2
Ý kiến
Thời sự -
Thứ Hai23-10-2023
Căn cứ lấy phiếu tín nhiệmđối với các chức danh được Quốc hội bầu, phê chuẩn dựa vào cả quá trình công tác của cán bộ. Ảnh: TP
Lấy phiếu tín nhiệm: Cơ hội để
44/49 chức danh do Quốc hội bầu,
phê chuẩn sẽ được bỏ phiếu tín
nhiệm tại kỳ họp thứ sáu.
TRỌNGPHÚ
H
ôm nay (23-10), kỳ họp
thứ sáu Quốc hội (QH)
khóaXVkhaimạc.Trong
chương trình nghị sự, QH sẽ
dành thời lượng 1,5 ngày làm
việc để lấy phiếu tín nhiệm
đối với các chức danh do QH
bầu và phê chuẩn.
Đại biểu (ĐB) QH Tạ Thị
Yên, Phó Trưởng ban Công
tácĐB (thuộcỦy banThường
vụ QH), đã có cuộc trao đổi
với báo
Pháp Luật TP.HCM
xoay quanh công tác chuẩn
bị cho hoạt động quan trọng
này của QH.
Lấy phiếu tín nhiệm
với 44 chức danh
.
Phóng viên
:
Thưa bà, cử
tri đang rất quan tâm đến
công tác lấy phiếu tín nhiệm
của QH tại kỳ họp đối với
các chức danh được QH bầu
và phê chuẩn, vậy công tác
này đến nay đã được chuẩn
bị như thế nào?
+
ĐBQH
Tạ Thị Yên
: Đây
là nội dung được cử tri đặc
biệt quan tâm và mong muốn
việc lấy phiếu tín nhiệm được
tiến hành thực chất, công tâm,
khách quan.
T h e o
quy định
tại Nghị
q u y ế t
96/2023
của QH,
đến thời
đ i ể m
hiện tại,
Ủy ban Thường vụ QH đã
nhận được đầy đủ các báo
cáo về lấy phiếu tín nhiệm
trong kỳ họp thứ sáu. Các
thông tin liên quan cũng đã
được gửi tới từng ĐBQH để
nghiên cứu, xem xét.
Các chức danh sẽ được lấy phiếu
tín nhiệm tại kỳ họp thứ sáu
Theo quy định tại Nghị quyết 96, QH sẽ lấy phiếu tín nhiệm
đối với các chức danh: Chủ tịch nước, phó chủ tịch nước; Chủ
tịch QH, phó chủ tịch QH, ủy viên Ủy banThường vụ QH, tổng
thư ký QH, chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm ủy ban của
QH; Thủ tướng Chính phủ, phó Thủ tướng Chính phủ, bộ
trưởng, các thành viên khác của Chínhphủ; Chánh ánTANDTối
cao, Viện trưởng VKSND Tối cao và tổng Kiểm toán Nhà nước.
“Việc đánh giá tín
nhiệm đối với người
được lấy phiếu tín
nhiệm phải dựa
trên cả quá trình
công tác của họ, chứ
không chỉ là lát cắt
tại một phiên
chất vấn.”
Tổng Thư ký QH, Chủ nhiệm Văn phòng QH
BÙI VĂN CƯỜNG
:
Lấy phiếu tín nhiệm là dịp để bản thân
tự xét lại mình
Theo quy định tại Nghị quyết 96,
những người giữ các chức danh được
lấy phiếu tín nhiệm sẽ phải có báo cáo,
kê khai tài sản gửi ĐBQH, có những
giải trình nếu ĐB yêu cầu. Trên cơ sở
đó, các ĐB sẽ xem xét, đánh giá tín
nhiệm đối với từng chức danh. Có thể
nói đây là một đợt đánh giá của cử tri,
nhân dân cả nước đối với những người
giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn thông qua lá
phiếu của các ĐBQH, ĐB HĐND.
Là một trong những người giữ chức danh được QH lấy
phiếu tín nhiệm lần này, bản thân tôi nhận thấy đây là một dịp
để bản thân tự xét lại mình, từ đó hoàn thiện, phấn đấu hoàn
thành tốt nhất công việc, nhiệm vụ được giao. Cá nhân tôi rất
tin tưởng vào sự đánh giá công tâm, khách quan, trách nhiệm
của các ĐBQH.
Đồng thời mong muốn đợt sinh hoạt chính trị này sẽ tác
động lan tỏa tích cực để mỗi cán bộ, mỗi ĐB dân cử, nhất là
khi được bầu các chức vụ ở trung ương hay địa phương đều
phải cố gắng thực hiện nhiệm vụ tốt hơn, xứng đáng với sự
tín nhiệm từ các ĐBQH, ĐB HĐND và cử tri, nhân dân cả
nước.
Có thể nói công tác chuẩn
bị lấy phiếu tín nhiệm đã
được chuẩn bị kỹ lưỡng,
trách nhiệm, đúng quy trình,
quy định. Điều này giúp các
ĐBQH có đầy đủ dữ liệu,
có góc nhìn vừa toàn diện
vừa chi tiết để có thể đánh
giá khách quan, chuẩn xác
với từng chức danh được lấy
phiếu tín nhiệm.
.
QH sẽ lấy phiếu tín nhiệm
baonhiêu chức danh, thưabà?
+ QH khóa XV từ đầu
nhiệm kỳ đến nay đã bầu
và phê chuẩn 50 chức danh.
