240-2023 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai23-10-2023
BÙI TRANG
N
gày22-10,TAND
TP Hà Nội tiếp
tục xét xử 22
bị cáo vụ sai phạm
tại dự án cao tốc Đà
Nẵng - Quảng Ngãi
(giai đoạn 2) gây thiệt
hại choNhà nước 460
tỉ đồng.
Chỉ cùng
phương thức
thực hiện
Đại diện VKSND
TPHàNội (VKS) đối
đápcácquanđiểmbào
chữa của luật sư, bị
cáo và những người
liên quan trong vụ án.
Vềnội dungcác luật
sư và bị cáo cho rằng
một hành vi nhưng bị
xử lý hai lần, VKS
cho rằng nhận định này là không
đúng. Với sáu bị cáo bị xét xử trong
giai đoạn 1, VKS đánh giá hành vi
bị xét xử lần này chỉ cùng phương
thức thực hiện hành vi phạm tội chứ
không thể xét là cùng một hành vi
mà bị xét xử hai lần.
“Do đó, việc các bị cáo bị truy
tố, xét xử lần này là không vi phạm
quy định một hành vi bị xét xử hai
lần như luật sư và bị cáo nêu” - đại
diện VKS nhấn mạnh.
Các luật sư cho rằng ITSTS (Phân
viện Khoa học công nghệ GTVT
phía Nam) không có chức năng
giám định, giám định viên không
đảm bảo quy định pháp luật, nội
dung giám định không đầy đủ theo
quyết định trưng cầu của cơ quan
điều tra và bác bỏ kết luận giám
định của ITSTS ban hành... Về
việc này, VKS nhận thấy ITSTS
có chức năng giám định, giám định
viên có đầy đủ điều kiện giám định
tư pháp, do đó việc ban hành quyết
định giám định tư pháp là có căn
cứ đúng pháp luật.
ITSTS ra kết luận giám định theo
quyết định trưng cầu này là hoàn
toàn có căn cứ pháp lý và đúng luật,
do vậy nội dung kết luận là có căn
cứ, đúng pháp luật.
Các nhà thầu phải
trả lại tiền
Dự án khi mới đưa vào sử dụng
đã xảy ra điểm hư hỏng trên mặt
đường, đã được dư luận xã hội
phản ánh, báo chí đã nói rất nhiều
về thi công, nghiệm thu con đường
có nhiều vấn đề.
VKS cho biết giai đoạn 1 có 380
điểm phỏng (bong tróc trên mặt
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: CTV
Về các ý kiến cho rằng phương pháp giám định không đảm bảo khách
quan, chính xác, tại tòa, giám định viên trả lời sử dụng phương pháp tổng
hợp bao gồm cả quan sát bằng mắt thường, phương pháp phá hủy và
không phá hủy. “Trước khi tham gia vụ án, tôi đi làm rất nhiều trên tuyến
đường này. Tôi nhận thấy mặt đường luôn có chỗ được trát mới thể hiện
nhà thầu thi công phải sửa chữa hiện tượng bong tróc mặt đường nhựa.
Bản thân tôi chứng kiến hiện tượng bong tróc thành ổ trên cả hai tuyến”
- đại diện VKS nói.
Theo VKS, xét về dòng
tiền, các nhà thầu đang
sử dụng số tiền 460 tỉ
đồng thiệt hại của vụ án
nên phải trả lại chủ
đầu tư.
VỤ CAO TỐC ĐÀ NẴNG - QUẢNG NGÃI
Không thể nói không
biết gì vềhưhỏng
Theo đại diệnVKSNDTPHà Nội, hàng trămđiểmbong tróc
đều được chủ đầu tư thông báo, nhà thầu đã xác nhận và sửa
chữa, không thể nói “chúng tôi không biết gì về hư hỏng”.
đường), giai đoạn 2 có 162 điểm
phỏng. “Chủ đầu tư đều thông báo
đến nhà thầu, nhà thầu đã nhận
được, xác nhận và sửa chữa, không
thể nói trước phiên tòa là “chúng
tôi không biết gì về hư hỏng”” - đại
diện VKS nói.
Ngoài ra, VKS cho biết thêm con
đường đưa vào khai thác, sử dụng
thì phải thu phí. Theo báo cáo của
VEC thì tổng số tiền thu phí đến nay
là 2.500 tỉ đồng, trong khi tổng đầu
tư đối với tuyến đường trên 12.000
tỉ đồng, không thể nói số thu vượt
thiệt hại của vụ án.
Về trách nhiệm dân sự, VKS nêu
vụ án được xác định có hậu quả đặc
biệt lớn, trên 460 tỉ đồng. Số tiền
trên có nguồn gốc Nhà nước vay
vốn chủ yếu của Ngân hàng Thế
giới (World Bank).
Thiệt hại này được xác định do
hành vi vi phạm quy định về đầu
tư công trình xây dựng trong quá
trình tổ chức thi công, nghiệm thu
không đúng quy định pháp luật đã
chứng minh mối quan hệ nhân quả
hành vi thiệt hại. Theo chế tài luật
hình sự, những người nào gây ra hậu
quả thiệt hại thì phải bồi thường.
Do đó, các bị cáo phải liên đới
bồi thường.
Các bị cáo là người của các nhà
thầu. Chủ đầu tư và các nhà thầu
có quan hệ hợp đồng thi công và
chủ đầu tư trả tiền cho nhà thầu,
cho cả khối lượng không đảm bảo
chất lượng được xác định là thiệt
hại của vụ án.
Theo dòng tiền thì nhà thầu đang
sử dụng số tiền này, cho nên các
gói thầu mà người của nhà thầu
phạm tội thì nhà thầu phải có trách
nhiệm bồi thường cho VEC số tiền
đó. Đối với các bị cáo không thuộc
nhà thầu, chủ đầu tư, ban quản lý
dự án thì nhà thầu vẫn phải hoàn
trả số tiền đã được thanh toán cho
gói thầu đó cho chủ đầu tư. “Nhà
thầu có quyền yêu cầu các bị cáo
trả lại số tiền mà nhà thầu đã trả
cho chủ đầu tư” - VKS nói.•
Bịgiámđốcthẩmhủyánvì
chohưởngántreosaiquyđịnh
TAND Tối cao vừa ban hành bảy án lệ, trong đó có Án lệ số
64/2023/AL về định khung hình phạt và tình tiết định khung tăng
nặng “có tổ chức” trong tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Nguồn án lệ dựa trên Quyết định giám đốc thẩm số 15/2022/
HS-GĐT của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao về vụ án bắt
cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo N và năm đồng phạm.
Theo hồ sơ, N cho anh T vay 150 triệu đồng nhưng đòi không
được nên nảy sinh ý định lừa anh T ra Hà Nội để bắt giữ, đòi nợ.
Nhóm của N đã bắt nhốt, trói, đánh đập... và buộc anh T gọi điện
thoại cho người thân để trả nợ.
Xử sơ thẩm hồi tháng 10-2019, TAND tỉnh Bắc Ninh đã tuyên
phạt các bị cáo phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo
khoản 1 Điều 169 BLHS 2015. Tòa tuyên phạt bị cáo N 42 tháng
tù, các bị cáo còn lại từ 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến
36 tháng tù.
Xử phúc thẩm, TAND Cấp cao tại Hà Nội chấp nhận kháng cáo,
giảm án cho bị cáo N từ 42 tháng tù còn 24 tháng tù, một bị cáo
từ 36 tháng tù còn 24 tháng tù, một bị cáo từ 36 tháng tù còn 24
tháng tù nhưng cho hưởng án treo, ba bị cáo còn lại từ 30 tháng tù
còn 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Tháng 8-2021, Viện trưởng VKSND Tối cao kháng nghị đề
nghị hủy cả hai bản án để xét xử sơ thẩm lại theo hướng áp dụng
điểm a, e khoản 2 Điều 169 đối với tất cả bị cáo, tăng hình phạt
và không cho hưởng án treo đối với các bị cáo chủ mưu, cầm đầu,
thực hành tích cực và được TAND Tối cao chấp nhận.
Theo đó, các bị cáo bắt giữ, trói, nhốt, đánh, gây áp lực để anh
T phải gọi điện thoại cho người thân chuyển 150 triệu đồng đã
vay. Mục đích của chuỗi hành vi là nhằm chiếm đoạt số tiền 150
triệu đồng. Việc chị họ của anh T mới chuyển 15 triệu đồng và
trong tài khoản của anh T có sẵn hơn 23 triệu đồng không làm
thay đổi mục đích chiếm đoạt ban đầu của các bị cáo là 150 triệu
đồng.
Do đó, các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự với số tiền 150
triệu đồng. Các bị cáo phải bị xét xử về tội bắt cóc nhằm chiếm
đoạt tài sản với tình tiết định khung hình phạt chiếm đoạt tài sản
trị giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng theo điểm e khoản 2
Điều 169 BLHS.
Vụ án này, N là người khởi xướng, trực tiếp rủ các bị cáo khác,
trực tiếp chuẩn bị các công cụ, phương tiện phạm tội, là người
tổ chức, cầm đầu, chủ mưu. Các bị cáo khác là người thực hành,
giúp sức tích cực cho N.
Giữa N và các bị cáo khác có sự câu kết chặt chẽ, thực hiện nhất
quán theo chỉ đạo của N. Hành vi bắt giữ, trói, nhốt, đánh anh T
kéo dài nhiều ngày. Do đó, hành vi của các bị cáo có dấu hiệu của
phạm tội “có tổ chức” theo điểm a khoản 2 Điều 169 BLHS.
Việc tòa án cấp sơ thẩm chỉ xét xử các bị cáo với tình tiết định
khung tăng nặng theo điểm e khoản 2 Điều 169 BLHS mà chưa
xem xét tình tiết định khung tăng nặng “có tổ chức” là thiếu sót.
YẾN CHÂU
Giả cảnh sát hình sự bắt xe vi phạm
ở Đồng Nai để lấy tiền
VKSND huyện Long Thành vừa ra cáo trạng truy tố các bị can
Trần Duy Hiếu, Nguyễn Minh Chương, Võ Minh Trí và Phạm
Minh Khôi (đều ngụ tỉnh Đồng Nai) về tội cưỡng đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, Hiếu là lính nghĩa vụ có thời hạn trong lực
lượng công an đến tháng 3-2023 thì được xuất ngũ. Về nhà, Hiếu
rủ Chương, Trí, Khôi đóng giả công an hình sự đi tuần tra đêm
trên Quốc lộ 51 để bắt xe vi phạm giao thông lấy tiền.
Ngày 3-6, nhóm của Hiếu đi xe máy trên Quốc lộ 51 “bắt” xe
của bảy trường hợp vi phạm giao thông, yêu cầu đưa số tiền 3,6
triệu đồng và chia nhau tiêu xài hết. Khi đang tiếp tục chặn xe thì
nhóm này bị người đi đường phát hiện giả mạo công an nên bắt
giữ, giao cho công an.
Mở rộng điều tra, công an xác định khoảng tháng 4-2023, nhóm
này hai lần thực hiện hành vi giả cảnh sát hình sự, chiếm đoạt của
người đi đường hơn 17 triệu đồng.
VŨ HỘI
Các bị can bị truy
tố về tội cưỡng
đoạt tài sản.
Ảnh: CACC
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook