10
gỡ vướng mắc pháp lý, đơn
giản hóa thủ tục đầu tư xây
dựng dự án.
TSLêBáChí Nhân, chuyên
gia kinh tế, cho rằng nhà đầu
tư nước ngoài đã nghiên cứu,
đánh giá rất kỹ chính sách, thị
trường trước khi rót vốn đầu
tư. Thực tế bất động sản vẫn
duy trì sức hấp dẫn rất lớn đối
với nhà đầu tư nước ngoài vì
dân số VN là trên 100 triệu
người, nhu cầu về nhà ở và
văn phòng tại các đô thị rất lớn.
Hiện nay, các đơn vị nước
ngoài đầu tư vào lĩnh vực
bất động sản từ Nhật Bản,
Singapore hay Hàn Quốc…
đều là những DN sẵn sàng
hợp tác đầu tư trong điều kiện
dự án có cơ sở pháp lý tốt,
điều kiện mặt bằng sẵn sàng
và chủ đầu tư
quyếttâmtrong
việc hợp tác
kinh doanh.
Cácquỹđầu
tư và chủ đầu
tư nước ngoài
cómặtlâunăm
tại VN đều có
nhiềunămhoạt
động, nghiên
cứu nên am
hiểu thị trường trong nước.
Những chủ đầu tư được tiếp
thêm dòng vốn ngoại sẽ
nhanh chóng có nguồn cung
mới, từ đó mang tín hiệu tích
cực hơn cho thị trường trong
năm 2024.
“Tuy nhiên, để tháo nguồn
cung nhà vừa túi tiền thì thách
thức chính vẫn là thủ tục pháp
lý. Hiện nay Chính phủ đang
nỗ lực tháo gỡ, các dự thảo
luật đang dần hoàn thiện,
chúng ta có thể kỳ vọng vào
điều này” - ông Nhân nói.•
Bất động sản -
ThứBa23-1-2024
Dòng vốn ngoại đổ vào
căn hộ vừa túi tiền
QUANGHUY
C
ác chuyên gia kỳ vọng
dòng vốn đầu tư từ các
doanh nghiệp (DN) ngoại,
quỹ đầu tư nước ngoài vào
phân khúc nhà ở vừa túi tiền
trong thời gian gần đây sẽ
giúp phục hồi thị trường bất
động sản Việt Nam (VN).
Nhà đầu tư ngoại chọn
xây nhà vừa túi tiền
Cụ thể, mới đây Công ty
CP Đầu tư TTCapital cùng
hai đối tác đến từ Nhật Bản
là Cosmos Initia và Koterasu
Group đã ra mắt liên doanh
hợp tác chiến lược, đồng hành
dài hạn trong việc phát triển
các dự án bất động sản vừa
túi tiền.
Hai DN Nhật Bản sẽ đầu
tư khoảng 150 triệu USD
cho TTCapital trong vòng
năm năm tới, mục tiêu mỗi
năm đưa ra thị trường khoảng
1.000 căn hộ vừa túi tiền. Dự
án đầu tiên mà liên doanh đầu
tư nằm tại tỉnh Bình Dương
với quy mô khoảng 2.000 căn
hộ, giá dưới 35 triệu đồng/m
2
,
tương đương dưới 2 tỉ đồng/
căn. Đại diện liên doanh chia
sẻ phải ưu tiên tìm quỹ đất tại
các tỉnh lân cận TP.HCMmới
đảm bảo được yếu tố về giá
mềm và pháp lý dự án.
Một DN khác đang dẫn đầu
về phân khúc nhà ở vừa túi
tiền là Công ty Cổ phần Đầu
tư Nam Long tiếp tục nhận
được sự đồng hành của đối tác
nước ngoài vào việc phát triển
phân khúc này. Ngay trong
quý IV-2023, Nam Long đã
giới thiệu hơn 500 sản phẩm
căn hộ vừa túi tiền tại Long
An, giáp TP.HCM, giá mỗi
căn từ 1 tỉ đồng.
