240-2023 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Hai23-10-2023
cán bộ “tự soi, tự sửa”
K
ỳ họp thứ sáu Quốc hội (QH) khóa XV chính thức
khai mạc hôm nay (23-10) và dự kiến bế mạc vào
ngày 29-11 theo hình thức họp tập trung tại Nhà QH,
thủ đô Hà Nội. Kỳ họp được tổ chức làm hai đợt, trong
đó đợt 1 kéo dài 15 ngày (từ ngày 23-10 đến 10-11) và
đợt 2 kéo dài bảy ngày (từ ngày 20 đến 29-11).
Thông qua chín luật, cho ý kiến tám luật
Về công tác lập pháp, kỳ họp sẽ xem xét, thông qua 9
dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến 8 dự án luật
khác. Cụ thể, 9 dự án luật QH sẽ xem xét, thông qua gồm
các luật: Đất đai (sửa đổi); Kinh doanh bất động sản (sửa
đổi); Nhà ở (sửa đổi); Tài nguyên nước (sửa đổi); Viễn
thông (sửa đổi); Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng
và khu quân sự; Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật
tự ở cơ sở; CCCD (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng
(sửa đổi).
Về Luật Đất đai (sửa đổi), Văn phòng QH cho biết đến
thời điểm này dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh lý gồm
16 chương và 265 điều (bỏ 4 điều, bổ sung 6 điều so với
dự thảo luật đã trình QH tại kỳ họp thứ năm).
Liên quan đến Luật CCCD (sửa đổi), ông Trịnh Xuân
An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng vàAn ninh
(cơ quan thẩm tra dự án luật), cho hay Chính phủ đề xuất
đổi tên thành Luật Căn cước. Đến thời điểm này, đa phần
ý kiến đồng tình với quan điểm của Chính phủ lấy tên là
Luật Căn cước và dự thảo luật cũng đang được chỉnh lý
theo hướng này để trình QH xem xét. “Dự án luật “đã thiết
kế, tính cách” để không tác động đến xã hội, tránh phát
sinh chi phí, thủ tục không cần thiết” - ôngAn khẳng định.
Ngoài ra, QH xem xét, cho ý kiến tám dự án luật, bao
gồm các luật: BHXH (sửa đổi); Lưu trữ (sửa đổi); Công
nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
Đường bộ; Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Thủ đô
(sửa đổi); Tổ chức TAND (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Trong số này, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng
sẽ khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo cơ sở pháp lý thực
hiện các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, huy động
mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh
của thủ đô. Qua đó, đưa Hà Nội trở thành trung tâm, đông
lưc thúc đây phát triên vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ca nươc.
+ Đây là kỳ họp đầu tiên
QH thực hiện lấy phiếu tín
nhiệm theo Nghị quyết 96 có
sửa đổi so với Nghị quyết 85
trước đây. Một trong những
điểm nổi bật của Nghị quyết
96 là sử dụng kết quả đánh
giá tín nhiệm với những biện
pháp mạnh mẽ, cứng rắn hơn.
Theo đó, người được lấy
phiếu tín nhiệm có quá nửa
đến dưới 2/3 tổng số phiếu
đánh giá “tín nhiệm thấp” thì
có thể xin từ chức. Trường
hợp không xin từ chức thì
Ủy ban Thường vụ QH trình
QH tiến hành bỏ phiếu tín
nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ
họp gần nhất.
Với người có từ 2/3 tổng
số phiếu đánh giá tín nhiệm
thấp trở lên thì cơ quan hoặc
người có thẩm quyền giới
thiệu người đó để QH bầu,
phê chuẩn sẽ có trách nhiệm
trình QHmiễn nhiệm tại ngay
kỳ họp đó hoặc sang kỳ họp
gần nhất. Điều này giúp thôi
thúc mạnh mẽ hơn và khiến
người được lấy phiếu tín
nhiệm phải “tự soi”, “tự sửa”,
tiếp tục phấn đấu, rèn luyện,
nâng cao chất lượng và hiệu
quả công tác. Đây cũng là cơ
sở quan trọng để cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền xem xét
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,
bố trí, sử dụng cán bộ.
. Việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ
được công khai như thế nào
để cử tri và nhân dân giám
sát? Cá nhân bà kỳ vọng gì ở
lần lấy phiếu tín nhiệm này?
+ Theo quy định của Nghị
quyết 96, toàn bộ thông tin về
kết quả lấy phiếu tín nhiệm
sẽ được công khai trên các
phương tiện thông tin đại
chúng chậm nhất là ba ngày
kể từ ngày nghị quyết xác
nhận kết quả lấy phiếu tín
nhiệm được thông qua để cử
tri và nhân dân biết.
Quyđịnhnàynhằmtác dụng
phát huy tính tích cực, hiệu quả
trong hoạt động lấy phiếu tín
nhiệm để cử tri, nhân dân cả
nước cùng tham gia giám sát
hoạt động lấy phiếu tín nhiệm
tạiQH,giámsátchấtlượngthực
thi nhiệmvụ, chức trách được
giao đối với những người giữ
chứcvụdoQHbầu, phê chuẩn.
Bản thân tôimongmuốnqua
việc lấy phiếu tín nhiệmsẽ góp
phần tạo động lực, đòn bẩy để
tiếp tục nâng cao chất lượng,
hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của bộ máy nhà nước. Cán bộ
được lấy phiếu tín nhiệmcũng
tự nhìn nhận lại mình để tiếp
tục rèn luyện, phấn đấu.
Cụ thể là đã làm tốt công
tác rồi sẽ cố gắng làm tốt công
tác hơn; đã trong sạch, gương
mẫu rồi càng trong sạch, gương
mẫu hơn. Từ đó tạo hiệu ứng
lan tỏa, thúc đẩy nâng cao chất
lượng, hiệu quả phục vụ nhân
dân của cả bộ máy cũng như
từng vị trí cán bộ, công chức,
viên chức trong hệ thống chính
trị. Mục tiêu chung là vì đất
nước phát triển nhanh và bền
vững, chất lượng cuộc sống
và hạnh phúc của nhân dân
không ngừng được nâng cao.
. Xin cảm ơn bà.•
Quốc hội sẽ xem xét thông
qua Luật Đất đai sửa đổi
Kỳ họp thứ
sáu sẽ xem
xét thông
qua Luật
Đất đai
(sửa đổi).
Trong ảnh:
Quang
cảnh khai
mạc kỳ
họp thứ
nămcủa
Quốc hội.
Ảnh: TP
Nhờ đó, thủ đô sẽ có sự hội nhập quốc tế sâu rộng, có
sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu
phát triển ngang tầm với thu đô các nươc phát triên trong
khu vưc. Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương,
59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012).
Xem xét, quyết sách nhiều nội dung
quan trọng
Cùng với đó, kỳ họp cũng xem xét các vấn đề kinh tế
- xã hội, ngân sách nhà nước và tiến hành giám sát các
vấn đề quan trọng khác. Cụ thể, kỳ họp sẽ xem xét, quyết
định các vấn đề kinh tế - xã hội, các báo cáo công tác tư
pháp. Đặc biệt, kỳ họp sẽ dành ba ngày làm việc để tiến
hành phiên chất vấn và 1,5 ngày cho công tác lấy phiếu
tín nhiệm.
Kỳ họp sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc triển
khai thực hiện các nghị quyết của QH về các chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025,
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi giai đoạn 2021-2030”.
Đáng chú ý, tại kỳ họp này, QH sẽ cho ý kiến về lộ trình
cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 của trung
ương, thời gian dự kiến thực hiện từ ngày 1-7-2024. Ông
Đinh Ngọc Quý, Ủy viên thường trực Ủy ban Xã hội, cho
biết Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XIII vừa qua đã ban hành nghị quyết và giao
Chính phủ trình QH tiến độ cải cách tiền lương.
Theo kết luận Hội nghị Trung ương 8, lộ trình thực hiện
sẽ từ ngày 1-7-2024, với tinh thần, quan điểm thực hiện
sáu nội dung Nghị quyết 27 của trung ương về cải cách
tiền lương. Trong đó, xây dựng bảng lương mới thay cho
bảng lương hiện nay, gồm bảng lương về chức danh lãnh
đạo từ trung ương cho đến cơ sở, bảng lương chuyên môn
nghiệp vụ và ba bảng lương cho lực lượng vũ trang.
Đồng thời sắp xếp, thu gọn chế độ phụ cấp so với hiện
nay; chế độ tiền thưởng bằng 10% quỹ tiền lương cơ bản
không bao gồm phụ cấp; chế độ nâng bậc lương; nguồn
kinh phí để thực hiện chế độ cải cách tiền lương; quản lý
tiền lương và thu nhập.
Về nguồn kinh phí để cải cách tiền lương, ông Quý cho
hay Chính phủ báo cáo hội nghị trung ương nguồn cải
cách tiền lương đã được chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn
2024-2026. Sau năm 2024, tức là từ năm 2025, thực hiện
tăng có lộ trình 5%-7%. Lộ trình tăng lương đảm bảo mức
lương phù hợp tiệm cận khu vực I của tư nhân.•
Tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội sẽ xemxét thông qua chín dự án luật, trong đó
có dự án Luật Đất đai (sửa đổi), một dự luật được người dân cả nước đặc biệt
quan tâm.
PHÚNGUYỄN
tại kỳ họp này. Bản thân tôi đã nghiên cứu kỹ từng báo cáo để
mình nắm được những thông tin về mặt được, chưa được của
từng trường hợp mà mình sẽ bỏ phiếu tín nhiệm. Qua đó, việc
đánh giá tín nhiệm đối với từng trường hợp được thực hiện
một cách thận trọng, chu đáo, công tâm, khách quan.
Cùng với đó là kết hợp với quá trình giám sát các hoạt
động của các thành viên mình đã bầu, nhất là công tác chất
vấn để mình có sự đánh giá toàn diện hơn đối với quá trình
công tác của từng trường hợp được lấy phiếu tín nhiệm
trong đợt này.
Tôi cho rằng mỗi ĐBQH cần giữ một vị thế khách quan,
độc lập, công tâm trong đánh giá tín nhiệm, không vì một
thế lực nào đó, một lý do nào đó, một áp lực nào đó mà
mình bỏ phiếu thiên lệch.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook