235-2023 - page 9

9
Người dân sẽ được chiêm ngưỡng nghệ thuật
ở sông Sài Gòn
Sở QH-KT TP.HCM vừa hoàn tất đề án ý tưởng thiết kế, cải tạo, chỉnh
trang, sử dụng tạm không gian bờ đông sông Sài Gòn đoạn từ cầu Ba Son
đến nóc hầmThủ Thiêm, TP Thủ Đức. Đề án này đã được lãnh đạo TP.HCM
thống nhất và giao sở triển khai. Khi đề án này hoàn tất, từ Công viên Bến
Bạch Đằng về đêm nhìn sang, người dân sẽ cảm nhận được nghệ thuật
hình ảnh, ánh sáng hiện đại được trình diễn ở bờ sông đối diện.
Theo đề án kiến trúc này, tuyến bờ sông dài khoảng 850 m, từ cầu Ba
Son đến hầm Thủ Thiêm, phường An Lợi Đông, TP Thủ Đức sẽ được phát
quang cây, làm sạch, thời gian dự kiến hoàn thành trước Tết Dương lịch
năm 2024 bằng nguồn vốn xã hội hóa.
Pháp quy hoạch TP.HCM thì những
tuyến phố, con đường đều được thiết
kế “đổ thẳng” về hướng sông, khí
hậu từ sông lên do ít có công trình
che chắn, đây là sự nghiên cứu kỹ
về mặt quy hoạch.
Một TP khi phát triển có dòng
sông chảy ngang thì vô cùng thuận
lợi. Xưa sông Sài Gòn có Bến Nghé,
là nơi thuyền bè đưa trâu nghé lên
bờ. Cũng như sông Seine ở TPParis,
ngay khu trung tâmcómột đảo InThe
France và giao thương bắt đầu từ đó.
Lịch sử TP Paris tương tự TP.HCM
hiện nay, đều bắt đầu từ con sông.
Vì thế, việc quy hoạch ven sông Sài
Gòn là việc cấp bách để đánh thức
con sông như đánh thức một “con
rồng” nằm uốn khúc qua TP.HCM.
Góp phần điều tiết
nguồn nước
. Ông có thể nói rõ hơn các giá trị
về mặt quy hoạch, cảnh quan, các
vấn đề khác mà sông Sài Gòn có
thể đem lại cho TP.HCM và người
dân nơi đây?
+ Có thể thấy không gì đẹp và
thoải mái bằng một buổi chiều tản bộ
ven sông Sài Gòn. Tuy nhiên, hiện
tại chúng ta chỉ đi được một đoạn
từ Ba Son đến Công viên Bến Bạch
Đằng, Quảng trườngMê Linh là đẹp.
Sự phát triển ven sông còn hạn chế,
chưa đóng góp được nhiều cho sinh
hoạt cảnh quan của TP.
Phát triển sông Sài Gòn gần như là
điều kiện bắt buộc phải có. Sông chạy
từ phía bắc, quaThanhĐa, ThảoĐiền,
Thủ Thiêm, hai đầu là huyện Củ Chi,
Cần Giờ đều có những quỹ đất đang
phát triển dọc theo đó. Sự phát triển
con sông sẽ đem đến nguồn kinh tế
vô cùng dồi dào và nếu chúng ta phát
triển khu ven sông hay đảo, cồn trên
sông khi đó sẽ tạo nên đô thị đặc thù
cho TP như khu Thủ Thiêm, Thảo
Điền, bán đảo Thanh Đa…
Nếu quy hoạch tốt, sông Sài Gòn
cũng sẽ là huyết mạch về giao thông
đường thủy, nó gắn bó kết nối những
quận, huyện, kể cả trung tâmTP với
nhau. Đường thủy này sẽ dùng để
chuyên chở công cộng, có thêm tàu
đi du lịch để ngắm sông, ngắm TP.
Ngoài giao thông, kinh tế, du lịch,
khí hậu như đã phân tích, chúng ta
còn phải chú ý đến giá trị mặt nước
mà sông Sài Gòn mang lại. Sông
Sài Gòn sẽ đóng vai trò chính trong
việc điều tiết mặt nước, nó là kết quả
của việc chống ngập của TP như thế
nào cho hiệu quả. Như TP ở Hà Lan
mặt đất thấp hơn mặt nước, họ giải
quyết bài toán bằng cách có những
con sông xen lẫn trong TP để điều
tiết mặt nước hợp lý.
Về văn hóa, ở những TP lớn trên
thế giới, chỉ có một khúc sông nhỏ
qua TP thì họ cũng phát triển rất tốt
hai bên, kết hợp với ẩm thực, văn
hóa tạo thành một cuộc sống, sinh
hoạt đặc biệt về chiều cũng như về
đêm cho TP đó.
Mỗi khu vực cần một
điểm nhấn
. Việc quy hoạch ven sông Sài Gòn
có cần những công trình mang điểm
nhấn tầm cỡ hay công trình văn hóa,
quảng trường… không, thưa ông?
+ Khi chúng ta đi dọc theo con
sông xuyên TP, qua khu trung tâm,
chắc chắn phải có công trình điểm
nhấn. Tuy nhiên, bài toán của sông
Sài Gòn cần đa dạng hơn vì nó uốn
khúc, chạy dài, xuyên khu trung
tâm, qua nhiều quận, huyện, vì vậy
cần phải có những điểm nhấn cho
những khu vực đó. Công trình kiến
trúc cũng phản ánh tính chất của
mỗi khu vực con sông chảy qua, các
nhà quy hoạch và kiến trúc làm việc
với nhau chắc chắn sẽ tạo nên hình
ảnh đẹp cho ven sông Sài Gòn chứ
không chỉ là làm đê, bờ kè.
. Một vấn đề khác là câu chuyện
KIÊNCƯỜNG
V
iệc quy hoạch ven sông Sài Gòn
như thế nào để đánh thức “con
rồng” đang ngủ quên này là vấn
đề được nhiều chuyên gia quan tâm,
góp ý. Nhằm tìm hiểu thêm về việc
quy hoạch, về quản lý, cảnh quan -
kiến trúc, giao thông, kinh tế… của
sông Sài Gòn thế nào cho phù hợp,
Pháp Luật TP.HCM
đã trao đổi với
kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị, người gắn
liền với công trình trùng tu Nhà hát
lớn Hà Nội, Tòa nhà Quốc hội, sân
vận động quốc gia Mỹ Đình, Bảo
tàng Lịch sử Việt Nam, trung tâm
hành chính các tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, Long An, Hậu Giang… xung
quanh vấn đề này.
Sông Sài Gòn
đang bị bỏ quên
.
Phóng viên
:
Với các TP lớn trên
thế giới, việc có con sông chảy qua
được xem là vốn quý trời ban để phát
triển nhưng sông Sài Gòn chảy qua
TP.HCM lại chưa có được vị thế như
vậy, vì sao chúng ta lại phải đặt ra
vấn đề quy hoạch ven sông Sài Gòn
vào lúc này, thưa ông?
+
Kiến trúc sư
Hồ Thiệu Trị
: Nói
đến TP.HCM thì
phải nói đến sông
SàiGòn.Thờigian
vừa qua chúng ta
tậptrungpháttriển
quỹ đất trung tâm
và vùng phụ cận
nhưng quên mất con sông quý giá
này. Sông Sài Gòn gần như nằm im
và bị bỏ quên, nó thiếu đi sự phát
triển dù là nguồn tài nguyên quý giá
vô cùng cho TP. Nếu TP.HCMkhông
có con sông thì sẽ thiệt thòi rất nhiều
mặt, chưa kể sự hiện diện của nó làm
thay đổi cảnh quan của TP.
Sông Sài Gòn cần được quan tâm
nhiều hơn, khí hậu từ con sông đem
đến vào những buổi chiều mà ít nơi
nào có được. Ngày xưa, khi người
SôngSàiGònnhìntừtrêncao.Ảnh:KIÊNCƯỜNG
Quy hoạch ven sông Sài Gòn
là vấn đề cấp bách
Theo kiến trúc sưHồThiệu Trị, sông Sài Gòn gần như nằm imvà bị bỏ quên, nó thiếu đi sự phát triển
dù là nguồn tài nguyên quý giá vô cùng cho TP.
quản lý ven sông. Khi nhiều công
trình lấn chiếm mọc lên thì sẽ khó
khăn cho công tác quy hoạch, ông có
giải pháp gì cho vấn đề này?