Theo ông Nguyễn Xuân
Quang, Chủ tịch HĐQTNam
Long, dự án nhà ở vừa túi
tiền nhận được sự đồng hành
từ Tập đoàn Nishi Nippon
Railroad (Nhật Bản), hướng
đến những chuẩn mực mới về
thiết kế, chất lượng sản phẩm.
DN cũng ưu tiênmở rộng quỹ
đất cho sản phẩm nhà ở vừa
túi tiền để đáp ứng nhu cầu
thị trường và mục tiêu phát
triển DN trong những năm
tiếp theo.
Tương tự, KimOanhGroup
trong năm 2023 cũng đã
hợp tác với đối tác quốc tế
là Tập đoàn Surbana Jurong
(Singapore) để phát triển nhà
ở xã hội. Theo đó, KimOanh
Group đặt mục tiêu sẽ phát
triển 26 dự án (gồm 23 dự án
nhà ở xã hội và 3 dự án nhà
ở vừa túi tiền) với tổng cộng
khoảng 40.000 sản phẩm.
Dự kiến năm 2024, phân
Với sự tiếp sức của nhà đầu tư ngoại, nguồn cung nhà ở vừa túi tiền năm2024 được kỳ vọng sẽ tăng.
Ảnhminh họa: Q.HUY
khúc nhà ở xã hội, nhà ở vừa
túi tiền sẽ phát triển mạnh
ở các tỉnh lân cận TP.HCM
như Long An, Bình Dương,
Đồng Nai.
Cần trợ lực từ cơ chế,
chính sách
Ông Nguyễn Xuân Quang
lý giải dòng vốn nước ngoài
chọn phân khúc nhà ở vừa túi
tiền vì sản phẩm đáp ứng nhu
cầu thực. Có thể thấy dòng
vốn rất quan trọng trong việc
phát triển dự án nhà ở, để bất
động sản dễ sở hữu hơn, DN
phải hợp tác với các đối tác
tài chính và các đối tác chiến
lược có tiềm lực mạnh.
DN phải tính toán kỹ lưỡng
dựa trên nhu cầu thực tế của
người mua nhà, khả năng hấp
thụ của thị trường, khả năng
tài chính của DN…để đưa ra
những sản phẩm phù hợp và
bán đúng cái thị trường cần.
“Liêndoanh
vớicácnhàđầu
tưquốctếtrong
phát triển dự
án, chúng tôi
chủđộngđược
nguồn vốn giá
rẻ, giảm áp
lực thanh toán
chongườimua
nhà...Bản thân
DN phải luôn giữ được sự
lành mạnh trong bức tranh
tài chính, đảm bảo hoạt động
liên tục, bền vững. DN phải
đáp ứng được các tiêu chí
khắt khe của đối tác ngoại về
khả năng quản trị, phát triển
dự án lẫn sự minh bạch trong
cấu trúc vốn và vận hành mới
có thể thu hút được dòng vốn
ngoại” - ông Quang chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Quang cho
rằng để gia tăng nguồn cung
nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi
tiền thì vẫn cần trợ lực tháo
Năm 2024, phân
khúc nhà ở xã hội,
nhà ở vừa túi tiền
sẽ phát triển mạnh
ở các tỉnh lân cận
TP.HCM như Long
An, Bình Dương,
Đồng Nai.
Năm 2023, gần 4,7 tỉ USD đổ vào
bất động sản
TheoTổng cụcThống kê, tính đến ngày 20-12-2023, tổng
vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào VN (FDI) đạt gần 36,6 tỉ
USD, tăng 32% so với cùng kỳ.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong
tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt
hơn 23,5 tỉ USD, chiếm64% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành
kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu
tư gần 4,7 tỉ USD, chiếm gần 13% tổng vốn đầu tư đăng ký,
tăng 4,8% so với cùng kỳ.
Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư vào VN hơn 6,8 tỉ
USD, chiếm18,6%tổngvốnđầu tưvàoVN. Nhật Bảnđứng thứ
hai với gần6,5 tỉ USD, chiếmhơn18%tổngvốnđầu tưvàoVN.
Nhiều công ty, quỹ đầu tư nước
ngoài đang đổ tiền để đầu tư, phát
triển các dự án căn hộ vừa túi tiền
tại Việt Nam.
UBND TP.HCM vừa có văn bản về việc
tăng cường công tác phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH)
đối với chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ
sở kinh doanh dịch vụ cho thuê lưu trú có
mật độ người ở cao (thường gọi là chung
cư mini), nhà ở kết hợp sản xuất, kinh
doanh có nguy cơ cháy, nổ cao.
Theo đó, UBND TP yêu cầu các đơn vị,
địa phương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ
vai trò, trách nhiệm trong công tác quản
lý nhà nước về PCCC&CNCH theo quy
định của pháp luật.
Cơ quan hữu quan kịp thời kiểm tra,
phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm người
đứng đầu cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan,
đơn vị, địa phương trong lãnh đạo, chỉ
đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoặc thực
hiện không đầy đủ trách nhiệm về công tác
PCCC&CNCH, để các cơ sở có nguy cơ
cháy, nổ cao hoạt động khi chưa đảm bảo
điều kiện về an toàn PCCC hoặc xảy ra các
vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng.
Công an TP được yêu cầu chủ trì, phối
hợp với các sở, ngành liên quan theo chức
năng, nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách tham
mưu, đề xuất UBND TP chỉ đạo, thực
hiện các giải pháp, biện pháp xử lý triệt để
những tồn tại, hạn chế, vướng mắc đối với
các cơ sở có tồn tại, vi phạm quy định về
PCCC&CNCH.
Đồng thời, Công an TP phối hợp với Sở
Xây dựng, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn
vị liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND
TP chỉ đạo, ban hành quy định phù hợp để
hướng dẫn UBND các quận, huyện và TP
Thủ Đức giải pháp xử lý cụ thể để thống
nhất thực hiện, có lộ trình từng bước khắc
phục tồn tại về PCCC&CNCH đối với loại
hình chung cư mini.
Sở Xây dựng TP phối hợp với UBND
các quận, huyện và TP Thủ Đức chấn chỉnh
công tác quản lý về trật tự xây dựng, thực
hiện nghiêm việc thẩm định, cấp phép xây
dựng đối với các công trình nói chung và
các chung cư mini nói riêng trên địa bàn TP.
Sở Xây dựng chỉ đạo xử lý nghiêm các
công trình xây dựng không phép, xây dựng
sai phép (xây không đúng số tầng so với
giấy phép xây dựng, cơi nới, cải tạo, lấp
các lỗ thông tầng; hoạt động không đúng
công năng...) làm ảnh hưởng đến công tác
đảm bảo PCCC&CNCH, kiến nghị chuyển
cơ quan điều tra giải quyết theo quy định
đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm
pháp luật hình sự.
“Chủ tịch UBND địa phương phải chịu
trách nhiệm trước chủ tịch UBND TP
và pháp luật nếu trên địa bàn xảy ra tình
trạng các công trình xây dựng không đúng
quy định, chưa được cấp phép xây dựng,
chưa được tham duyệt, chấp thuận nghiệm
thu về PCCC của cơ quan có thẩm quyền
nhưng đã đưa vào hoạt động hoặc quá
trình hoạt động để xảy ra cháy” - văn bản
nhấn mạnh.
KIÊN CƯỜNG
Siết tráchnhiệmngười đứngđầu trongphòng cháy, chữa cháy tại chung cư
Một chung cưmini từng bị xử lý vì vi phạm
trong xây dựng ở TP.HCM. Ảnh: M.LONG