Hiện có 49 chức danh thuộc
diện lấy phiếu tín nhiệm.
Tuy nhiên, cũng theo quy
định tại Nghị quyết 96 thì
những người có thông báo
chờ nghỉ hưu và chức danh
được bầu, phê chuẩn trong
năm 2023 không thuộc diện
lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ
họp thứ sáu do chưa đủ một
năm giữ chức vụ.
Qua rà soát các chức danh
và điều kiện tiêu chuẩn cụ
thể, dự kiến sẽ có 44 người
được đưa ra lấy phiếu tín
nhiệm tại kỳ họp thứ sáu QH
khóa XV. Tại kỳ họp, Ủy ban
Thường vụ QH sẽ trình QH
quyết định danh sách chính
thức những người được lấy
phiếu tín nhiệm.
Đánh giá cán bộ
là cả quá trình
. Dự kiến việc lấy phiếu
tín nhiệm sẽ được thực hiện
sau khi kỳ họp thứ sáu khai
mạc. Có ý kiến đề nghị nên
lấy phiếu tín nhiệm sau phiên
chất vấn và trả lời chất vấn
để ĐB có thêm góc nhìn,
cơ sở đánh giá mức độ tín
nhiệm. Bà thấy sao về quan
điểm này?
+
Tôi cho rằng việc đánh
giá tín nhiệm đối với người
được lấy phiếu tín nhiệmphải
dựa trên cả quá trình công tác
của họ, chứ không chỉ là lát
cắt tại một phiên chất vấn.
Nghị quyết 96 nêu rõ căn
cứ đánh giá tín nhiệm là phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối
sống, việc chấp hành Hiến
pháp, pháp luật và kết quả
thực hiện nhiệmvụ, chức trách
được giao. Những điều này
giúp ĐBQH có một cái nhìn
khách quan, toàn diện, đồng
thời khá chi tiết khi đánh giá
tín nhiệm đối với người được
lấy phiếu tín nhiệm.
Mặt khác, tại mỗi kỳ họp
QH, thông thường chỉ có tối
đa bốn lĩnh vực được lựa chọn
để các ĐBQH thực hiện chất
vấn và thành viên Chính phủ
trả lời chất vấn, chứ không
thể bao quát, toàn diện được
hết các lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội của đất nước.
Do đó, thời điểm lấy phiếu
tín nhiệm ngay sau phiên
khai mạc kỳ họp QH hay sau
phiên chất vấn và trả lời chất
vấn sẽ không ảnh hưởng đến
quyết định của ĐBQH.
. Là ĐBQH, đến thời điểm
này bà đã được cung cấp
thông tin gì để làm căn cứ
đánh giá với những người
được lấy phiếu tín nhiệm?
+ Theo Nghị quyết 96,
người được lấy phiếu tín
nhiệm phải báo cáo đầy đủ,
trung thực kết quả thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn được
giao, phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống, kê khai tài
sản, thu nhập, những hạn chế,
thiếu sót, phương hướng khắc
phục và giải trình đầy đủ các
nội dung mà cử tri và nhân
dân có ý kiến hoặc ĐBQH
yêu cầu (nếu có).
Đến nay, các báo cáo trên đã
được gửi tới Ủy ban Thường
vụ QH. Các thông tin liên
quan khác cũng đã được gửi
đến từng ĐBQH, cá nhân
tôi cũng đã nhận được. Qua
nghiên cứu, đánh giá ban
đầu, tôi nhận thấy các thông
tin về các quá trình công
tác, thực thi nhiệm vụ của
những người được lấy phiếu
tín nhiệm đã được cung cấp
khá đầy đủ, toàn diện. Đây là
cơ sở quan trọng để ĐBQH
đánh giá khách quan, công
tâm với từng chức danh do
QH bầu và phê chuẩn.
Cá nhân tôi cũng thamkhảo
thêm các kênh thông tin khác,
trong đó có kênh thông tin từ
báo chí, báo cáo ngành, lĩnh
vực mà người được lấy phiếu
tín nhiệm đang công tác. Qua
đó, để có cái nhìn thấu đáo
hơn khi đánh giá tín nhiệm
đối với cán bộ.
Sẽ miễn nhiệm ngay
tại kỳ họp nếu tín
nhiệm thấp vượt 2/3
.
Việc tổ chức lấy phiếu tín
nhiệm đối với các chức danh
do QH bầu, phê chuẩn tại kỳ
họp thứ sáu này có điểm đổi
mới gì nổi bật so với nhiệm
kỳ trước không?
ĐBQH
PHẠM VĂN HÒA
(Đồng Tháp):
ĐBQH cần khách quan, độc lập,
công tâm trong đánh giá tín nhiệm
Tôi rất kỳ vọng đợt lấy phiếu tín
nhiệm tại kỳ họp thứ sáu lần này sẽ thể
hiện sự quyết tâm chính trị cao của từng
ĐBQH trong đánh giá tín nhiệm giữa
nhiệm kỳ đối với các chức danh mình đã
bỏ phiếu bầu và phê chuẩn. Đây là đợt
sinh hoạt chính trị rộng rãi và được cử tri
cả nước đặc biệt quan tâm, theo dõi.
Hiện nay, các ĐBQH đã nhận được
báo cáo của những người sẽ được QH lấy phiếu tín nhiệm
HÔM NAY KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV