235-2023 - page 13

13
QUỐCHƯƠNG
S
ách xưa mang vẻ đẹp tri
thức quý giá của quãng
thời gian đã qua. Đọc
và sưu tầm sách rất dễ dàng
nhưng không phải ai cũng
hợp với thú chơi sách xưa:
Đó là bộ môn đòi hỏi tư duy
chín chắn và hoài cổ, đôi khi
còn đòi hỏi điều kiện kinh tế
phải ởmức khá.Một thầy giáo
dạy toán ở TP.HCM đã tìm
thấy niềm đammê trong việc
sưu tầm sách xưa và nhờ đó
ông đã tạo ra nguồn tri thức
đa dạng, giúp cải thiện khả
năng đọc của học sinh (HS).
Mua sách đến độ trong
túi không còn tiền
Thấy có người đến tìm
hiểu về tủ sách quý, thầy Lê
Tấn Tri hồ hởi đón tiếp bằng
rượu nho hảo hạng do chính
tay mình chưng cất. Mở đầu
câu chuyện về thú vui sưu tầm
sách xưa là những ký ức về
quyển sách đầu tiên mà thầy
Tri sở hữu:
Minh Tâm Bửu
Giám
(in năm 1968) do cha
thầy tặng vào năm học lớp 5.
“Cuốn
MinhTâmBửuGiám
là kho tàng kiến thức văn
hóa, đối nhân xử thế Đông
Tây kim cổ. Tôi đọc từ lớp
5 đến lớp 9 thì làm mất. Sau
này cũng nhờ một bạn bán
sách tôi mới tìm lại được.
Lúc đó vui lắm, cầm được
cuốn sách giống như tìm lại
quá khứ của mình. Và cũng
kể từ đó tôi mới ý thức rõ rệt
về sách xưa, cũng là lúc dấn
thân vào con đường sưu tầm
sách xưa” - thầy Tri nhớ lại.
Năm 2018, thầy Lê Tấn
Tri kết nối với cộng đồng
sưu tầm sách và được mọi
người hướng dẫn cách phân
biệt các bản sách quý hiếm.
Do còn “non nghề” nên có lúc
mất hơn 1 triệu đồng vì mua
nhầm sách kéo lụa, loại sách
giả tương tự sách in phôtô,
hoàn toàn không có giá trị
về mặt sưu tầm.
Hiểu biết hơn về thú chơi
sách, thầy dần chọn được
gu sưu tầm nhất định. Đó là
những quyển sách có tuổi đời
từ vài chục năm đến cả trăm
năm, hoặc không cao tuổi thì
phải là những cuốn sách thật
kinh điển, có đề tài về mặt
văn hóa, lịch sử.
“Nhưng từ ngày “ghiền”
sách xưa tới giờ là trong túi
tôi không bao giờ có tiền. Cứ
mỗi khi dư ra 500.000 là thế
nào cũng rước một cuốn về
nhà nên không bao giờ dư
tiền. Thậm chí có lúc ham
quá, đặt muamột lần 5-7 cuốn.
Rồi đơn về liên tục, mình bắt
đầu chạy tiền, mượn tiền đuối
luôn” - thầy Tri dí dỏm nói.
Tủ sách miễn phí
dành cho học sinh
Không phải tất cả HS đều
có khả năng tiếp cận và mua
được sách. Chính vì thế, thầy
Tri đã thành lập tủ sách miễn
phí, giúp các emcó cơ hội giải
trí, tiếp cận với tri thức một
cách dễ dàng, qua đó tăng sự
SưutầmsáchkhôngchỉbổsungkiếnthứcmàcònlàniềmđammêcủathầyLêTấnTri.Ảnh:QUỐCHƯƠNG
Tiêu điểm
TP.HCM phát động hội thi
“Nét đẹp trường em”
Hội thi “Nét đẹp trường em” được Sở GD&ĐT
TP.HCM phát động trong sáng 16-10 nhằm giáo dục về
chính trị, tư tưởng, đạo đức... cho học sinh (HS).
Ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT
TP.HCM, cho biết đây là lần đầu tiên Sở GD&ĐT
TP.HCM phối hợp với các sở, ban ngành tổ chức hội
thi “Nét đẹp trường em”.
Theo ông Dũng, các nội dung về giáo dục chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống cho HS, sinh viên đã được triển
khai ở nhiều môn học và hoạt động giáo dục.
Hội thi “Nét đẹp trường em” là sự tổng hòa từ kiến
thức, nhận thức, đạo đức, tư tưởng đến môi trường, xã
hội và các mối quan hệ.
“Tôi mong rằng HS, sinh viên toàn TP sẽ hưởng ứng
nhiệt tình hội thi trên” - ông Dũng nói.
Đối tượng tham gia hội thi “Nét đẹp trường em” là HS,
học viên tại các trường THCS, THPT, trường phổ thông
nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung
tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Các em sẽ trải qua ba vòng thi.
Vòng 1 hội thi “Nét đẹp trường em” được tổ chức theo
hình thức thi trực tuyến, tìm hiểu kiến thức về giáo dục
chính trị, tư tưởng, diễn ra từ ngày 16-10 đến 13-11-2023.
Công bố kết quả dự kiến ngày 17-11-2023.
Vòng bán kết thi xây dựng đoạn phim ngắn (video clip)
“Nét đẹp trường em”. Theo đó, các trường xây dựng đoạn
phim ngắn 5-7 phút về các chủ đề như giáo dục chính trị,
phổ biến pháp luật; cơ sở vật chất của trường; hoạt động
an toàn trường học; hoạt động bữa ăn dinh dưỡng; nét đẹp
về hoạt động văn hóa...
Hạn chót nộp đoạn phim là ngày 15-12-2023. Công bố
kết quả dự kiến ngày 22-12-2023.
Vòng chung kết sẽ biểu diễn, trình bày minh họa theo
chủ đề “Ngôi trường hạnh phúc” diễn ra ngày 12-1-2024.
Ban tổ chức hội thi “Nét đẹp trường em” sẽ trao một giải
nhất (trị giá 10 triệu đồng), hai giải nhì (7 triệu đồng/giải)
và hai giải ba (4 triệu đồng/giải) cùng các giải phụ khác.
NGUYỄN QUYÊN
Người lao động khó khăn ở Đà Nẵng
được vay gói 50 tỉ đồng
Ngày 16-10, tại Đại hội Công đoàn TP lần thứ XVII
(nhiệm kỳ 2023-2028), ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư
Thành ủy Đà Nẵng, cho biết Thường trực Thành ủy đã
thống nhất chủ trương gói vay 50 tỉ đồng cho công nhân,
đoàn viên lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Từ đề xuất của Liên đoàn Lao động TP Đà Nẵng,
Thường trực Thành ủy đã chỉ đạo Ban cán sự Đảng TP
thống nhất về chủ trương, giao UBND trình HĐND TP
Đà Nẵng xem xét các đối tượng, ủy thác cho Ngân hàng
Chính sách xã hội Chi nhánh TP Đà Nẵng để giải quyết
cho đội ngũ công nhân, người lao động vay 50 tỉ đồng.
Thời gian thực hiện trong năm năm, từ năm 2024 đến
2029. Đồng thời, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn
Quảng cũng đề nghị Liên đoàn Lao động TP Đà Nẵng
chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan để đề xuất
đối tượng được vay. Trong đó, ưu tiên cho công nhân
lao động có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho đoàn
viên, người lao động có điều kiện trang trải cuộc sống,
vượt qua khó khăn.
MINH TRƯỜNG
Tủ sách gia đình của thầy
Lê Tấn Tri hiện sở hữu hơn 150
cuốn sách xưa, trải rộng các
chủ đề văn hóa, lịch sử, địa lý,
văn học… Trong đó, quyển
sách cổ nhất là
Kinh Hồi giáo
được viết bằng tiếngĐức, xuất
bản năm 1860. Quyển sách cổ
nhất bằng tiếngViệt là tập
Thơ
ngụ ngôn La Fontaine
(Nguyễn
VănVĩnh dịch) do nhà inTrung
BắcTânVăn ấn hành năm1920
tại Hà Nội.
Đời sống xã hội -
ThứBa 17-10-2023
Thầy giáo “mách chiêu” giúp
học sinh quên điện thoại
Từ bộ sưu tập sách xưa quý hiếm, ông Lê Tấn Tri (47 tuổi, giáo viên toán, ngụ quận 12, TP.HCM)
nảy sinh ý tưởng tạo thói quen đọc sách cho học sinh vô cùng độc đáo.
tương tác giữa các đối tượng
trong quá trình giáo dục.
Thầy ưu tiên lựa chọn các
nội dung phù hợp với lứa
tuổi như báo
Nhi đồng
,
Mực
Tím
, các tựa sách của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh… Để tạo
thói quen, theo thầy, cần có
phương pháp “dụ” các em
hứng thú đọc sách mà không
bị phân tâm bởi các ứng dụng
trên điện thoại di động.
“Tôi còn xây thêm một
phòng riêng cho các em đọc
sách và nghỉ ngơi sau giờ
học căng thẳng. HS bây giờ
rất thông minh, mình chỉ cần
có cách kích thích sao cho
hợp với tuổi teen, tạo môi
trường học tập thoải mái thì
các em thích đọc lắm” - thầy
Tri chia sẻ.
Em Trần Thị Tuyết Quỳnh
(HS lớp 9A11 Trường THCS
Nguyễn An Ninh, quận 12)
cho biết từ năm học lớp 7 đã
tham gia đọc sách tại lớp của
thầy Tri. Đối với Quỳnh, đọc
là cơ hội để em kịp thời giải
đáp thắc mắc và giải trí sau
những giờ học căng thẳng.
“Từ lúc dành nhiều thời
gian cho việc đọc, em hay
tò mò về những điều xung
quanh, ít lướt mạng xã hội
và đỡ mỏi mắt hơn. Thầy hay
hướng dẫn cách lựa chọn chủ
đề để đọc, em thắc mắc chỗ
nào thì thầy giải thích ngay.
Em hy vọng hoạt động này
luôn được duy trì và càng có
nhiều cuốn sách bổ ích hơn
nữa” - Quỳnh chia sẻ.•
“Để tạo thói quen,
theo thầy, cũng cần
có phương pháp “dụ”
các emhứng thú đọc
sách mà không bị
phân tâmbởi các ứng
dụng trên điện thoại
di động.”
Hội thi “Nét
đẹp trường
em” sẽ trải qua
ba vòng thi.
Trong đó, vòng
1, các emthi
trực tuyến trả
lời câu hỏi trên
cổng thông
tin điện tử.
Ảnh: NGUYỄN
QUYÊN
- Giáo viên cần trang bị kiến thức rộng. Khi
HS thắcmắc về chủ đề bất kỳ, thầy cô với hiểu
biết dàn trải có thể sẵn sàng giải đáp, tháo gỡ
và giúp các em hiểu sâu hơn.
- HướngHSđếnnhữngđiều tử tế. Bằngcách
nào đó, người thầy nên động viên HS rằng ý
nghĩacủamỗiquyểnsách,mỗicâuchuyệnmang
một bài học nhân văn, có ích trong cuộc sống.
- Kích thích thị giác. Bố trí nhữngquyển sách
có bìa được thiết kếmàu sắc, độc lạ.Theo tâm
lý chung, vật dụng đẹp mắt sẽ cuốn hút cái
nhìn của các em.
-Tạophần thưởng. Khi HSbiết rằng cóphần
thưởng sau khi thưởng thứcmột quyển sách,
các em sẽ tích cực nỗ lực và nghiêm túc hơn
trong việc đọc.
Bốn chiêu “dụ” học sinh đọc sách của thầy Tri
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook