3
về cung - cầu lao động như
vùng sâu, vùng xa không có
lao động để phát triển kinh
tế; dự báo nhu cầu lao động
chủ yếu phục vụ ở cấp độ vĩ
mô, mang tính chiến lược,
chưa thực sự có ý nghĩa với
doanh nghiệp và người lao
động” - bà Thúy Anh nói.
Cùng nội dung, Chủ nhiệm
Ủy ban Khoa học, Công nghệ
vàMôi trường Lê Quang Huy
nêu rõ năng suất lao động là
điểm yếu đang tác động lớn
tới tăng trưởng.
Theo ông Huy, mức tăng
năng suất lao động thấp vừa
qua không chỉ ảnh hưởng tới
tăng trưởng, mà khả năng đạt
tăng trưởng bình quân năm
năm là 6%cũng rất khó. “Các
giải pháp cải thiện năng suất
lao động vừa qua chưa rõ, cần
nhận diện điểm nghẽn, đưa ra
giải pháp cụ thể” - ông Huy
đề nghị.
Về vấn đề này, Bộ trưởng
BộKH&ĐTNguyễnChíDũng
lý giải nguyên nhân chủ yếu
do tốc độ tăng trưởng kinh tế
đạt thấp, một bộ phận người
lao động chuyển việc sang bộ
phận dịch vụ phi chính thức
với năng suất thấp hơn. “Họ
cần thời gian được đào tạo lại
nên ảnh hưởng tới năng suất
lao động” - ông Dũng nói.
Về chỉ tiêu tăng trưởng
GDP chỉ ước tính đạt khoảng
5%, Bộ trưởng Nguyễn Chí
Dũng cho hay tuy không đạt
chỉ tiêu QH giao nhưng so với
tình hình chung của thế giới
thì “đây là kết quả rất đáng
khích lệ và trân trọng”.
Cải cách tiền lương
gắn với nâng cao
trách nhiệm
Phát biểu ý kiến, Chủ nhiệm
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục
Nguyễn Đắc Vinh cho hay
hiệnđào tạođại học trongnước
đã phủ rộng các ngành nghề,
lĩnh vực. Trong đó, khối tư
thục tham gia đào tạo ngành
nghề, còn Nhà nước thì tập
trung vào đào tạo khoa học
cơ bản và khoa học kỹ thuật.
Ông Vinh đề nghị trước
mắt Nhà nước vẫn phải tập
trung đầu tư cho vấn đề đào
tạo, nếu không sẽ thiếu hụt
nguồn nhân lực, đặc biệt là
nhân lực chất lượng cao...
Liên quan đến vấn đề cải
cách tiền lương, tạo động lực
cho người lao động, Phó Chủ
tịch QH Nguyễn Khắc Định
nói theo kế hoạch được trung
ương thông qua và QH, Chính
phủ cũng có kế hoạch, từ ngày
1-7-2024 sẽ tiến hành thực
hiện cải cách tổng thể chính
sách tiền lương theo Nghị
quyết 27 của Trung ương.
Tuy nhiên, theo ông Định,
vấn đề quan trọng không chỉ là
TRỌNGPHÚ
N
gày 16-10, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội
(QH) cho ý kiến về
các nội dung liên quan đến
kinh tế - xã hội năm 2023,
dự kiến kế hoạch năm 2024,
việc cơ cấu lại nền kinh tế
giai đoạn 2021-2025.
Mất cân đối về
cung - cầu lao động
Trình bày báo cáo thẩm tra
về phát triển kinh tế - xã hội,
Chủ nhiệmỦy banKinh tế của
QHVũ Hồng Thanh cho biết:
Bức tranh kinh tế - xã hội năm
2023 tiếp tục xu hướng phục
hồi tích cực, 10/15 chỉ tiêu
QHgiao đạt và vượt mục tiêu.
Trongnămchỉ tiêukhôngđạt
thì chỉ tiêu tăng trưởng GDP
ước tính tăng trên 5%, thấp
hơnmục tiêu 6,5%QH giao...
Ngoài ra, chỉ tiêu tốc độ
tăng năng suất lao động xã
hội không đạt mục tiêu đề ra
năm thứ ba liên tiếp, đây là
một trong những điểm nghẽn
cần phải tháo gỡ để đẩy nhanh
quá trình phục hồi kinh tế của
đất nước.
Về vấn đề này, Chủ nhiệm
Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy
Anh cho hay đến nay vấn đề
lao động đã bộc lộ những
hạn chế. Số lao động đang
làm việc có xu hướng tăng
nhưng thị trường lao động
phát triển chậm, chưa bền
vững khi số lao động có việc
làm phi chính thức chiếm tỉ
trọng lớn.
“Thị trường lao động phát
triển chậm, chưa bền vững, có
sự chênh lệch giữa các vùng
miền. Tình trạng mất cân đối
PhóChủtịchQuốchộiNguyễnKhắcĐịnh:“Cảicáchtiềnlươnggắnvớivịtríviệclàm,gắnvớitráchnhiệm,
kỷ luật, kỷ cương của cán bộ, công chức...” Ảnh: THẮNGPHẠM
Cải cách tiền lương gắn với
nâng cao chất lượng lao động
Các đại biểu nhận định điểmnghẽn tăng trưởng do năng suất lao động chưa cao nên cần tập trung cho
công tác đào tạo, nâng cao tay nghề và thực hành cải cách tổng thể về tiền lương, thu nhập…
Tăng trưởng kinh tế sẽ hồi phục
vào năm 2024-2025
Theo báo cáo thẩm tra về tình hình kinh tế - xã hội của Ủy
banKinh tế thì tăng trưởngkinh tế sẽhồi phục vàonăm2024-
2025.Nhưngđểđạtmụctiêutăngtrưởngbìnhquângiaiđoạn
2021-2025khoảng6,5%-7%làmộtnhiệmvụvôcùngkhókhăn.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị đánh giá tính khả thi trong
mục tiêu năm 2024 đạt tăng trưởng GDP 6%-6,5% và thu
nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4.700-4.730 USD.
Đồng thời, nên cân nhắc xây dựng dự toán thu ngân sách
tích cực hơnđể tăng chi đầu tưphát triển và giảmbớt bội chi.
Thời sự -
ThứBa 17-10-2023
điều chỉnh tiền lương mà còn
gắn với nâng cao chất lượng
và trách nhiệm của đội ngũ
cán bộ, công chức.
“Hai việc này phải đi liền
với nhau. Cải cách tiền lương
gắn với vị trí việc làm, gắn
với trách nhiệm, kỷ luật, kỷ
cương của cán bộ, công chức
nên phải rà soát, sắp xếp lại
đội ngũ cán bộ, công chức.
Có biện pháp xử lý với những
người làm việc cầm chừng,
đùn đẩy, né tránh trách nhiệm,
thậm chí đưa ra khỏi bộ máy
những người thiếu năng lực.
Chúng taphải làmcảhaimặt,
chứ không chỉ cải cách tiền
lương không” - ôngĐịnh nêu.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộcY
Thanh Hà Niê K’đăm cũng
nhấn mạnh việc thực hiện cải
cách tổng thể chính sách tiền
lương tới đây phải phù hợp
và tương đồng. “Cải cách tiền
lương làm sao để cán bộ cơ
sở cũng như các ngành, lĩnh
vực khác có sự tương đồng
với nhiệm vụ, trách nhiệm,
tránh có nơi thu nhập cao,
có nơi thấp hơn, trong khi
nhiệm vụ thì như nhau” - ông
YThanh Hà Niê K’đăm nói.
Tại phiên họp, Chủ tịch
QH Vương Đình Huệ lưu ý
trong thời gian tới, tinh thần
phải phấn đấu quyết liệt hoàn
thành cao nhất các nhiệm vụ,
chỉ tiêu năm2023, hoàn thành
toàn diện kế hoạch năm2024,
góp phần hoàn thành nhiệm
vụ của cả nhiệm kỳ.
Chủ tịchQH lưu ý tiếp thu ý
kiến tại Hội nghị Trung ương,
cần tập trung giải quyết vấn
đề ngắn hạn, những vấn đề
cấp bách trước mắt mà Nghị
quyết kỳ họp thứ năm, hay
trong các kết luận của trung
ương, của Bộ Chính trị đã chỉ
rõ; đồng thời phải gắn với
các mục tiêu dài hạn như cơ
cấu lại nền kinh tế, nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu
quả cạnh tranh nền kinh tế
cũng như các mục tiêu phát
triển lâu dài.•
Cần có biện pháp xử
lý với những người
làm việc cầm chừng,
đùn đẩy, né tránh
trách nhiệm, thậm
chí đưa ra khỏi bộ
máy những người
thiếu năng lực.
Không chỉ chung cưmini, cháy chung cư cao tầnghậuquả cũngkhôn lường
Ngày 16-10, tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết
thời gian qua vẫn còn một số điểm nghẽn trong phát triển
kinh tế - xã hội, trong đó có vấn đề an ninh trật tự; phòng,
chống cháy nổ.
“Trật tự, an toàn xã hội, tình hình tội phạm có lúc, có nơi
còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Công tác phòng, chống cháy
nổ gặp nhiều thách thức, nhiều vụ cháy xảy ra gây thiệt hại
nghiêm trọng về người và tài sản” - ông Thanh nói.
Về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị
Nga nói: “Tình hình cháy thì từ khóa trước đến nay vẫn
diễn biến phức tạp. Vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh
Xuân, Hà Nội vừa qua đã thể hiện chúng ta còn rất sơ hở
trong phòng cháy”.
Theo bà Nga, cứ mỗi vụ cháy xảy ra ở khu vực nào thì
sau đó cơ quan chức năng lại rà soát lĩnh vực đấy. Ví dụ,
sau vụ cháy quán karaoke ở Hà Nội và Bình Dương lại
có hàng loạt chỉ thị về rà soát lĩnh vực này. Và hiện nay
cả nước đang tiến hành rà soát chung cư mini sau khi xảy
ra vụ hỏa hoạn thương tâm tại chung cư mini ở phường
Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội vào đêm 12-9
vừa qua khiến 56 người thiệt mạng và 42 người bị thương.
“Chúng tôi cho rằng công tác phòng cháy thực hiện
chưa tốt. Không chỉ chung cư mini, với chung cư cao tầng
khi xảy ra cháy hậu quả cũng sẽ khôn lường, không dễ mà
thoát được” - bà Nga đề nghị kiểm tra lại nghị quyết về
PCCC, qua đó đề xuất Chính phủ tăng thực hiện các giải
pháp mà Quốc hội đề ra.
Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga
cũng góp ý một số vấn đề khác thuộc lĩnh vực an ninh trật
tự như hiện tượng lừa đảo qua mạng xã hội; bắt cóc và xâm
hại trẻ em; thực trạng sử dụng ma túy trong thanh thiếu
niên; tình trạng tham nhũng, tiêu cực ở một số lĩnh vực.
Theo bà Nga, tình trạng thông đồng, móc ngoặc, câu
kết, tiếp tay của cán bộ nhà nước đối với doanh nghiệp
để tham nhũng, trục lợi, chiếm đoạt tài sản của Nhà
nước còn diễn ra ở một số lĩnh vực. Trong đó nổi lên là
các sai phạm trong lĩnh vực đăng kiểm xe cơ giới, về
đất đai, về y tế, về giáo dục, về quản lý tài sản công,
về đấu thầu, đấu giá, trái phiếu, rửa tiền… gây bức xúc
trong dư luận xã hội.
“Chúng tôi đề nghị Chính phủ tăng cường hơn nữa công
tác phòng, chống tham nhũng và Ban chỉ đạo về phòng,
chống tham nhũng cũng tăng cường hơn để đảm bảo các
lĩnh vực thường xuyên xảy ra tham nhũng được kiểm soát
chặt chẽ” - bà Nga đề nghị.
NGUYỄN PHÚ
Chủ nhiệm
Ủy ban Tư
pháp Lê Thị
Nga phát
biểu tại phiên
họp vào
ngày 16-10.
Ảnh: PHẠM
THẮNG