7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư 17-1-2024
Nhận hối lộ 344 triệu đồng
Kết quả điều tra xác định: Bùi Ngọc Diệp và Tô Hồng Dương nhận tiền và cấp giấy
chứng nhận cải tạo cho 286 xe với tổng số tiền đã nhận là 391 triệu đồng, trong đó
tiền phải thu theo quy định là 176 triệu đồng, tiền phải nộp thêm là 215 triệu đồng.
Ngoài ra, ông Diệp thu thêm tiền ngoài của 21 chủ xe là 126 triệu đồng và ông
Dương thu của bảy xe với số tiền 2,8 triệu đồng. VKS xác định tổng số tiền nhận hối
lộ để hoàn tất việc đăng kiểm xe cơ giới là 344 triệu đồng.
Trong vụ án này, VKSND tỉnh Thái Bình xác định Lưu Minh Hải giữ vai trò chủ mưu
cầmđầu; Bùi Ngọc Diệp phân công chỉ đạo Tô Hồng Dương nhận tiền giữ vai trò thứ
hai; giữ vai trò thứ ba là Tô Hồng Dương.
Vụnhậnhối lộ tại đăng
kiểmThái Bình: Thuphí
gấp3 lầnquyđịnh
Các bị cáo bị cáo buộc nhận hối lộ 344 triệu đồng với hành vi thu phí
gấp ba lần quy định đối với việc giámđịnh tai nạn và kiểm tra xe cơ giới...
BÙI TRANG
N
gày24-1,TAND
tỉnh Thái Bình
sẽ mở phiên tòa
sơ thẩm xét xử vụ án
nhận hối lộ xảy ra tại
Công ty CP Đăng
kiểm xe cơ giới Thái
Bình.
Ba bị cáo bị đưa ra
xét xử về tội nhận hối
lộ đều là cựu cán bộ
CôngtyCPĐăngkiểm
xe cơ giới Thái Bình
gồm: Lưu Minh Hải
(chủ tịchHĐQTkiêm
giám đốc), Bùi Ngọc
Diệp (phó giám đốc)
và Tô Hồng Dương
(đăng kiểm viên).
Thu tiền nhiều
hơn quy định
Theo cáo trạng,
Công ty CP Đăng
kiểm xe cơ giới Thái
Bình được thành lập
dựa trên cơ sở cổ phần hóa Trung tâm
Đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Thái Bình,
thuộc Sở GTVT tỉnh Thái Bình. Công ty
có hai đăng kiểm viên là ông Bùi Ngọc
Diệp và ông Tô Hồng Dương.
Từ tháng 5-2020, ông Lưu Minh Hải
tiếp quản điều hành Công ty CP Đăng
kiểm xe cơ giới Thái Bình. Sau khi ông
Hải nhận chức, ông Diệp đã báo cáo
về việc bộ phận nghiệm thu xe cải tạo
thường liên hệ dẫn khách về công ty và
thu nhiều tiền hơn quy định để bỏ qua
trình tự, thủ tục hoặc làm nhanh giấy
chứng nhận cho chủ xe.
Ông Hải đồng ý cho tiếp tục làm và
yêu cầu khoản thu theo quy định thì hạch
toán đầy đủ vào sổ sách kế toán, khoản
thu thêm thì góp vào quỹ để cuối năm
chia cho anh em trong công ty.
Đối với những xe cải tạo yêu cầu có
thiết kế, ông Hải đồng ý để ông Diệp tự
liên hệ với đơn vị thiết kế làm dịch vụ;
không yêu cầu thu khoản tiền làm hồ
sơ thiết kế về công ty.
Đối với việc giám định tai nạn và
kiểm tra xe cơ giới, ông Diệp báo cáo
xin được phép thu phí gấp ba lần mức
thu tối thiểu theo quy định. Ông Hải
chấp thuận nhưng yêu cầu chỉ hạch toán
viết hóa đơn với mức một lần, phần còn
lại góp vào quỹ để cuối năm chia nhau.
Ông Hải chỉ đạo, yêu cầu bộ phận
nghiệp vụ tiếp nhận lại toàn bộ khoản
tiền liên quan đến việc cải tạo và chuyển
cho thủ quỹ, yêu cầu bộ phận kế toán
theo dõi và hạch toán khoản thu này.
Còn ông Diệp phân công ông Dương
trực tiếp liên hệ với khách hàng, thỏa
VKSND tỉnh Thái Bình xác
định LưuMinhHải giữ vai
trò chủmưu cầmđầu; Bùi
Ngọc Diệp phân công chỉ đạo
Tô Hồng Dương nhận tiền
giữ vai trò thứ hai; giữ vai trò
thứ ba là Tô Hồng Dương.
thuận, thu tiền của chủ xe.
Nhận tiền để rút ngắn
thời gian đăng kiểm
VKS xác định từ năm 2020 đến 2022,
bị cáo Hải chỉ đạo hai bị cáo Diệp và
Dương nhận tiền của các chủ xe để giúp
họ rút ngắn thời gian cấp giấy chứng
nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường xe cơ giới.
Cụ thể, đối với xe cải tạo đơn giản như
lắp thêm nắp thùng hàng, mui gió trên
nắp cabin… chi phí để làm thủ tục cấp
giấy chứng nhận nhanh và tạo điều kiện
đăng kiểm nhanh hơn là từ 1,1 triệu đến
1,6 triệu đồng/xe, bao gồm chi phí theo
quy định và tiền buộc phải đưa thêm.
Đối với xe cải tạo phức tạp như hoán
cải thùng, cải tạo xe 16 chỗ thành xe van,
cải tạo xe 34 chỗ thành xe 39 chỗ… thì
hai ông Diệp và Dương giúp chủ xe mua
sẵn bản vẽ, không phải lập thủ tục lập
và thẩm định hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi
công và không cần phải thi công tại đơn
vị chức năng theo quy định, có thể thực
hiện ở bất kỳ garage ô tô nào.
Để hợp thức hóa hồ sơ thiết kế và thi
công cải tạo, ông Diệp gửi tin nhắn qua
Zalo các thông số của xe cho công ty
dịch vụ lập hồ sơ thiết kế với giá 5 triệu
đồng/hồ sơ, sau đó hồ sơ thiết kế thi công
cải tạo có dấu của Cục Đăng kiểm Việt
Nam được gửi lại cho ông Diệp.
Ngoài ra, trong hồ sơ nghiệm thu, biên
bản kiểm tra nghiệm thu có phần đại diện
cơ sở thi công thì ông Dương đưa cho
chủ xe ký, nếu chủ xe chưa ký thì ông
Dương trực tiếp ký luôn. Trên cơ sở hồ
sơ này, hai ông Dương và Diệp làm thủ
tục cấp giấy chứng nhận cho chủ xe.•
VKSNDhuyệnBình
Chánh,TP.HCM:Năm
2023khôngcóánoan
Chiều 16-1, VKSND huyện Bình Chánh
(TP.HCM) tổ chức hội nghị triển khai công tác kiểm
sát năm 2024.
Theo báo cáo, trong năm 2023, cơ quan điều tra
đã khởi tố mới 582 vụ, 687 bị can (tăng 219 vụ, 237
bị can so với cùng kỳ năm 2022). Nhóm tội phạm
về tham nhũng và chức vụ, xâm phạm sở hữu, kinh
tế và môi trường; về trật tự, an toàn xã hội… có xu
hướng tăng. Tình hình tranh chấp về hôn nhân gia
đình và khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh
vực đất đai khá phổ biến; đã thụ lý kiểm sát 2.510
vụ, việc.
Đơn vị đã tập trung để các chỉ tiêu cơ bản đạt
và vượt so với kế hoạch đề ra, đạt 79/122 chỉ tiêu;
không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm,
không có án phải đình chỉ do hành vi không cấu
thành tội phạm; tỉ lệ án phải điều tra bổ sung trong
mức cho phép. Từ những thành tích này, năm 2023,
VKSND huyện Bình Chánh đạt danh hiệu Tập thể
lao động tiên tiến.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Viện trưởng
VKSND TP.HCM Nguyễn Đức Thái đánh giá huyện
Bình Chánh là địa bàn rộng, phức tạp và đang trong
tiến trình đô thị hóa nên lượng án hình sự, dân sự
đều tăng. Trong tình hình nhân sự thiếu, chất lượng
cán bộ không đồng đều nhưng năm 2023 đơn vị vẫn
hoàn thành và đạt hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ;
phối hợp rất tốt với các cơ quan tố tụng của huyện;
làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền.
Ông Thái lưu ý VKSND huyện Bình Chánh cần
phối hợp sớm và song hành với cơ quan điều tra
ngay từ khi có thông tin về tội phạm. Nếu chứng cứ
không đầy đủ, VKS cần trả hồ sơ để điều tra bổ sung
hoặc kiên quyết không phê chuẩn để tránh oan sai.
Đơn vị cần tập trung rà soát, phối hợp với tòa án
giải quyết vụ án tạm đình chỉ kéo dài nhiều năm,
làm tốt các công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam.
Phát huy tốt hơn nữa việc phối hợp với cơ quan, ban
ngành tại địa phương và tham mưu cho cấp ủy, chính
quyền để xử lý những vụ việc nổi cộm, tránh trở
thành điểm nóng...
SONG MAI
1 vụ án có 9 bị cáo bị đề nghị
án tử hình
Ngày 16-1, TAND tỉnh Nghệ An tiếp tục xử sơ
thẩm vụ án mua bán, vận chuyển trái phép chất ma
túy đối với bị cáo Trần Thị Mậu và 10 đồng phạm.
Do vụ án có số lượng ma túy lớn, nhiều bị cáo nên
HĐXX sơ thẩm đã quyết định kéo dài thời gian
nghị án và sẽ tuyên án vào ngày 22-1.
Theo cáo trạng, Mậu cầm đầu đường dây ma túy
xuyên quốc gia hình thành và hoạt động từ năm
2021, các bị cáo còn lại đóng vai trò đồng phạm,
giúp sức.
Theo hồ sơ, khoảng 1 giờ ngày 18-11-2021, tại
địa phận thị trấn Anh Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ
An, Cục CSĐT tội phạm về ma túy (Bộ Công an)
phối hợp với nhiều lực lượng phục kích, bắt quả
tang và thu giữ số lượng lớn ma túy các loại của
một số tay chân của Mậu. Sau đó, Mậu bị bắt khẩn
cấp cùng các đồng phạm còn lại.
Mậu trực tiếp chỉ đạo đường dây ma túy xuyên
quốc gia từ Lào về Việt Nam qua địa bàn tỉnh Nghệ
An, sau đó vận chuyển đi Hà Nội, TP.HCM, Quảng
Ninh và các tỉnh phía Nam tiêu thụ.
Tại phiên tòa, HĐXX đã làm rõ nhóm của Mậu
thực hiện bốn vụ mua bán trái phép chất ma túy,
tổng khối lượng hơn 105 kg. Trong đó có 93 kg
ma túy đá và 8,3 kg heroin cùng hơn 3,8 kg ma túy
tổng hợp. Mậu khai buôn ma túy lãi tiền tỉ nhưng
đã nướng vào thú chơi cờ bạc. Mậu cùng các bị cáo
xin tòa cho cơ hội được sống.
Đại diện VKSND tỉnh Nghệ An đề nghị tuyên án
tử hình đối với bị cáo Mậu cùng tám bị cáo khác,
phạt tù chung thân đối với hai bị cáo còn lại.
ĐẮC LAM