015-2024 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư 17-1-2024
YẾNCHÂU
T
ANDTối cao đang dự thảoNghị
quyết hướng dẫn một số quy
định của pháp luật trong giải
quyết vụ việc về hôn nhân và gia
đình (HN&GĐ).
Liên quan đến vấn đề thẩm quyền
giải quyết tranh chấp chia tài sản là
bất động sản (BĐS) sau khi ly hôn
đang có nhiều ý kiến khác nhau.
Hai luồng quan điểm
Điều 9 dự thảo (lần 4.1) quy định
tranh chấp về chia tài sản sau khi
ly hôn là BĐS mà nơi cư trú, làm
việc của bị đơn và nơi có BĐS khác
nhau thì tòa án nơi bị đơn cư trú,
làm việc có thẩm quyền giải quyết.
Đây là vấn đề trước nay đã từng
có nhiều tranh cãi.
Một số quan điểm cho rằng việc
chia tài sản chung sau khi ly hôn
vẫn là tranh chấp về HN&GĐ nên
thẩm quyền sẽ là tòa án nơi bị đơn
cư trú (theo điểm a khoản 1 Điều
39 BLTTDS năm 2015).
Tuy nhiên, cũng có quan điểm
cho rằng đối tượng tranh chấp là
tài sản chung của vợ chồng (cụ thể
là BĐS), còn quan hệ hôn nhân đã
được giải quyết bằng bản án trước
đó. Vì vậy, tòa án có thẩm quyền
giải quyết trong trường hợp này là
tòa án nơi có BĐS (điểm c khoản
1 Điều 39 BLTTDS năm 2015).
Một phiên tòa giải quyết án ly hôn tại TANDTP Cần Thơ. Ảnh: NHẪNNAM
Tranh chấp
bất động sản
sau ly hôn,
tòa nào
giải quyết?
Dự thảo nghị quyết quy định tranh chấp
chia tài sản sau khi ly hôn là bất động sản
thì tòa án nơi bị đơn cư trú, làmviệc giải
quyết nhưng nhiều ý kiến cho rằng nên để
tòa án nơi có bất động sản giải quyết...
Ngày 16-1, TAND TP Hà Nội xét xử và tuyên phạt bị
cáo Đinh Văn Việt (sinh năm 1986, ở huyện Thanh Oai, Hà
Nội) mức án chung thân về tội giết người.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 2-3-2023, thôn Đàn Viên, xã Cao
Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội tổ chức hội đình. Khoảng
10 giờ 30 cùng ngày, Đinh Văn Việt ngồi uống nước tại khu
vực hội làng thôn Đàn Viên thì gặp ông VVQ đang bế cháu
ngồi bên cạnh.
Do là người quen cùng thôn nên Việt đến chỗ ông Q
ngồi. Tại đây, Việt trêu chọc ông Q bằng cách sờ vào
“bộ phận nhạy cảm” của ông Q.
Bị Việt trêu chọc, ông Q bực tức chửi Việt. Việt xin lỗi
ông Q rồi lấy xe máy đi về nhà mẹ vợ cách đó khoảng 100
m. Khi về nhà, Việt nghĩ lại việc bị ông Q chửi thì cảm thấy
bị xúc phạm nên nảy sinh ý định đánh ông Q để trả thù.
Bị cáo xuống khu vực sân sau nhà, lấy kéo cài vào túi
quần phía sau bên trái, rồi quay lại khu vực trước cửa đình
thôn Đàn Viên.
Đến nơi, Việt thấy ông Q vẫn đang bế cháu đứng xem
hội làng nên đã lại gần chửi ông Q dẫn đến xảy ra mâu
thuẫn đánh nhau giữa hai người. Trong lúc xô xát, ông Q
dùng tay phải đấm vào má bên trái của Việt, làm Việt ngã
xuống đất. Việt đứng dậy, tiếp tục giằng co với ông Q.
Bị ông Q ôm ngang bụng, Việt lấy kéo đâm trúng vùng
hố mắt bên phải của ông Q, làm ông Q gục xuống, sau đó
tử vong.
Thấy ông Q gục ngã, Việt cầm kéo bỏ chạy về nhà mẹ
vợ. Sau đó, bị cáo lái xe máy chở hai con đi gửi tại nhà
người quen rồi bỏ trốn, hai ngày sau ra đầu thú.
BÙI TRANG
Bị cáoĐinh
Văn Việt tại
tòa. Ảnh: TT
Ánmạng từ chuyện trêu chọc “bộphậnnhạy cảm” củangười khác
“Tòa án nơi có bất động
sản giải quyết sẽ thuận
lợi cho cả đương sự và
tòa án.”
ThS
Huỳnh Quang Thuận
Chia tài sản chung khi ly hôn ở đâu?
ThS Nguyễn Thị Quỳnh Phương (Trường ĐH Lao động xã hội) đồng tình
với ý kiến cho rằng thẩm quyền nên thuộc về tòa án nơi có BĐS.
Bên cạnh đó, ThS Phương cho rằng một vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa có
hướng dẫn là chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thực tiễn xét xử cũng ghi nhận các quan điểm trái chiều. Có tòa án xác
định tòa án có thẩm quyền là tòa án nơi bị đơn cư trú (Bản án 267/2021/
HNGĐ-ST ngày 27-9-2021 củaTANDhuyệnHoằngHóa, tỉnhThanhHóa). Có
tòa án xác định thẩm quyền thuộc về tòa án nơi có BĐS (Bản án 21/2020/
HNGĐ-PT ngày 31-7-2020 của TAND tỉnh Nghệ An).
Theo ThS Phương, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân có bản chất giống với chia tài sản chung của vợ chồng sau khi
ly hôn, đó là không gắn liền với yêu cầu ly hôn.
Do đó, tòa án có thẩm quyền trong trường hợp này nên được quy định
tương tự với chia tài sản sau khi ly hôn, theo đó nên thuộc về tòa án nơi
có BĐS.
Khi hai quan điểm trên vẫn tồn tại
thì dự thảo lần này vẫn nhận được
nhiều ý kiến tranh cãi...
Tòa nơi có bất động sản
sẽ thuận lợi hơn
Theo ThS Huỳnh Quang Thuận
(Trường ĐH Luật TP.HCM), quy
định như dự thảo là chưa hợp lý
bởi ba lý do.
Thứ nhất, quy định trên xuất phát
từ lập luận mà TAND Tối cao đã
đưa ra trong Công văn 212 ngày
13-9-2019.
Cụ thể, công văn này xác định
quan hệ hôn nhân chấm dứt do vợ
chồng đã ly hôn nhưng tranh chấp tài
sản sau khi ly hôn vẫn là tranh chấp
HN&GĐ theoĐiều 28BLTTDS nên
tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc
có thẩm quyền giải quyết.
ThS Huỳnh Quang Thuận cho
rằng lập luận này không thuyết
phục. Bởi lẽ theo điểm a khoản 1
Điều 39 BLTTDS năm 2015 thì tất
cả tranh chấp (tại các điều 26, 28,
30, 32 BLTTDS năm 2015) đều
thuộc thẩm quyền giải quyết của
tòa án nơi bị đơn cư trú.
Do đó, nếu hiểu theo cách này thì
tòa án nơi có BĐS hoặc tòa án nơi
nguyên đơn cư trú theo thỏa thuận
của các bên sẽ không có thẩm quyền
giải quyết đối với bất kỳ loại tranh
chấp nào, không giới hạn bởi tranh
chấp về HN&GĐ.
Thực tế cho thấy các tranh chấp
về quyền sử dụng đất hoặc tranh
chấp về quyền sở hữu nhà ở tại
khoản 2, khoản 9 Điều 26 BLTTDS
năm 2015 nếu xét theo lập luận của
TAND Tối cao thì đều thuộc thẩm
quyền của tòa án nơi bị đơn cư trú
nhưng rõ ràng các trường hợp này
thẩm quyền phải thuộc về tòa án
nơi có BĐS.
“Do đó, việc chỉ căn cứ vào điểm
a khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm
2015 ghi nhận thẩm quyền của tòa
án nơi bị đơn cư trú đối với tranh
chấp HN&GĐ như TAND Tối cao
lý giải ở trên là không hợp lý” - ThS
Thuận nói.
Thứ hai, yêu cầu chia tài sản sau
khi ly hôn là một vụ án độc lập,
tách biệt hoàn toàn so với yêu cầu
ly hôn đã được giải quyết trước đó.
Tòa án khi giải quyết yêu cầu này
không xem xét lại các vấn đề về
nhân thân của các đương sự như khi
giải quyết yêu cầu ly hôn, mà chỉ
xác định, phân chia tài sản chung
của vợ chồng chưa được giải quyết
trong vụ án trước đó.
Vì thế, tòa án có thẩm quyền theo
lãnh thổ đối với tranh chấp chia tài
sản chung sau khi ly hôn là khác
biệt đối với tranh chấp chia tài sản
chung khi ly hôn.
Thứ ba, điểm c khoản 1 Điều 39
BLTTDS năm 2015 ghi nhận quyền
ưu tiên giải quyết tranh chấp có đối
tượng tranh chấp là BĐS cho tòa án
nơi có BĐS xuất phát từ việc đây
là nơi thuận tiện nhất cho việc thu
thập chứng cứ. Đặc biệt là thẩm
định tại chỗ, cũng như thuận lợi
cho quá trình thi hành án.
Theo ThS Thuận, một số ý kiến
cho rằng quy định này chỉ áp dụng
đối với các tranh chấp về việc ai là
người có quyền sử dụng đất; ai là
chủ sở hữu nhà…; còn đối với tranh
chấp về chia tài sản chung của vợ
chồng, trong rất nhiều trường hợp,
tòa án phải xác định đây là tài sản
riêng hay tài sản chung của vợ chồng.
Tuy nhiên, bản chất của việc này là
xác định chủ sở hữu đối với BĐS
thuộc về ai, là tài sản riêng của vợ
hoặc chồng hay là tài sản chung
của vợ chồng.
Trên thực tế, khi giải quyết, tòa
án đều phải tìm hiểu nguồn gốc,
quá trình sử dụng đất để xác định
các phần đất này là tài sản chung
hay tài sản riêng. Do đó, việc trao
thẩm quyền cho tòa án nơi có BĐS
sẽ là phương án phù hợp dưới góc
độ thuận lợi cho tiến trình tố tụng.
Vì vậy, theo ThS Thuận, dự thảo
cần thay đổi để phù hợp với quy
định pháp luật và yêu cầu thực tiễn.
Theo đó, thẩm quyền giải quyết
tranh chấp chia tài sản chung là
BĐS của vợ chồng sau khi ly hôn,
nếu nơi có BĐS và nơi bị đơn cư
trú là khác nhau sẽ thuộc về tòa án
nơi có BĐS.
Một thẩm phán tại TP.HCM
(chuyên xử án HN&GĐ) cũng cho
rằng tranh chấp tài sản sau khi ly
hôn nếu có BĐS nên quy định nơi
có BĐS. Vì thực tế cho thấy việc
quy định như vậy sẽ thuận lợi hơn
cho cả đương sự và tòa án.
Theo vị này, họ từng thụ lý một
vụ án tài sản là BĐS ở rất xa, việc
thẩm định, xác minh về nguồn gốc,
quá trình sử dụng đất... gặp rất nhiều
khó khăn.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook