13
Gần đây, dự thảo Luật Nhà giáo đưa ra quy
định cần có giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà
giáo. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề
này. Trong đó, cơ sở lý luận đã có. Về cơ sở
thực tiễn, nhìn ra thế giới, nhiều nước đã có
chứng chỉ hành nghề nhà giáo.
Vào lúc này, Việt Nam quy định nhà giáo
cần có chứng chỉ hành nghề sẽ tác động như
thế nào đến xã hội?
Dân số nước ta gần 100 triệu người. Giáo
viên (GV) mầm non, THPT, CĐ, dạy nghề và
ĐH là gần 1,5 triệu người. Đang yên đang
lành, sau một đêm ngủ dậy, trong số 100
người thì 15 người phải lo để có chứng chỉ
hành nghề. Chuyện không hề nhỏ!
Tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ hành
nghề? Cấp có thẩm quyền cấp chứng chỉ
hành nghề? Sau bao nhiêu năm thì chứng
chỉ hết hạn, muốn hành nghề phải làm gì để
được cấp lại? Thời gian, công sức và tiền
bạc để được cấp chứng chỉ hành nghề?…
Chừng ấy câu hỏi tạo nên nỗi lo hữu hình và
vô hình đối với những người đang công tác
trong ngành giáo dục.
Mới đây, Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy
định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà
giáo là có bằng tốt nghiệp CĐ trở lên đối
với GV mầm non; có bằng cử nhân thuộc
ngành đào tạo GV trở lên đối với GV tiểu
học, THCS, THPT… đã tác động rất lớn đến
đội ngũ GV.
Hàng chục ngàn GV hệ trung cấp đối với
mầm non, hệ CĐ đối với GV tiểu học và
THCS đang dạy học phải đi đào tạo lại. Luật
Giáo dục 2019 có hiệu lực gần bốn năm,
việc đào tạo lại GV chưa đạt chuẩn vẫn chưa
xong, cần thêm nhiều năm nữa.
Cái đáng suy ngẫm ở đây là chất lượng
đào tạo lại như thế nào, trình độ GV có được
nâng lên đáng kể như kỳ vọng không? Thời
gian, công sức và tiền của người học phải bỏ
ra có tương xứng hay không?
Chứng chỉ hành nghề nhà giáo nếu chỉ
áp dụng cho những GV mới ra trường (năm
2023) và sẽ ra trường từ năm 2024 thì tác
động sẽ ít đi đáng kể.
Nhà giáo cần có chứng chỉ hành nghề -
nỗi lo này không của riêng ai!
Thầy
NGUYỄN XUÂN KHANG,
Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội
không đạt thì bị loại” - thầy
Thịnh nói.
Cũng theo thầy Thịnh, việc
cấp giấy chứng nhận cũng
là cơ sở để các trường tuyển
chọn GV. Nếu có giấy này thì
thiết nghĩ không cần thi tuyển,
tránh trường hợp mỗi nơi mỗi
kiểu. Nếu làm tốt, đúng chất
lượng, công bằng, trả lương
cao, giáo dục sẽ phát triển.
Ông Lê Ngọc Điệp, nguyên
Trưởng phòng Giáo dục tiểu
học,SởGD&ĐTTP.HCM,cho
hay việc cấp giấy chứng nhận
là điểmmới, từ trước đến nay
Việt Namchưa thực hiện. Tuy
NGUYỄNQUYÊN- THANHTÚ
T
heo Bộ GD&ĐT, cần
phải có giấy chứng nhận
nghề nghiệp nhà giáo
(giấy chứng nhận) trong việc
xây dựng dự thảo Luật Nhà
giáo bởi hiện nay có nhiều
quy định về chuẩn nghề
nghiệp và tiêu chuẩn chức
danh giáo viên (GV)/giảng
viên. Giấy chứng nhận ra đời
sẽ thay thế những quy định
này với các tiêu chí cụ thể.
Nhiều băn khoăn
“Việc cấp giấy chứng nhận
là không cần thiết” - thầy
Nguyễn Thành Giáp, GV
Trường THPTNguyễn Trung
Ngạn, tỉnh Hưng Yên, nói.
Theo thầy Giáp, giấy này
sẽ có vai trò như giấy phép
hành nghề. Tuy nhiên, ngành
giáo dục chưa từng áp dụng
và mọi người vẫn theo thói
quen chỉ cần có bằng sư phạm
là đi dạy.
Theo đề xuất, nhà giáo đã
được cấp giấy chứng nhận
khi trúng tuyển vào làm tại
cơ sở giáo dục công lập, hoặc
khi thuyên chuyển và ký hợp
đồng tại cơ sở giáo dục khác,
không cần phải thực hiện chế
độ tập sự.
“Tôi băn khoăn liệu việc
không có thời gian tập sự có
hợp lý và đảm bảo được chất
lượng dạy học? Hơn nữa, hiện
quy trình vẫn ổn định, việc
thuyên chuyển, điều động nhà
giáo tới một cơ sở giáo dục
khác hiện cũng được thực hiện
nhanh chóng, không gây nhiều
vướng mắc” - thầy Giáp nói.
Liên quan đến vấn đề trên,
luật gia, nhà giáo Nguyễn Thị
Sơn, Viện trưởng Viện Khoa
học pháp lý và kinh doanh
quốc tế IBLA, chia sẻ các
trường sư phạm (ĐH, CĐ,
trung cấp) là những trường
chuyên đào tạo GV. Sau khi
tốt nghiệp, họ được phân công,
tuyển dụng về các trường
theo đúng chuyên ngành.
Quá trình công tác được bồi
dưỡng để phụ trách các công
tác khác. Bản thân họ phấn
đấu để được nâng cao kiến
thức nghề nghiệp như học
thạc sĩ, tiến sĩ. Vì vậy, các
viện nghiên cứu khoa học,
các trường bồi dưỡng kiến
thức có thể mở các khóa học,
đào tạo theo nhu cầu xã hội.
“Ai muốn học thì đóng tiền
đi học, các GV đã có bằng
ĐH, có kinh nghiệm giảng
dạy không cần thiết phải có
giấy chứng nhận này. Trong
xã hội có người làm việc giỏi
vượt bậc, có người làm dở
hơn nhưng không thể đánh
đồng chung chomột quy định,
thỏa thuận nào đó” - nhà giáo
Sơn bày tỏ.
TSNguyễnTiếnLuận, Hiệu
trưởng Trường ĐH Nguyễn
Trãi, Hà Nội, cho rằng bao
nhiêu năm mọi thứ vẫn ổn
định, tại sao bây giờ lại cần
thay đổi? Liệu việc cấp giấy
chứng nhận có gây mất thời
gian cho nhà giáo? Và việc
một người có giấy chứng nhận
này có đảm bảo rằng người
đó đủ chuẩn nghề nghiệp?
Cần thiết phải có
Trong khi đó, nhiều nhà
giáo cho rằng đề xuất trên
là hợp lý.
Thầy Thiều Quang Thịnh,
GVTrườngTHPTLongThới,
TP.HCM, cho hay nên cấp
giấy chứng nhận bởi thực tế
không phải ai đi dạy cũng là
nhà giáo. Điều này tương tự
như luật sư khi hành nghề
phải có chứng chỉ, muốn trở
thành hướng dẫn viên cũng
phải có thẻ.
“Giấy này góp phần nâng
cao chất lượng GV. Tôi đề
xuất tổ chức thi năm năm/
lần để cấp lại, nếu GV nào
Một tiết học của cô trò Trường THPT Phước Long, TP ThủĐức. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Lý giải của Bộ GD&ĐT
Giấy chứngnhận sẽ được cấp theohướngđơngiản, thuận
lợi cho nhà giáo, không đòi hỏi hay phát sinh nhiều thủ tục,
hoàn toàn miễn phí.
Những nhà giáo đang giảng dạy ở các cơ sở giáo dục,
trường chỉ cần lập danh sách và được cơ quan quản lý giáo
dục cấp giấy chứng nhận, không cần thêm thủ tục.
Trong khi đó, những GV mới vào nghề hay đang tập sự
thì cần làm thủ tục cấp giấy chứng nhận. Những nhà giáo
dù đã nghỉ hưu cũng có thể làm thủ tục cấp giấy chứng
nhận nếu có nhu cầu.
Giấy chứng nhận là căn cứ để xác nhận một người có đủ
năng lực, kỹ năng làm GV.
Ông
VŨ MINH ĐỨC,
Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT
TS Nguyễn Tiến
Luận, Hiệu trưởng
Trường ĐH Nguyễn
Trãi, Hà Nội, cho
rằng bao nhiêu
nămmọi thứ vẫn ổn
định, tại sao bây giờ
lại cần thay đổi?
Một tiết học của cô trò Trường THPTNguyễnHữu
Cầu, huyệnHócMôn. Ảnh: NGỌCCHÂU
Đời sống xã hội -
ThứBa23-1-2024
Chứngnhậnnghềnghiệpnhàgiáo:
Tranh cãi gay gắt
Nhiều ý kiến cho rằng cầnphải có giấy chứngnhậnnghề nghiệpnhà giáo, songmột bộphậnkhác lại phảnbác.
nhiên, tại nhiều quốc gia trên
thế giới đã triển khai.
“Cụ thể, khi tôi đi qua
Úc, GV tại đây được cấp thẻ
hành nghề để họ có thể dạy
ở trường công hoặc trường
tư. Nghề giáo cũng như các
ngành nghề khác trong xã hội
nên cấp giấy chứng nhận. Đó
là thủ tục hành chính dễ quản
lý. Khi GV có sai phạm và bị
kỷ luật hay chuyển nghề khác
thì giấy chứng nhận được cơ
quan cấp thu hồi” - ông Điệp
chia sẻ.
Tương tự, cô Trần Thu
Nga, giảng viên Trường ĐH
KHXH&NV, ĐH Quốc gia
TP.HCM, cho hay việc cấp
giấy chứng nhận là cấp tiến,
phù hợp với hiện thực giáo
dục và chính sách đổi mới
giáo dục. Nó tạo sự đồng bộ
vì nhiều ngành nghề liên quan
đến con người cũng có chứng
nhận nghề nghiệp, giấy phép
hành nghề.
“Giấy chứng nhận với
những tiêu chuẩn xét duyệt
có thể phản ánh toàn diện,
bao quát được trình độ, khả
năng, kỹ năng của nhà giáo,
đồng thời nâng cao uy tín
nghề nghiệp. Tuy nhiên, tôi
mong sớm có lộ trình, thông
tin rõ ràng để mọi người hiểu
hơn” - cô Nga nói.
Trong khi đó, PGS-TSTrần
Thành Nam, Phó Hiệu trưởng
Trường ĐH Giáo dục, ĐH
Quốc gia Hà Nội, cho hay
có thể hiểu giấy chứng nhận
này như một loại giấy phép
hành nghề. Trên thế giới, đối
với một số ngành nghề đặc
thù như bác sĩ, luật sư, giáo
viên, nhà tâm lý…nhiều quốc
gia đã áp dụng quy định này.
Tức là đối với một người đã
được đào tạo, để xác định
có đủ năng lực, kiến thức để
hành nghề đã được đào tạo
hay không thì cần có thêm
một giấy phép khác.
“Ý tưởng, tư duy giấy
chứng nhận là tốt, còn việc
để giấy này trở thành một
“giấy phép con” hay không
là do cách làm. Nhà giáo có
giấy chứng nhận sẽ tạo niềm
tin. Những quy định liên quan
đến cấp giấy chứng nhận sẽ
khiến cho những người hành
nghề có ý thức, động lực hơn
trong việc tuân thủ quy định
pháp luật, cũng như có ý thức,
động lực để tự cập nhật bản
thân và duy trì chuẩn mực
nghề nghiệp theo đúng yêu
cầu” - ông Nam nói.•
Giấy chứngnhậnnghề giáo:Nỗi lokhông của riêngai!
Sổ tay