+ Muốn quản lý tốt thì phải giải
quyết bài toán quy hoạch trước, quản
lý phải theo quy hoạch được duyệt.
Nếu bài toán quy hoạch đi đầu thì
việc quản lý về sau sẽ đơn giản hơn.
Vấn đề của chúng ta là đi chậm so với
sự phát triển. Vì vậy, cần đẩy nhanh
việc nghiên cứu, quy hoạch của con
sông và vùng ven sông.
TP.HCM phải mạnh dạn, nhanh
chóng hơn trong việc đưa sông Sài
Gòn trở thành ngôn ngữ kiến trúc
TP.HCM. Đó là ngôn ngữ về nước,
gió, thiên nhiên, một thành phần
phát triển về kinh tế của TP.HCM
và một biểu tượng luôn gắn bó với
người dân TP.HCM.•
Cần có cơ chế cho Đồng Nai để thực hiện dự án sân bay Long Thành
TP.HCM phải mạnh
dạn, nhanh chóng hơn
trong việc đưa sông Sài
Gòn trở thành ngôn ngữ
kiến trúc TP.HCM. Đó
là ngôn ngữ về nước, gió,
thiên nhiên, một thành
phần phát triển về kinh tế
của TP.HCM và một biểu
tượng luôn gắn bó với
người dân TP.HCM.
Chiều 16-10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn
công tác Chính phủ đã có buổi làm việc, thị sát về tiến độ
xây dựng dự án sân bay quốc tế Long Thành.
Thị sát công trình dự án, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà
đã nghe chủ đầu tư - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt
Nam (ACV) báo cáo về tiến độ xây dựng nhà ga và đường
băng đã khởi công trong giai đoạn 1. Tại đây, Phó Thủ
tướng yêu cầu các đơn vị thi công, nhà thầu phải đẩy nhanh
tiến độ thực hiện nhưng cũng cần đảm bảo chất lượng công
trình. Phó Thủ tướng nhận định sân bay là trọng điểm quốc
gia nên được người dân hết sức quan tâm đến vấn đề giải
phóng mặt bằng (GPMB), năng lực xây dựng của các nhà
thầu và điều phối xây dựng.
“Sự quan tâm vào cuộc của Chính phủ, các bộ, ngành và
Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước. Qua kiểm tra
thực tế, đến nay dự án đã đáp ứng nhu cầu các hạng mục
quan trọng nhất. Tôi thay mặt Chính phủ ghi nhận nỗ lực
của ACV đã đảm bảo tiến độ thi công sân bay, UBND tỉnh
Đồng Nai nỗ lực GPMB, ở vĩ mô giải quyết xong toàn bộ
mặt bằng đáp ứng thi công” - Phó Thủ tướng đánh giá.
Báo cáo với Phó Thủ tướng cùng đoàn công tác Chính
phủ, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết đây là
giai đoạn hết sức quan trọng của dự án vì nhiều gói thầu
cùng triển khai đồng loạt. Hiện nay, dự án GPMB gần 4.900
ha, công việc còn lại là tái định cư, di dời một số công trình
trong mặt bằng dự án.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho rằng công tác
GPMB những tuyến giao thông kết nối sân bay đang gặp
khó khăn như T1 và T2. Tiến độ xây dựng khu tái định cư
chưa đáp ứng. Đặc biệt, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đánh giá
dự án tái định cư đang gặp khó khăn, vướng mắc do kết
luận của kiểm toán. Kết luận kiểm toán cần kết luận khách
quan mặt làm được và mặt chưa làm được.
“Đồng Nai đang chịu áp lực về con người để thực hiện
những dự án lớn. Vì vậy, Bộ GTVT phối hợp với đơn vị
cùng tỉnh Đồng Nai để thực hiện các dự án. Điểm nghẽn
lớn nhất ở Đồng Nai là GPMB, nếu không có cơ chế thì
Đồng Nai sẽ không thể hoàn thành tiến độ dự án” - Thứ
trưởng Lê Đình Thọ nhận định.
VŨ HỘI
PhóThủtướngTrầnHồngHàkiểmtratiếnđộxâydựngdựánsânbay
LongThành.Ảnh:VH
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook