240-2023 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai23-10-2023
Họ đã nói
NGUYỄNQUÝ
T
hực hiện kế hoạch của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về
chương trình xây dựng pháp
luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV,
Liên đoàn Luật sư (LS) Việt Nam
vừa có Báo cáo sơ kết năm năm thi
hành BLTTHS 2015 gửi VKSND
Tối cao.
Cơ quan này đánh giá BLTTHS
2015 có nhiều điểm mới tiến bộ.
Quá trình thực hiện BLTTHS, hoạt
động bào chữa trong tố tụng hình
sự của LS đã từng bước nâng cao
về chất lượng và được mở rộng.
Dù vậy, thực tiễn thi hành các
quy định của BLTTHS vẫn còn
những tồn tại, hạn chế, vướng mắc
và cần sửa đổi.
Kiểm sát viên cần
xét hỏi trước
Hiện nay, Điều 307 BLTTHS
2015 quy định thủ tục xét hỏi tại
phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc
thẩm được thực hiện theo trình tự
chủ tọa phiên tòa hỏi trước; sau đó
Liên đoàn Luật sư Việt Namkiến nghị kiểmsát viên cần xét hỏi trước. Ảnhminh họa: HOÀNGGIANG
Hôm nay (23-10), TAND tỉnh Quảng Ninh sẽ mở phiên
tòa xét xử sơ thẩm vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây
hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh,
Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) của bà Nguyễn
Thị Thanh Nhàn và các đơn vị có liên quan. Phiên tòa dự
kiến sẽ diễn ra trong ba ngày.
16 bị cáo bị đưa ra xét xử, trong đó bao gồm cả bốn bị cáo
đã bỏ trốn, đang bị truy nã đặc biệt. Trong vụ án này, 10 bị
cáo thuộc nhóm Công ty AIC, một bị cáo thuộc công ty thẩm
định giá, ba bị cáo thuộc Ban quản lý (BQL) dự án và Sở Y
tế bị truy tố về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả
nghiêm trọng. Hai bị cáo thuộc BQL dự án và Sở Tài chính
tỉnh Quảng Ninh bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng.
Cũng giống như chiêu bài đã bị vạch trần tại vụ án ở BV
đa khoa tỉnh Đồng Nai mới được xét xử hồi đầu năm, trong
vụ án này, bà Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới, móc ngoặc với các
cá nhân tại BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình y tế
trực thuộc Sở Y tế (chủ đầu tư), Sở Y tế, Sở Tài chính tỉnh
Quảng Ninh, tổ chức cho các “quân xanh”, “quân đỏ” đấu
thầu để trúng sáu dự án.
Kết luận giám định xác định giá trị trang thiết bị của sáu
gói thầu tại thời điểm mở thầu so với giá trị đã quyết toán (số
tiền hơn 237,3 tỉ đồng) có sự chênh lệch, gây thiệt hại cho
Nhà nước hơn 50,6 tỉ đồng; còn 15 thiết bị trị giá 9,898 tỉ
đồng không định giá được do không thu thập được thông tin.
Theo VKS, dù các bị cáo bỏ trốn ra nước ngoài nhưng vẫn
có đủ căn cứ xác định bà Nhàn và đồng phạm đã có các hành
vi gian lận, thông thầu, hạn chế hoặc loại trừ cạnh tranh trong
đấu thầu để Công ty AIC trúng thầu trái quy định, gây thiệt
hại tài sản của Nhà nước.
Để xác định hành vi của cựu chủ tịch Công ty AIC và ba
bị cáo này, VKS căn cứ vào lời khai của các bị cáo khác và
nhóm nhân viên Công ty AIC cùng kết luận giám định của
Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) về chữ ký đứng tên
Nguyễn Thị Thanh Nhàn và các tài liệu, chứng cứ khác trong
hồ sơ vụ án.
Trước vụ án này, cựu chủ tịch Công ty AIC đã lãnh án
16 năm tù về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả
nghiêm trọng, 14 năm tù về tội đưa hối lộ; tổng hợp hình
phạt là 30 năm tù.
NGỌC SƠN
Cựu chủ
tịch Công ty
AICNguyễn
Thị Thanh
Nhàn. Ảnh:
INTERNET
Hômnay, xét xửNguyễnThị ThanhNhànvụ“thông thầu” tạiBVSản -NhiQuảngNinh
Chưa có quy định đặc thù với tội phạm trên mạng
Về vấn đề xử lý tội phạm trên không gian mạng, Liên đoàn LS Việt Nam
đánh giá: Với loại tội phạm này thì hiện trường, tài liệu, chứng cứ, dấu vết
tội phạm... tồn tại trong các thiết bị kỹ thuật số, máy tính, mạng máy tính.
Vì vậy, phải có những quy định đặc thù.
Do đó, cơ quan này kiến nghị bổ sung, làm rõ quy định về khámnghiệm
hiện trường kỹ thuật số, điện tử trong BLTTHS 2015; quy định rõ về trường
hợp cụ thể bắt buộc trưng cầu giám định đối với dữ liệu điện tử, nhất
là trường hợp phương tiện điện tử được dùng để khởi tạo, lưu trữ hoặc
truyền gửi dữ liệu điện tử bị đối tượng phạm tội cố tình tác động tiêu hủy
hoặc không hợp tác trong tìm kiếm, phục hồi, phát hiện, sao lưu, phân
tích dữ liệu điện tử…
Xem xét lại địa vị pháp lý
của người bào chữa
“Xem xét lại về địa vị pháp lý của
người bào chữa là chủ thể bình đẳng
thực hiện chức năng cơ bản của tố
tụng hình sự là chức năng bào chữa
nêncầnkhẳngđịnhngười bào chữa là
chủ thể tố tụng độc lập, đưa quy định
về người bào chữa ra khỏi chương về
“người thamgia tố tụng””- Liên đoàn
LS Việt Nam kiến nghị.
Liên đoàn Luật sư Việt
Nam kiến nghị đưa
quy định về người bào
chữa ra khỏi chương
về “người tham gia tố
tụng” vì người bào chữa
là chủ thể bình đẳng
thực hiện chức năng cơ
bản của tố tụng hình sự
là chức năng bào chữa.
Kiến nghị
thay đổi
trình tự xét
hỏi trong
phiên tòa
hình sự
Liên đoàn Luật sư Việt Namkiến nghị
thay đổi trình tự xét hỏi; kiểm sát viên là
chủ thể đặt câu hỏi trước để chứngminh
tính có căn cứ của việc buộc tội.
chủ tọa phiên tòa sẽ quyết định để
thành viên HĐXX, kiểm sát viên,
người bào chữa, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự
hỏi sau.
Tuy nhiên, Liên đoàn LS Việt
Nam cho rằng trình tự này là không
hợp lý, không phù hợp với nguyên
tắc tranh tụng.
Lý giải cho nhận định trên, Liên
đoàn LS Việt Nam cho biết vụ án
hình sự phát sinh là do có sự buộc
tội của VKS, từ đó sẽ làm phát sinh
nhu cầu gỡ tội của bị cáo và vai trò
độc lập xét xử của tòa án. Bên cạnh
đó, nguyên tắc tranh tụng được Hiến
pháp khẳng định cần đến sự phân
vai rõ ràng: Bên buộc tội và bên
bào chữa với lợi ích tố tụng độc lập,
khác nhau và đối lập nhau.
Thực tế, trong một số vụ án hình
sự HĐXX đã thực hiện thay chức
năng buộc tội của VKS, nhiều vụ án
kiểm sát viên không cần đặt thêm
câu hỏi nào để chứng minh căn cứ
buộc tội của mình. Các LS, người
bào chữa bị cắt câu hỏi, yêu cầu tạm
dừng với lý do cho rằng HĐXX đã
nhắc đến trước đó.
Từ đó, Liên đoàn LS Việt Nam
đề nghị sửa đổi quy định trình tự
xét hỏi theo hướng kiểm sát viên
phải là chủ thể được đặt câu hỏi
trước để chứng minh tính có căn
cứ của các cáo buộc, sau đó người
bào chữa được tìm kiếm thông tin
bào chữa, gỡ tội cho bị cáo thông
qua các câu hỏi của mình.
HĐXX chỉ hỏi thêm nhằm làm
rõ kết quả xét hỏi của bên buộc tội
và bên gỡ tội cũng như điều hành
phần xét hỏi để bảo đảm tính khách
quan và quyền phán định đúng - sai
của tòa án.
Bổ sung căn cứ
không khởi tố vụ án
Một vấn đề khác, theo Liên đoàn
LS Việt Nam, khoản 3 Điều 29
BLHS 2015 quy định người thực
hiện tội phạm nghiêm trọng do vô
ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản
của người khác, đã tự nguyện sửa
chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc
phục hậu quả và được bị hại hoặc
người đại diện hợp pháp của bị hại
tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn
trách nhiệm hình sự thì có thể được
miễn trách nhiệm hình sự.
Tuynhiên,Điều157BLTTHS2015
quy định về các căn cứ không khởi
tố vụ án hình sự, không có trường
hợp do được miễn trách nhiệm hình
sự. Do đó, thực tế hiện nay trong
quá trình thụ lý, giải quyết nguồn
tin về tội phạm, nếu người thực hiện
hành vi phạm tội có đủ điều kiện
để được miễn trách nhiệm hình sự
theo khoản 3 Điều 29 BLHS 2015
thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn
phải ra quyết định khởi tố vụ án,
khởi tố bị can và tiến hành một số
hoạt động điều tra, sau đó mới ra
quyết định đình chỉ điều tra vụ án,
đình chỉ điều tra bị can với căn cứ
“được miễn trách nhiệm hình sự”.
Quy định như vậy là còn thiếu và
chưa hợp lý vì chỉ cần ra quyết định
không khởi tố vụ án hình sự với lý
do “thuộc trường hợp được miễn
trách nhiệm hình sự” thì sẽ giảm bớt
thủ tục, thời gian, kinh phí...; đồng
thời sẽ có lợi cho người thực hiện
hành vi phạm tội vì trong lý lịch tư
pháp của họ sẽ không có án tích.
Do đó, Liên đoàn LSViệt Nam đề
nghị bổ sung căn cứ ra quyết định
không khởi tố vụ án hình sự đối với
“người thực hiện hành vi phạm tội
mà có đủ điều kiện được miễn truy
cứu trách nhiệm hình sự theo Điều
29 BLHS 2015”.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook