015-2024 - page 13

13
XUÂNNGUYỄN
T
ikTokerVML(một người
khuyết tật, phải ngồi xe
lăn) và bài đăng trên
Facebook của mình đang
trở thành tâm điểm dư luận
trong những ngày qua. Theo
đó, TikToker ngồi xe lăn này
cho biết đã hai lần bị từ chối
phục vụ khi đi ăn phở ở Hà
Nội chỉ vì lý do “ngồi xe lăn”.
Dư luận nghi ngờ
Theo bài đăng của VML,
tại quán ăn thứ nhất có bậc
tam cấp, khi bạn gái đi cùng
nhờ người đưa VML vào
trong, nhân viên của quán bảo
“quán emkhông có nhân viên
để khiêng người như anh”.
Quán thứ hai là một quán
phở gà quen thuộc ở phố Nam
Ngư, quận Hoàn Kiếm. Theo
VML, vì quán chật chội nên
xe lăn phải chen vào chỗ bà
chủ ngồi bán hàng dẫn đến
bị miệt thị “ai nhận cái ngữ
này vào đây ăn?”.
Ban đầu, bài đăng nhận
được nhiều sự thương cảm
nhưng sau đó các bình luận
dần dần nghi ngờ về tính xác
thực của vấn đề.
Trao đổi với chúng tôi, chủ
quán phở Lâm ngày 15-1
cũng đã phủ nhận thông tin
nói trên, đồng thời trích xuất
camera về vụ việc. Theo chủ
quán này, sau khi nam thanh
niên đi xe lăn cùng bạn gái
dùng bữa xong, nhân viên
của quán tiếp tục hỗ trợ đẩy
xe lăn của anh này ra ngoài.
Đại diện Thanh tra Sở
TT&TT TP Hà Nội ngày
16-1 cho biết vẫn đang xác
minh thông tin từ hai phía.
Trong trường hợp phát hiện
TikToker ngồi xe lăn dựng
chuyện để câu view sẽ bị xử
phạt, kể cả người khuyết tật.
Trở lại bài đăng của VML,
khi nhiều người đề nghị cung
cấp thông tin về hai quán
phở thì TikToker này không
trả lời. Điều này càng khiến
dư luận nghi ngờ về tính xác
thực của bài đăng.
“Nếu những gì bạn viết là
thật thì bạn có thể nêu tên quán
được không? Mình là người
gốc Huế (miền Trung), sống
lâu năm ở TP.HCM (miền
Nam), năm nào mình cũng
đi Hà Nội (miền Bắc) du lịch
hoặc công tác. Nhưng chưa
bao giờ thấy có quán nào lại
đối xử như vậy với người
khuyết tật…” - tài khoản tên
Nhi Nhi nêu quan điểm và có
đến 13.000 lượt thích.
“Nếu bạn có phản ánh quán
nào thì nêuhẳn tên. Đừngđánh
đồng tất cảngườiHàNội” - bạn
Huyền Nguyễn bày tỏ.
Sau một ngày nhận nhiều ý
kiến trái chiều, namTikToker
đã khóa bình luận, đồng thời
giới hạn các bài viết cũ. Nhưng
theo thời gian, lượng người
tiếp cận bài viết cũng như
thể hiện cảm xúc phẫn nộ đã
tăng đột biến với gần 20.000
lượt, gấp nhiều lần lượt thích.
Cần tuân thủ
pháp luật
Liên quan đến câu chuyện
của TikToker VML, ông
Nguyễn Văn Cử, Phó Giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển năng lực người
khuyết tật (DRD), cho biết
bất kỳ ai khi đăng tải thông
tin lên mạng xã hội cần phải
đảm bảo mô tả đúng, chính
xác câu chuyện, không làm
sai lệch bản chất vấn đề.
“Cơ quan chức năng sẽ kết
luận đúng - sai, còn tôi xem
video thì thấy mọi người vô
quán đều được tiếp đón và
không phải bị đuổi ngay từ
Bài đăng của VML nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng, Sở TT&TT TPHàNội đã vào cuộc
xácminh. Ảnh: XUÂNNGUYỄN
Quán phở gà Lâm(số 7 phốNamNgư) xuất hiện trong bài viết
của TikToker VML. Ảnh: XUÂNNGUYỄN
Luật cấm phân biệt đối xử
với người khuyết tật
Giả sử trên thực tế có việc người khuyết tật gặp phải tình
huống bị phân biệt đối xử thì họ nên làm gì?
Người khuyết tật có quyền thamgia các hoạt động xã hội.
Từ chối phục vụ người khuyết tật là sai. Pháp luật nghiêm
cấm hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật.
Điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 130/2021 quy định
người nào kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật sẽ
bị phạt tiền 3-5 triệu đồng.
Đa phần tâm lý của người khuyết tật là tự ti nên nhiều
trường hợp im lặng và bỏ đi sau đó có phản ứng thái quá.
Tuy nhiên, việc phản ứng lại ngay lúc đó là việc làmcần thiết
và nên làmngay khi bị phân biệt đối xử bởi trong thực tế có
nhiều người không cố tình mà chỉ vô tình có lời nói, hành
động chưa đúng.
Nếu người khuyết tật đã góp ý mà vẫn không có sự thay
đổi hoặc sự việc đi theo hướng tệ hơn thì có thể phản ánh
đến chính quyền địa phương, trung tâm trợ giúp pháp lý…
nhưng cần thu thập lại bằng chứng để được hỗ trợ, xử lý
theo quy định.
Ông
NGUYỄNVĂN CỬ
,
Phó Giám đốc Trung tâm DRD
Mỹ hỗ trợ Việt Nam trong chăm sóc
đột quỵ
Ngày 16-1, phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Việt Nam,
thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), công
bố hỗ trợ về đào tạo và kỹ thuật cho Trung tâm Đột quỵ
của BV Bạch Mai để cải thiện công tác chăm sóc đột quỵ
tại Việt Nam và tiểu vùng Mekong.
Giám đốc USAIDViệt NamAler Grubbs tham dự và chứng
kiến lễ ký bản ghi nhớ giữa BVBạch Mai và đối tác thực hiện
dự án của USAID là tổ chức Handicap International (HI) về
hợp tác đẩy mạnh vai trò lãnh đạo của BV Bạch Mai với tư
cách là trung tâm chăm sóc đột quỵ hàng đầu của quốc gia và
tiểu vùng Mekong với sự hỗ trợ từ Mỹ thông qua USAID.
Bản ghi nhớ được PGS-TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc BV
Bạch Mai và Trưởng đại diện tổ chức HI Mazedul Haque
ký, theo đó hai bên sẽ hợp tác, tập trung cải thiện công tác
chăm sóc người bị bệnh đột quỵ tại Trung tâm Đột quỵ
của BV Bạch Mai.
Theo bản ghi nhớ, trong thời gian hai năm tới, đối tác
thực hiện dự án của USAID là tổ chức HI sẽ phối hợp với
BV Bạch Mai để nâng cao năng lực chuyên sâu thông qua
việc hỗ trợ chương trình đào tạo sau ĐH chuyên ngành đột
quỵ và bệnh lý mạch máu não cho bác sĩ…Việt Nam là
một trong những nước có tỉ lệ đột quỵ cao nhất, với khoảng
200.000 người bị đột quỵ mỗi năm.
VIẾT THỊNH
Bình Dương: Thưởng Tết cao nhất
gần 600 triệu đồng/người
Ngày 16-1, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương cho biết
một công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nằm trong
Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (phường An Phú,
TP Thuận An, Bình Dương) có mức thưởng Tết cao nhất
tỉnh, với gần 600 triệu đồng/người.
Theo đơn vị này, hiện tỉnh Bình Dương đã có gần 1.900
doanh nghiệp báo cáo về lương, thưởng Tết Nguyên đán
2024. Mức thưởng Tết của khối doanh nghiệp FDI thấp
nhất là 4,68 triệu đồng/người, cao nhất là 574 triệu đồng/
người, mức bình quân là 7,1 triệu đồng/người. Còn ở khối
doanh nghiệp dân doanh, mức thưởng bình quân là 6,7
triệu đồng/người, cao nhất là 330 triệu đồng/người, thấp
nhất là 4,68 triệu đồng/người.
Khối doanh nghiệp nhà nước, mức thưởng cao nhất là
42 triệu đồng/người, thấp nhất là 9 triệu đồng/người, bình
quân gần 10 triệu đồng/người. Tỉnh Bình Dương có gần
64.000 doanh nghiệp với hơn 1,6 triệu lao động, trong đó
có hơn 4.200 doanh nghiệp FDI.
Cùng với các doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động tỉnh
Bình Dương đã trích ngân sách, vận động trao tặng 1.450
vé tàu, 3.500 vé xe, 30 vé máy bay cho công nhân về quê
đón Tết. Phía UBND tỉnh cũng tặng quà cho 44.400 công
nhân khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, mỗi suất trị giá
1 triệu đồng.
LÊ ÁNH
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 17-1-2024
Đang xác minh vụ “TikToker
ngồi xe lăn tố quán phở”
Dù là người bình thường hay người khuyết tật đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật
khi sử dụngmạng xã hội.
đầu. Nguyên nhân có thể xuất
phát từ hai phía trong quá trình
ăn uống tại quán nhưng nói bị
đuổi khỏi quán ngay từ đầu
là chưa mô tả đúng sự thật.
Tôi ra Hà Nội nhiều lần và
tham gia nhiều hoạt động xã
hội nhưng chưa lần nào gặp
phải tình huống như VML
nói. Sai ở đâu thì mình nhận
ở đó, nếu đăng sai thì cần phải
đăng lại để nhận lỗi, ông bà
ta có câu “Đánh kẻ chạy đi,
không ai đánh người chạy
lại”” - ông Cử nêu quan điểm.
Cũng theo phó giám đốc
TrungtâmDRD,dùcâuchuyện
xảy ravới cánhânVMLnhưng
bên dưới bài viết lại có nhiều
người bình luận tiêu cực với
người khuyết tật là không nên,
đó cũng là một dạng phân biệt
đối xử.
“Chúng ta chỉ nên đưa ra
nhận xét về hành vi đăng
thông tin đó, trong vụ việc
đó chứ không nên nói về sự
khuyết tật của VML và cộng
đồng người khuyết tật. Điều
đó không khách quan” - ông
Cử cho biết thêm.
Hiện vụ việc đang trong quá
trình xác minh, tuy nhiên, có
thể thấy một điều dù là người
bình thường hay người khuyết
tật thì đều phải tuân thủ các
quy định của pháp luật khi sử
dụng mạng xã hội.•
“Sai ở đâu thì mình
nhận ở đó, nếu đăng
sai thì cần phải đăng
lại để nhận lỗi.”
Ông
Nguyễn Văn Cử
Mỹ tăng
cường hợp
tác và hỗ trợ
các cơ sở y tế
quan trọng
của Việt Nam.
(Ảnh doĐại
sứ quánMỹ
cung cấp)
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook