8
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng vừa ban hành
chỉ thị đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu
tư công năm 2024.
Theo đó, Bộ trưởng Thắng nhận định năm nay ngành tiếp
tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi đang triển
khai đồng loạt nhiều dự án quan trọng quốc gia với quy mô
lớn. Trong khi đó, công tác giải phóng mặt bằng mặc dù đã
đi sớm một bước nhưng vẫn còn tồn tại, vướng mắc. Việc
cung ứng nguyên vật liệu, đặc biệt là nguồn cát đắp vẫn còn
khó khăn, thời tiết, thiên tai diễn biến phức tạp, khó lường...
Vì vậy, người đứng đầu ngành giao thông yêu cầu thủ
trưởng các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đẩy nhanh hoàn
thiện thủ tục thanh toán với Kho bạc Nhà nước khi có khối
lượng được nghiệm thu. Từ đó, kịp thời thực hiện ghi thu,
ghi chi vốn ODA và vay ưu đãi đã thực hiện với Kho bạc
Nhà nước. Đồng thời xử lý nghiêm cán bộ, phòng, ban
không tuân thủ quy trình giải ngân, gây khó khăn cho đơn
vị khi làm thủ tục thanh toán.
Chủ đầu tư, ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ hoàn
thiện các thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư,
thiết kế, dự toán, đấu thầu lựa chọn nhà thầu, tư vấn đối với
các dự án khởi công mới, đặc biệt đối với các dự án sử dụng
nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022. Tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các
nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đang
triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng yêu cầu.
“Năm nay phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch vốn được
giao theo chỉ đạo của Thủ tướng. Trong đó, các dự án có
nguồn vốn kéo dài từ kế hoạch năm 2023 phải giải ngân toàn
bộ trước ngày 31-12-2024” - Bộ trưởng Thắng yêu cầu.
Bộ trưởng cũng giao Cục Quản lý đầu tư xây dựng và
Cục Đường cao tốc Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật đối với các
dự án do các địa phương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
tại doanh nghiệp là cơ quan chủ quản, đặc biệt là các dự án
quan trọng quốc gia, đường cao tốc, đường liên kết vùng và
các dự án trọng điểm.
“Trong năm 2024 phải đưa vào khai thác, sử dụng ít nhất
130 km đường cao tốc, sớm hoàn thành nâng cấp các tuyến
luồng hàng hải vào cảng Cái Mép - Thị Vải, cảng Nam
Nghi Sơn…” - Bộ trưởng Thắng chỉ đạo.
VIẾT LONG
Đô thị -
ThứBa 23-1-2024
Năm2024,BộGTVTđặtmụctiêuhoànthànhvàđưavàokhaithácítnhất
130kmđườngcaotốc.Ảnh:V.LONG
Mục tiêu năm 2024 đưa vào sử dụng ít nhất 130 km đường cao tốc
Xác định mục tiêu phát triển giao thông TP
Trong tờ trình SởGTVTTP.HCMgửi UBNDTP (tháng 12-2023) về kế hoạch
đầu tư phát triển các dự án, công trình trọng điểm, chiến lược ngành GTVT
tập trung thực hiện trong giai đoạn 2024-2030 xác định mục tiêu:
Xác định danh mục dự án để ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà
nước tham gia thực hiện dự án theo quy định. Kêu gọi đầu tư, huy động,
thu hút nguồn lực xã hội tham gia thực hiện dự án đảm bảo phát huy hiệu
quả, công khai, minh bạch.
Áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM tại Nghị quyết
98/2023 của Quốc hội khóa XV và các quy định pháp luật có liên quan
nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đảm bảo mục tiêu, phát huy hiệu quả
của các dự án.
KIÊNCƯỜNG- CÔNGNHẬT
Đ
oạn Quốc lộ (QL) 13, khu vực
cửa ngõ phía đông TP.HCM
chỉ dài khoảng 4 km từ đường
Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh)
tới qua khu vực Trường ĐH Luật
TP.HCM nhưng có đến bốn dự án
“treo” nhiều năm và đang chờ triển
khai. Bốn dự án này gồm: Mở rộng
đường Ung Văn Khiêm, xây dựng
nút giao khác mức khu vực Đài liệt
sĩ, xây dựng ga Bình Triệu và mở
rộng QL13.
Giao thông tắc nghẽn,
cuộc sống khó khăn
Những ngày đầu năm 2024, càng
gần Tết Nguyên đán, con đường chật
hẹp QL13 đầu cửa ngõ phía đông
TP.HCM đi Bình Dương càng có xu
hướng ùn tắc. Thường ngày, cứ vào
giờ cao điểm, đoạn đường này luôn
trong tình trạng tắc nghẽn cục bộ.
Theo hướng từ TP.HCM đi Bình
Dương, bắt đầu tới khu vực vòng
xoay Đài liệt sĩ giao với đường Ung
Văn Khiêm khá chật hẹp. Vào giờ
tan tầm, các xe phải xếp hàng dài để
lưu thông qua giao lộ.
Ngã năm Đài liệt sĩ (quận Bình
Thạnh) là điểm giao cắt của các trục
đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, QL13,
Ung Văn Khiêm, Nguyễn Xí…Đây
cũng được ghi nhận là “điểm đen”
thường xuyên ùn tắc của TP. Ngay
cạnh đó, đường UngVăn Khiêm nhỏ
hẹp cũng đang chờ được mở rộng.
Cả hai tuyến này đều nằm trong
dự án BOT cầu đường Bình Triệu
2 - giai đoạn 2 đã được TP.HCM ký
hợp đồng BOT với Công ty CP Đầu
tư hạ tầng kỹ thuật (CII) vào năm
2018, tổng vốn đầu tư khoảng 2.293
tỉ đồng. Tuy nhiên, đến nay chủ đầu
tư vẫn đang chờ vốn thực hiện.
Không những hai dự án này, đi tiếp
QL13 qua cầu Bình Triệu 2 về phía
Bình Dương, dự án ga Bình Triệu
cũng đã “treo” khoảng 20 năm nay.
Hiện nhiều khu vực dự án bị bỏ
hoang, trở thành nơi tập kết rác thải
gây ô nhiễm môi trường. Nhiều hộ
gia đình phải sống trong những căn
4 km cửa ngõ phía
đông TP.HCM có tới
4 dự án “treo”
TP.HCMsẽ áp dụngmột số cơ chế, chính sách để thực hiện
bốn dự án tại khu vực cửa ngõ phía đông TP.
nhà cấp 4 cũ, dột nát, không có điện,
nước sinh hoạt đầy đủ bởi việc tu
sửa, chỉnh trang nhà cửa cần phải
được sự đồng ý của chính quyền
địa phương.
Chị Vân, người dân sinh sống tại
khu vực này, chia sẻ: “Gia đình chị
đã sinh sống tại đây nhiều năm, đến
nay chị đã làm xong thủ tục và được
chính quyền cấp sổ từ năm 2006. Thế
nhưng, nhiều hộ dân xung quanh
mua giấy tờ tay vẫn đang vướng
nhiều thủ tục nên đến nay vẫn chưa
được cấp sổ”.
Ngay kế bên ga Bình Triệu là dự
án mở rộng QL13 cũng đang chờ
được thực hiện. Từ năm 2002 đến
nay, dự án đã trải qua nhiều lần đổi
chủ đầu tư. Đến năm 2017, Nghị
quyết 437 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội yêu cầu tạm dừng hình
thức BOT trên đường hiện hữu nên
dự án “treo” đến nay.
Gỡ hàng loạt dự án
nhờ Nghị quyết 98
“Năm 2024, Sở GTVT cần tập
trung chuyển đổi số cũng như triển
khai các dự án áp dụng cơ chế từ
Nghị quyết 98. Trong đó, sắp tới sẽ
thực hiện năm dự án BOT (có dự án
mở rộng QL13) được áp dụng Nghị
quyết 98” - ôngBùi XuânCường, Phó
Chủ tịch UBND TP.HCM, chỉ đạo
trong cuộc họp tổng kết Sở GTVT
TP vừa diễn ra vào ngày 19-1.
Theo đó, sắp tới TP sẽ triển khai
mở rộng QL13 (từ ngã tư Bình Phước
đến chân cầu Bình Triệu, mở rộng
từ 32 m lên 53-60 m) dài gần 5 km.
Tổng mức đầu tư dự án gần 10.000
tỉ đồng, theo hình thức BOT (xây
dựng - chuyển giao - kinh doanh).
Ngoài ra, trong kế hoạch đầu tư
phát triển các dự án, công trình trọng
điểm, chiến lược ngành GTVT tập
trung thực hiện trong giai đoạn 2024-
2030 của Sở GTVT TP thì sắp tới sẽ
triển khai hai dự án là xây dựng nút
giao ngã năm Đài liệt sĩ và mở rộng
đường Ung Văn Khiêm.
Cụ thể, giai đoạn 2024-2027 sẽ
xây dựng nút giao ngã năm Đài liệt
sĩ theo phương án đảo xoay vòng
kết hợp hầm chui và mở rộng các
tuyến đường nhánh, vốn đầu tư là
1.000 tỉ đồng.
Còn dự án mở rộng đường Ung
Văn Khiêm, dự kiến sẽ được mở
rộng theo lộ giới 30 m, quy mô sáu
làn xe, dài 1,7 km, kéo dài từ ngã
năm Đài liệt sĩ đến nhà hàng Tân
Cảng. Dự kiến vốn đầu tư khoảng
2.400 tỉ đồng. Sở GTVT TP đề
xuất dùng 50% vốn ngân sách nhà
nước, còn lại đầu tư theo hình thức
BT theo cơ chế đặc thù của Nghị
quyết 98.
Về dự án ga Bình Triệu, trong báo
cáo đầu kỳ quy hoạch các tuyến, ga
đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM
gửi Cục Đường sắt Việt Nam (tháng
8-2023), hệ thốngga đầumốiTP.HCM
sẽ có ga Sài Gòn (ga Hòa Hưng) là
ga trung tâm hành khách. Ga Bình
Triệu là ga đầu mối hành khách
phía bắc TP.
Như vậy, việc triển khai ga Bình
Triệu vẫn theo như quy hoạch mạng
lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ
tướng duyệt vào tháng 10-2021 (từ
năm 2002, dự án ga Bình Triệu được
phê duyệt chi tiết sử dụng đất tỉ lệ
1/2000 khu đầu mối giao thông và
dân cư Bình Triệu).•
ĐườngUng Văn Khiêmcó diện tíchmặt đường khá nhỏ và luôn trong tình trạng kẹt xe. Ảnh: K.CƯỜNG
Bốn dự án “treo” khu cửa
ngõ phía đông TP gồm:
Mở rộng đường Ung Văn
Khiêm, xây dựng nút
giao khu vực Đài liệt sĩ,
xây dựng ga Bình Triệu
và mở rộng Quốc lộ 13.