4
Thời sự -
ThứBa 17-10-2023
Xây dựng không gian văn hóa
Hồ Chí Minh gắn với Nghị quyết 98
Báo cáo với đoàn công tác, Phó Trưởng ban Tuyên giáo
Thành ủy TP.HCM Phạm Đức Hải cho biết sau gần 40 năm
thực hiện công cuộc đổi mới, đặc biệt là xây dựng và phát
triển văn hóa, con người, TP.HCM đã vươn tầm, phát triển,
đạt nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa - xã hội. Đời sống
và mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dânTP ngày
càng phong phú, đa dạng.
Về nhiệmvụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, ông
PhạmĐức Hải cho hay TP sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả các
thiết chếvănhóa, đẩynhanh thựchiệnxâydựngcơsởhạ tầng
đồng bộ phục vụ hoạt động phát triển văn hóa, chú trọng
đầu tư các công trình trọng điểm về văn hóa, nghệ thuật.
Đẩymạnh chủ trương xã hội hóa hoạt động vănhóa, nghệ
thuật. Tăng cường biện pháp thu hút các nguồn lực đầu tư
xây dựng các trung tâm văn hóa, trung tâm thể dục - thể
thao... theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Cùng với đó, thực hiện việc bảo tồn, phát huy các giá trị
văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn TP. Đẩy mạnh đấu
tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống trongmột bộ phận cán bộ, đảng
viên. Đồng thời, nghiên cứu từng bước triển khai hiệu quả
các nội dung trọng tâm trong Chiến lược phát triển ngành
công nghiệp văn hóa TP giai đoạn 2020-2030...
TP.HCM cũng đề ra mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2045, tập trung xây dựng không gian văn hóa Hồ
Chí Minh tại TP.HCM, gắn với thực hiện Nghị quyết 98 của
Quốc hội…
N
gày 16-10, Đoàn cán bộ
khảo sát thực tế nhóm
3 - Ban chỉ đạo tổng
kết Trung ương về một số
vấn đề lý luận và thực tiễn
về công cuộc đổi mới theo
định hướng XHCN trong 40
năm qua ở Việt Nam trong
lĩnh vực văn hóa - xã hội và
con người đã làm việc với
Thành ủy TP.HCM.
Bí thư Thành ủy TP.HCM
Nguyễn Văn Nên, Trưởng
ban Tuyên giáo Trung ương
Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó
Thủ tướng Trần Hồng Hà
cùng chủ trì hội nghị.
Xây dựng môi trường
văn hóa công bằng,
nhân ái
Phát biểu tại buổi làm việc,
Bí thư TP.HCMNguyễn Văn
Nên cho rằng lĩnh vực văn
hóa - xã hội gồm nhiều vấn
đề rộng lớn, đa dạng, đòi hỏi
phải nghiên cứu kỹ lưỡng,
toàn diện hơn nữa. Từ đó,
ông yêu cầu các ban ngành
TP cần có sự nghiên cứu để
tìm ra những hệ giá trị mà
TP.HCM đã đạt được suốt
chặng đường 40 năm qua
trong lĩnh vực này.
ÔngNguyễnVănNênkhẳng
định Đảng bộ, chính quyền,
nhân dân TP luôn nhận thức
sâu sắc vai trò, vị trí và tầm
quan trọng của xây dựng, phát
triển văn hóa - xã hội, con
người đồng bộ với phát triển
kinh tế. Trong đó, nổi bật là
trong lĩnh vực giáo dục - đào
tạo, khoa học - công nghệ,
chăm sóc sức khỏe nhân dân,
bảo đảm an sinh xã hội, môi
lực văn hóa tinh thần để tạo
thành sức mạnh nội sinh, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” - Bí
thư NguyễnVăn Nên chia sẻ.
TP.HCM đang thực hiện
nhiều nhiệm vụ quan trọng,
nhất là trong thời điểm Bộ
Chính trị đã ban hành Nghị
quyết 31, ông Nên nói điều
này đòi hỏi TP phải không
cứu sâu các chính sách văn
hóa - xã hội, đào tạo con
người, từ đó có những bài
học, kinh nghiệm, giải pháp
mới áp dụng cho cả nước.
Kết luận tại buổi làm
việc, Trưởng ban Tuyên
giáo Trung ương Nguyễn
Trọng Nghĩa cho hay phát
triển văn hóa - xã hội và xây
dựng con người là chủ trương
lớn, thống nhất, xuyên suốt
của Đảng trong nhiều giai
đoạn, thời kỳ.
Trưởng Ban Tuyên giáo
Trung ương mong muốn sau
cuộc làm việc, đoàn công tác
cùng TP.HCM sẽ nghiên cứu
sâu, kỹ các thành tựu, hạn
chế suốt quá trình phát triển
vừa qua. Ông cũng kỳ vọng
TP.HCMsẽ đề ra được những
giải pháp đột phá, sáng tạo,
có tính ứng dụng cao, không
chỉ áp dụng ở TP.HCM mà
còn cho cả nước.
“Tôi mong muốn TP.HCM
sẽ nghiên cứu, có những chính
sách để tạo ra các thành tựu
đột phá về văn hóa - xã hội và
xây dựng con người, hướng
tới chào mừng 50 năm Ngày
thống nhất đất nước” - ông
Nguyễn Trọng Nghĩa nói.•
Bí thư TP.HCMNguyễn VănNên phát biểu tại buổi làmviệc. Ảnh: THANHTHÙY
trường, an ninh xã hội.
Mặc dùvậy, Bí thưTP.HCM
cho rằng vẫn còn nhiều vấn
đề chưa phát triển ngang tầm
với kinh tế TP. “Những giải
pháp về huy động, phát huy
mọi nguồn lực đầu tưphát triển
lĩnh vực này chưa tương xứng
và thiếu đồng bộ” - ông Nên
nhìn nhận và cho hay TP đã
đề ra phương hướng, nhiệm
vụ, giải pháp phát triển văn
hóa - xã hội, con người trong
giai đoạn tới.
Ông lưu ý các cấp trong quá
trình phát triển ở lĩnh vực này
cần chú tâm đến xây dựng
văn hóa, con người TP theo
hướng văn minh, hiện đại,
nghĩa tình, hội nhập quốc tế
nhưng vẫn phải giữ được cốt
cách, bản sắc. “Chúng ta phải
tiếp nối, giữ gìn và phát huy,
tiếp tục khai thác các nguồn
ngừng hoàn thiện các chính
sách cho phù hợp.
Ông lưu ý cần tập trung
xây dựng môi trường văn
hóa đi đôi với giáo dục công
dân, xem đây là nhiệm vụ cốt
lõi để hình thành các TP văn
minh, hiện đại, nghĩa tình;
xây dựng môi trường bình
đẳng, công bằng, nhân ái để
mọi người sống trên mảnh
đất này phải tự hào là công
dân của TP.HCM.
Kỳ vọng TP.HCM có
những giải pháp đột
phá trong văn hóa
Phó Thủ tướng Trần Hồng
Hà đánh giá cao những kết quả
đạt được của TP.HCM trong
phát triển văn hóa - xã hội và
xây dựng con người. Phó Thủ
tướng đề nghị TP.HCM với
vai trò của mình cần nghiên
“Chúng ta phải tiếp
nối, giữ gìn và phát
huy, tiếp tục khai
thác các nguồn lực
văn hóa tinh thần để
tạo thành sức mạnh
nội sinh, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.”
Bí thư TP.HCM
Nguyễn Văn Nên
Gợi mở các chính sách đột phá
phát triển văn hóa tại TP.HCM
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ươngmongmuốn TP.HCMsẽ có những chính sách để tạo ra các thành tựu
đột phá về văn hóa - xã hội và xây dựng con người trong thời kỳmới.
THANHTUYỀN
Ngày 16-10, tại TP.HCM, Phó Thủ tướng Trần Lưu
Quang đã chủ trì phiên họp thứ hai Tổ công tác cải
cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính
phủ đánh giá về tình hình, kết quả triển khai giải pháp
đổi mới trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công
phục vụ người dân, doanh nghiệp tại các bộ, ngành,
địa phương.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan
Văn Mãi nhìn nhận công tác cải cách TTHC tại TP còn
một số tồn tại, hạn chế. Chẳng hạn, liên quan đến tổng số
hồ sơ giải quyết, hiện số liệu cập nhật lên cổng dịch vụ
công trực tuyến chưa đồng bộ với số liệu của TP.HCM. Số
lượng và chất lượng dịch vụ công còn thấp, tính đến ngày
12-10, TP mới có 680/1.758 thủ tục được đồng bộ lên
cổng dịch vụ công quốc gia.
Ngoài ra, có khoảng 450 TTHC không phát sinh hồ sơ
trong ba năm qua, cần rà soát để cắt giảm, tỉ lệ giải quyết
TTHC quá hạn theo thống kê chưa đạt 1%…
Chủ tịch Phan Văn Mãi nhìn nhận nguyên nhân của
việc này là do TP có khối lượng hồ sơ lớn; kỷ luật, kỷ
cương hành chính và sự tập trung chỉ đạo chưa đồng bộ,
quyết liệt, có hiệu quả từ người đứng đầu các cơ quan
hành chính. Ông khẳng định TP đã ban hành kế hoạch cải
cách TTHC đến cuối năm 2023 với 32 nhiệm vụ cùng các
mốc thời gian cụ thể, phấn đấu đến cuối năm cơ bản hoàn
thành nhiệm vụ.
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu
Quang thông tin công tác cải cách hành chính thời gian
qua đã đạt được những kết quả bước đầu, một số địa
phương có nhiều mô hình, cách làm hay. Dù kết quả chưa
như mong muốn nhưng đã khích lệ các bộ, ngành, địa
phương tiếp tục cố gắng.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng cơ sở dữ liệu còn thiếu,
chưa đồng bộ, chưa kết nối liên thông giữa các bộ, ngành,
địa phương; công tác phối hợp chưa tốt, chất lượng dịch
vụ chưa cao; sự tham gia của doanh nghiệp, người dân
còn hạn chế…
Từ đó, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các
bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện hiệu quả các
giải pháp đã đề ra. Trong đó, từng cấp, ngành phải xem
công tác cải cách TTHC là việc quan trọng, bởi đây là
xu thế chung của thế giới. Ông cũng đề nghị rà soát các
quy trình cũ, xây dựng quy trình mới thật sự minh bạch,
tránh phát sinh các thủ tục không cần thiết, đảm bảo sự
“sòng phẳng” giữa cơ quan nhà nước với người dân,
doanh nghiệp.
Đồng thời tăng cường phối hợp, xác định rõ việc của
từng bộ, ngành, địa phương để đơn vị đó phải chịu trách
nhiệm, không để nhiều cơ quan cùng phụ trách một nội
dung, công việc cụ thể.
Với các thủ tục không phát sinh hồ sơ trong ba năm
qua, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương
rà soát, những thủ tục nào không hiệu quả thì cắt giảm để
làm sạch dữ liệu và tập trung thực hiện các nội dung khác.
Ngoài ra, lắng nghe ý kiến của người dân, doanh nghiệp
để kịp thời điều chỉnh thủ tục cho phù hợp.
LÊ THOA
PhóThủtướngyêucầuràsoát, cắt giảmthủtụckhôngphát sinhhồsơ trong3năm