khoảng 300 triệu USD/năm; tổng tài
sản khoảng 3,8 tỉ USD.
PVGAS đáp ứng nguồn nguyên,
nhiên liệu đầu vào để sản xuất gần
11% sản lượng điện, 70% nhu cầu
đạm cả nước và chiếm lĩnh khoảng
65%-70% thị phần LPG toàn quốc;
là doanh nghiệp đầu tiên trong nước
nhập khẩu và kinh doanh khí tự
nhiên hóa lỏng (LNG).
Bên cạnh đó, PV GAS luôn có
những đóng góp đáng kể cho cộng
đồng, trung bình hằng năm số tiền
dành cho công tác an sinh xã hội
là trên 100 tỉ đồng; là một trong
những doanh nghiệp hàng đầu của
Petrovietnam và nổi bật trên thị
trường chứng khoán, được các tổ
chức uy tín trong và ngoài nước
đánh giá cao. Trên thị trường chứng
khoán, cổ phiếu PV GAS là một
trong số ít bluechip luôn giữ được
mức giá cao, ổn định, tính thanh
khoản cao, mang lại hiệu quả cho
các cổ đông, nhà đầu tư.
Bản lĩnh tiên phong
bước vào giai đoạn mới
Năm2023, ở tuổi 33, PVGAS đón
nhận nhiều sự kiện, thành quả quan
trọng, đặc biệt là tiên phong chính
thức đưa LNG vào kinh doanh, xu
hướng sử dụng nhiên liệu sạch của
thế giới về Việt Nam, đánh dấu một
bước phát triển mới của PV GAS
trong lĩnh vực kinh doanh khí và
mở ra một thời kỳ phát triển mới
của ngành công nghiệp khí của đất
nước theo định hướng chuyển đổi
năng lượng của Chính phủ.
Điều đó phù hợp với Nghị quyết
55 của Bộ Chính trị về định hướng
Chiến lượcphát triểnnăng lượngquốc
gia củaViệt Namđến năm2030, tầm
nhìn đến năm 2045, có nhấn mạnh
yêu cầu phát triển công nghiệp khí,
ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục
vụ nhập khẩu và tiêu thụ LNG.
Cùng với đó, Quy hoạch phát
triển điện lực quốc gia thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050 (Quy hoạch điện VIII) đặt
ra mục tiêu đến năm 2030, cơ cấu
các nguồn nhiệt điện khí trong
nước và LNG sẽ đạt 37.330 MW,
tương ứng 24,8% tổng công suất
nguồn điện, chiếm tỉ trọng lớn nhất
trong cơ cấu nguồn điện.
PV GAS bắt đầu đưa chuỗi dự
án Kho cảng LNG Thị Vải vào vận
hành. Ở khu vực Nam Trung Bộ,
PVGAS đang triển khai dự án Kho
cảng LNG Sơn Mỹ để đưa vào vận
hành, khai thác từ năm 2026. Đối
với khu vực Bắc Bộ/ Bắc Trung Bộ,
PV GAS đang có kế hoạch đầu tư
Kho cảng LNG phía Bắc.
Tổng Giám đốc PV GAS Phạm
Văn Phong cho biết: LNG là sản
phẩm mới và còn khá xa lạ ở Việt
Nam nên với vai trò là người đi đầu,
PV GAS gặp rất nhiều khó khăn
và trở ngại trong việc đưa LNG về
Việt Nam; cũng như đưa LNG ra thị
trường, cung cấp cho các nhà máy
điện, bởi hiện nay các cơ chế, chính
sách cho LNG vẫn trong quá trình
xây dựng. Tuy nhiên, với nhữngmục
tiêu đặt ra trong Quy hoạch điện
VIII cho thấy triển vọng về ngành
công nghiệp LNG tại Việt Nam khá
sáng sủa, mở ra một “room” đủ lớn
để PV GAS cũng như nhiều nhà
đầu tư có thể tham gia thị trường.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ
tịch HĐQT PV GAS, khẳng định:
Dù khó khăn và thách thức đến đâu,
PV GAS vẫn sẽ kiên định với mục
tiêu “Phát triển Tổng công ty lớn
mạnh, hiệu quả, có sức cạnh tranh
cao, hoạt động hoàn chỉnh trong tất
cả các khâu”. PV GAS vững tin sẽ
phát triển vững chắc, đi đầu trong
lĩnh vực công nghiệp khí, đồng hành
trong sự nghiệp xây dựng, phát triển
và bảo vệ Tổ quốc, bước tiếp hành
trình vươn ra biển lớn - “Hành trình
năng lượng xanh”.
H.C
Kho cảng PVGAS Vũng Tàu, biểu tượng phát triểnmới của ngành công nghiệp
khí Việt Nam.
Thông tin doanh nghiệp
Phòng khám da liễu Sài Gòn
bị phạt 148 triệu đồng
Ngày 20-9, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM
cho biết do có sai phạm tại chi nhánh 1
(35A1 Ba Tháng Hai, phường 11, quận
10) nên Công ty TNHH Phòng khám
da liễu Sài Gòn (471 Nguyễn Chí
Thanh, phường 12, quận 5) bị phạt
148 triệu đồng.
Lý do, không đảm bảo một trong các điều
kiện sau khi đã được cấp phép hoạt động
khám chữa bệnh (KCB); cung cấp dịch vụ
KCB vượt quá phạm vi chuyên môn; sử
dụng người hành nghề không có chứng chỉ
hành nghề KCB.
Cơ sở nói trên còn bị tước quyền sử dụng
giấy phép hoạt động KCB trong thời hạn
bốn tháng; tước quyền sử dụng chứng chỉ
hành nghề KCB của người chịu trách nhiệm
chuyên môn trong thời hạn ba tháng.
Tương tự, 4 triệu đồng là số tiền mà
BS chuyên khoa da liễu Nguyễn Thị
Minh T (35A1 Ba Tháng Hai, phường
11, quận 10) bị phạt do không lập hồ sơ,
bệnh án; lập sổ KCB nhưng không ghi
chép đầy đủ.
BS Nguyễn Thị Minh T còn bị tước
quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề KCB
trong thời hạn hai tháng.
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM còn phạt BS
Danh Bảo Hoàng V (74 Cách Mạng Tháng
Tám, phường Võ Thị Sáu, quận 3) tổng
cộng 9,5 triệu đồng do chỉ định sử dụng các
dịch vụ KCB vì vụ lợi; không lập hồ sơ,
bệnh án.
Ngoài ra, BS Danh Bảo Hoàng V còn bị
tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề
KCB trong thời hạn ba tháng.
TRẦN NGỌC
TP.HCM: Phát hiệnngười đànôngnhiễmliên cầu lợn
Ngày 20-9, thông tin từ Bệnh viện
(BV) Quân y 175 cho biết BV vừa phát
hiện một mẫu dịch não tủy của bệnh nhân
nam, 59 tuổi gửi từ khoa Truyền nhiễm,
dịch đục, bạch cầu tăng, protein tăng.
Kết quả khoa Vi sinh nhuộm soi có
hình ảnh cầu khuẩn gram dương, đứng
riêng lẻ, đứng đôi, chuỗi ngắn, kết quả
nuôi cấy và định danh là Streptococcus
suis (liên cầu lợn).
Qua thăm khám bệnh lâm sàng, 10
ngày trước bệnh nhân sốt, đau mỏi toàn
thân, điều trị tại BV tuyến dưới và được
chẩn đoán nhiễm virus cấp, bệnh ổn định
và được ra viện.
Sau đó ba ngày, bệnh nhân sốt lại kèm
lạnh run, đau đầu tăng dần, không nôn, tự
dùng thuốc giảm đau không đỡ. Tiếp đó,
bệnh nhân xuất hiện tình trạng kích thích,
la hét nên đã được đưa đến nhập viện tại
khoa Truyền nhiễm BV Quân y 175.
Tại đây, bệnh nhân nhanh chóng được
đội ngũ nhân viên y tế thăm khám và
chẩn đoán: Theo dõi viêm màng não mủ
trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo
đường type 2, gút mạn tính.
Bệnh nhân được chỉ định thực hiện các
xét nghiệm cận lâm sàng, trong đó có xét
nghiệm chọc dịch não tủy và gửi khoa Vi
sinh nuôi cấy. Kết quả đã kịp thời hỗ trợ
các bác sĩ lâm sàng trong lựa chọn kháng
sinh điều trị. Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh
được chẩn đoán là do người bệnh chăn
nuôi lợn và mổ lợn trước khi khởi phát
bệnh hai tuần.
Theo BS Nguyễn Thị Trang, khoa Vi
sinh BV Quân y 175, liên cầu lợn là vi
khuẩn cư trú ở đường hô hấp trên (mũi,
họng), đường sinh dục và tiêu hóa của
lợn gây nhiễm trùng nặng ở lợn và có khả
năng lây lan cho người.
Những người có vết thương nhỏ, hoặc
trầy xước trên da trong quá trình tiếp xúc
trực tiếp với lợn mang vi khuẩn, giết mổ,
chế biến thịt lợn và quá trình chăn nuôi
lợn rất dễ bị nhiễm liên cầu lợn. Cạnh
đó, người ăn thịt lợn chưa được nấu chín
cũng dễ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, chưa
có bằng chứng lây nhiễm liên cầu lợn từ
người sang người.
Dấu hiệu phổ biến nhận biết nhiễm
liên cầu lợn là sốt cao, đau đầu, buồn
nôn, nôn, ù tai, điếc, gáy cứng, rối loạn
tri giác, xuất huyết dưới da dạng chấm,
mảng ở vành tai, mũi, mặt, thân mình;
dịch não tủy đục, áp lực tăng, tăng bạch
cầu và protein. Trường hợp nặng gây
nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn, rối
loạn đông máu nặng, suy đa tạng, xuất
huyết tiêu hóa, hôn mê, tử vong nhanh.
“Hiện chưa có vaccine phòng bệnh liên
cầu lợn. Để phòng ngừa bệnh, người dân
nên chọn mua thịt lợn có kiểm định của
cơ quan chức năng. Không ăn thịt lợn
chết, bệnh, tiết canh, thịt chưa nấu chín;
rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau
khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn…” - BS
Trang khuyến cáo.
G.THANH
Phương pháp chẩn đoán vi sinh liên cầu lợn. Ảnh: BỆNHVIỆNQUÂNY 175