8
Đô thị -
Thứ Hai23-10-2023
Dự án
kênh
Chợ
Gạo
có 633
hộ dân
bị ảnh
hưởng.
Ảnh:
Đ.HÀ
Sắp xong dự án nâng cấp
kênh Chợ Gạo giai đoạn 2
Dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn 2 hoàn thành sẽ phục vụ nhu cầu vận tải tuyến đường thủy
huyết mạch từĐBSCL đi TP.HCM, đáp ứng sựmong đợi của người dân.
ĐÔNGHÀ
D
ự án nâng cấp kênh Chợ
Gạogiai đoạn2đangđược
người dân địa phương
rất kỳ vọng. Bởi đây là công
trình không chỉ đáp ứng nhu
cầu vận tải tuyến đường thủy
huyết mạch từ ĐBSCL đi
TP.HCM, mà còn có ý nghĩa
đối với hàng trăm hộ dân bờ
nam dọc kênh Chợ Gạo thuộc
hai xã Bình Phan, Bình Phục
Nhứt (huyện Chợ Gạo, Tiền
Giang). Dự án hoàn thành sẽ
giúp bảo vệ đất đai, tài sản
và đáp ứng nguyện vọng của
người dân.
Có kè, người dân
phấn khởi
Theo người dân, sạt lở bờ
nam kênh Chợ Gạo đã xảy
ra từ nhiều năm trước nhưng
khoảng 10 năm trở lại đây,
tình trạng sạt lở diễn ra phức
tạp và nghiêm trọng hơn. Dù
chính quyền địa phương và
người dân thường xuyên gia cố
nhưng tình trạng cũng không
cải thiện. Sạt lở đã gây thiệt
hại rất lớn đến đời sống, sinh
hoạt và đi lại của người dân
sinh sống dọc theo bờ nam
dòng kênh này trong suốt thời
gian dài.
Đến nay, khi dự án kênhChợ
Gạo giai đoạn 2 được triển
khai và sắp hoàn thành đã đáp
ứng sự mong đợi và kỳ vọng
của người dân. Ông Huỳnh
Văn Tranh (ấp Tân Thạnh, xã
Bình Phan) cho biết nhiều năm
qua sạt lở bờ kênh Chợ Gạo
diễn ra nghiêm trọng, khiến
người dân sống dọc bờ kênh
Ngày 22-10, tại Bạc Liêu, Sở Du lịch TP.HCM, Sở VH-
TT&DL tỉnh Bạc Liêu chủ trì tổ chức hội nghị đánh giá điểm
đến, phát triển sản phẩm du lịch liên kết TP.HCM và 13 tỉnh,
thành ĐBSCL với chủ đề “Kết nối hành trình đất phương
Nam”.
Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Trần Thị Lan Phương,
Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu, cho biết mặc dù có
tiềm năng rất phong phú nhưng qua đánh giá, du lịch ĐBSCL
vẫn chưa phát triển tương xứng, thiếu các trung tâm và điểm
đến du lịch có tính đặc trưng cao, đẳng cấp chất lượng quốc
tế.
Ông Lê Thanh Phong, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội
Du lịch ĐBSCL, cho hay các tỉnh trong chương trình liên kết
đã hình thành sản phẩm, không gian du lịch kéo dài từ Cần
Giờ đến m ũi Cà Mau.
Theo ông Phong, gần bốn năm qua TP.HCM giúp ĐBSCL
rất nhiều. “TP đã hỗ trợ các tỉnh rất nhiều về kỹ thuật, dẫn
dắt nhiều cách thức làm du lịch. Trong đó, Bạc Liêu là địa
phương dẫn đầu về doanh số và dẫn đầu về giải pháp hiệu
quả. TP.HCM đang đẩy mạnh phát triển du lịch Cần Giờ
nên cần có chiến lược phát triển liên tuyến từ Cần Giờ đến
ĐBSCL mới phát huy được giá trị của du lịch sông nước” -
ông Phong cho biết.
Về phía TP.HCM, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc
Sở Du lịch TP.HCM, nhìn nhận: Sản phẩm du lịch liên kết
thời gian qua chủ yếu phát triển theo chiều rộng thông qua
khai thác thô tài nguyên du lịch, sự phát triển của du lịch còn
chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng to lớn của vùng.
Liên kết giữa TP.HCM với vùng ĐBSCL đã đi vào thực
tiễn, mang lại hiệu quả thực tế, góp phần phục hồi hoạt động
du lịch và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đó cũng là động
lực để 14 tỉnh, TP tiếp tục triển khai mạnh mẽ các hoạt động
liên kết trong thời gian sắp tới. Một trong những “mắt xích”
quan trọng luôn được nhắc đến là cộng đồng doanh nghiệp
du lịch, lữ hành, đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch.
Vì vậy, bà Hiếu cho rằng mỗi địa phương phải xây dựng
những chính sách kích cầu du lịch thật sự hấp dẫn tạo chuỗi
liên kết cộng hưởng, tăng giá trị thụ hưởng cho thị trường
khách nội địa và quốc tế. TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL
cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa dòng khách hai chiều, trao
đổi dòng khách giữa các địa phương.
TP xác định là cửa ngõ du lịch cũng đang tiếp tục hoàn
thiện các sản phẩm để thu hút dòng khách từ các tỉnh, thành
đến trải nghiệm các chương trình du lịch liên kết, từ TP về
đồng bằng, từ đó đẩy mạnh giá trị của sự liên kết hợp tác phát
triển du lịch theo hướng bền vững.
“Mỗi địa phương cần xác định có sản phẩm chủ lực, tham
mưu chính sách thu hút đầu tư. Đội ngũ lao động du lịch
trong vùng là nhân tố kết nối, quảng bá và ứng dụng triển
khai công nghệ số vào khai thác và quản lý tài nguyên du
lịch” - bà Hiếu nói.
THU TRINH
Tăng liênkết du lịchgiữaTP.HCMvàĐBSCL
Đoàn
khảo
sát của
TP.HCM
vừa khảo
sátmột
số tỉnh
ởĐBSCL
để tìm
phương
án thúc
đẩy du
lịch. Ảnh:
THU
TRINH
633 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án
Dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo có 633 hộ dân bị ảnh hưởng,
với 1.001 hồ sơ (tăng 297 hồ sơ so với dự kiến ban đầu là 704
hồ sơ). Sau đó, BanQLDA đường thủy có quyết định phê duyệt
điều chỉnh giá trị dự toán các khoản mục chi phí trong tổng
mức đầu tư dự án kênh Chợ Gạo giai đoạn 2.
Theođó, BanQLDAđường thủy quyết địnhđiều chỉnh khoản
chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án từ mức hơn
556 tỉ lên hơn 677 tỉ đồng.
Giai đoạn 2 của dự án ngoài mục tiêu đáp ứng nhu cầu vận
tải thủy, khắc phục tình trạng ùn tắc, còn bảo vệ tình trạng xói
lở hai ven bờ kênh, đảmbảo an sinh cho người dân dọc tuyến.
Trước đó vào năm 2016, để nâng cao năng lực cho tuyến
giao thông thủy này, Bộ GTVT đã hoàn thành đầu tư giai đoạn
1 dự án nâng cấp bờ phía bắc của kênh Chợ Gạo.
Kênh Chợ Gạo là
tuyến giao thông
thủy huyết mạch
nối liền các tỉnh
ĐBSCL với khu vực
TP.HCM.
Dự án kênh ChợGạo sẽ hoàn thành vào cuối nămnay. Ảnh: Đ.HÀ
này rất lo lắng. Sạt lở đã cuốn
trôi của gia đình ông 1.000 m
2
đất. Nói về nguyên nhân sạt
lở, ông Tranh cho rằng tuyến
sông này phương tiện đường
thủy chạy rất nhiều, sóng đánh
mạnh cũng là một trong những
nguyên nhân gây sạt lở.
“Nay dự án kè kênhChợGạo
được xây dựng sắp hoàn thành,
người dân ở đây rất mừng, rất
phấn khởi. Từ nay không còn
lo mất đất nữa, đường giao
thông cũng được thuận lợi,
không còn bị chia cắt do sạt
lở” - ông Tranh chia sẻ.
Bà Trần Thị Phấn (người
dân sống bên bờ kênh) cho
hay gia đình bà có gần 2.000
m
2
đất dọc bờ nam kênh Chợ
Gạo. Tuy nhiên, nhiều nămqua
sạt lở bào mòn mảnh đất của
gia đình nay chỉ còn 1.300 m
2
.
“Tuyến kè này là niềmmong
mỏi của bà con hàng chục năm
qua, nay đã thành hiện thực. Có
kè kiên cố, người dân an tâm
sinh sống, khôngcòn thấp thỏm,
lo lắng sạt lở như trước” - bà
Phấn phấn khởi nói.
Dự án sắp về đích
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, chủ đầu tư dự án là
Ban quản lý dự án (QLDA)
đường thủy (Bộ GTVT) cho
biết: Kênh Chợ Gạo là tuyến
giao thông thủy huyết mạch
nối liền các tỉnh ĐBSCL với
khu vực TP.HCM. Mỗi ngày
đêm, trên tuyến kênh này có
hàng ngàn lượt phương tiện
thủy qua lại vận chuyển hàng
hóa từ ĐBSCL đi TP.HCM và
ngược lại.
Thời gian qua, công tác giải
phóng mặt bằng dự án nâng
cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn 2
còn vướng ở ba đoạn nên ảnh
hưởng đến tiến độ của dự án.
Cụ thể, phạm vi mặt bằng
đoạn chợ Bình Phục Nhứt
được bàn giao vào đầu tháng
9-2023. Hai đoạn còn lại vừa
được bàn giao mặt bằng vào
ngày 16-10-2023. Hiện các
nhà thầu đang khẩn trương
thi công tại các vị trí vừa được
bàn giao mặt bằng.
TheoBanQLDAđường thủy,
đến nay dự án nâng cấp kênh
Chợ Gạo giai đoạn 2 đã hoàn
thành khoảng 95% tiến độ. Dự
kiến dự án này sẽ hoàn thành
vào cuối năm 2023.
Dự án nâng cấp kênh Chợ
Gạo giai đoạn 2 có tổng mức
đầu tư hơn 1.335 tỉ đồng từ
nguồn ngân sách. Dự án được
khởi công vào cuối năm 2021.
Dự án gồm các hạng mục
chính: Nạo vét mở rộng luồng
đường thủy 9,85 km kênh
Chợ Gạo (từ Km12+000 đến
Km21+850), xây dựng công
trình bảo vệ bờ nam kênh Chợ
Gạo; xây dựng 9,85 km kè bảo
vệ bờ nam kênh Chợ Gạo; xây
dựng hoàn trả hai cầu và 9,76
km đường dân sinh dọc tuyến
cầu và đường dân sinh…
Sau khi cải tạo, đoạn luồng
trên đạt quy chuẩn luồng đường
thủy cấp II, với chiều sâu hơn
3,5 m, rộng hơn 50 m, giúp tàu
thuyền lưu thông thuận lợi.•