7
ông nói “chỉ gặp khi làm việc”.
Ông Hùng cũng nhiều lần khẳng
định tại phiên tòa phúc thẩm rằng
Hải không đề cập, nhờ vả hay tác
động “xử lý nhẹ vụ việc”.
“Ngày 15-7-2020, Hải đến phòng
làm việc của tôi, đưa cái gói và
bảo chị Thuận gửi biếu Tổ công
tác 304. Tôi chửi và đuổi luôn:
“Mày hối lộ tao chứ biếu xén cái
Xét xử 70 bị cáo vụ giải quyết
mâu thuẫn bằng súng ở Phú Quốc
Sáng 22-1, TAND tỉnh Kiên Giang đưa ra xét xử sơ
thẩm vụ án giải quyết mâu thuẫn bằng súng xảy ra ở TP
Phú Quốc hồi tháng 10-2022. Phiên tòa dự kiến kéo dài
trong 15 ngày.
70 bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội giết người; gây
rối trật tự công cộng; che giấu tội phạm và tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Theo cáo trạng, tháng 4-2022, hai người dân đến thửa
đất đang tranh chấp ở ấp Bến Tràm, xã Cửa Dương, TP
Phú Quốc để đo vẽ sơ đồ đất thì bị Nguyễn Văn Trường
và một người khác ngăn cản.
Sau đó, qua giới thiệu, hai người này đã liên hệ nhờ
nhóm của Nguyễn Văn Thái (tên gọi khác là Thái bus)
bảo kê cho việc đo đất. Nhận lời, Thái bus đã liên hệ với
nhiều người khác và nhờ Bùi Minh Trung huy động “đàn
em” đi bảo kê việc đo đạc đất tranh chấp.
Cuối tháng 10-2022, nhóm của Thái bus gồm 52 bị cáo
đi trên nhiều ô tô đến khu vực đất tranh chấp thì gặp nhóm
của Nguyễn Văn Trường gồm 15 người. Tại đây, hai bên
xảy ra cự cãi dẫn đến xô xát, đánh, chém và bắn nhau.
Trong lúc ẩu đả, hai người trong nhóm của Thái bus
là Nguyễn Văn Quá và Đoàn Thiên Long dẫn đầu cùng
đồng bọn rượt đuổi nhóm của Nguyễn Văn Trường gây
náo loạn.
Quá đã dùng súng rulô bắn nhiều phát chỉ thiên để thị
uy. Riêng Long dùng súng hoa cải bắn ba phát vào nhóm
của Nguyễn Văn Trường. Hậu quả làm hai người tử
vong, còn Trường và năm người khác bị thương.
Sau khi gây án, nhóm thống nhất dùng ô tô chở Long và
đồng bọn bỏ trốn. Theo cáo trạng, một số bị cáo biết đối
tượng tham gia gây án nhưng không báo cho chính quyền
địa phương, cất giấu tang vật nhằm che giấu hành vi phạm
tội, kêu gọi đối tượng phạm tội bỏ trốn, gây khó khăn cho
quá trình điều tra.
CHÂU ANH
Bấm còi xe xin vượt bất thành, dùng dao
tấn công khiến nạn nhân tử vong
Ngày 22-1, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Nguyễn
Bá Lộc 19 năm tù về tội giết người.
Theo cáo trạng, khoảng 0 giờ 40 ngày 10-10-2022,
anh Lê Vĩnh Lộc chạy xe máy chở bạn gái lưu thông trên
đường Pasteur, quận 1. Tại ngã tư đường Pasteur đoạn giao
nhau với đường Điện Biên Phủ, Nguyễn Bá Lộc điều khiển
ô tô liên tục bấm còi xe xin vượt nhưng Vĩnh Lộc không
nhường đường mà tiếp tục điều khiển xe lưu thông.
Khi đến ngã tư đường Pasteur đoạn giao nhau với
đường Võ Thị Sáu, cả hai cùng dừng đèn đỏ. Nguyễn
Bá Lộc lấy một con dao bằng nhựa cứng màu đen, dài
khoảng 11 cm, mũi dao nhọn, mở cửa ô tô đi đến gần Lê
Vĩnh Lộc.
Sau khi cự cãi, Bá Lộc dùng tay đánh vào phía sau đầu
của Vĩnh Lộc đang đội mũ bảo hiểm. Vĩnh Lộc xuống xe
sử dụng nón bảo hiểm đánh nhiều cái vào người Bá Lộc.
Sau đó, Bá Lộc cầm dao đâm trúng vùng thái dương bên
trái của Vĩnh Lộc.
Sau khi đâm Vĩnh Lộc, Bá Lộc hoảng sợ liền điều khiển
ô tô bỏ đi. Vĩnh Lộc lên xe máy đi cùng bạn gái vào BV
quận 1 để băng bó vết thương, sau đó được chuyển đến
BV Nhân dân Gia Định cấp cứu. Đến ngày 14-10-2022,
Vĩnh Lộc tử vong.
GIA HUY
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa 23-1-2024
70 bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội giết người; gây rối trật tự
công cộng; che giấu tội phạmvà tàng trữ, vận chuyển, sử dụng
trái phép vũ khí quân dụng. Ảnh: PV
Cựu cục phó mong báo chí ghi âm, ghi hình
làm rõ
HĐXX thông báo yêu cầu những người có mặt tại phiên tòa, các PV
tác nghiệp không được ghi âm, ghi hình khi HĐXX chưa cho phép. Đối
với việc chụp ảnh bị cáo, PV chỉ được thực hiện khi các bị cáo đồng ý.
Ngay sau đó, PV đã đề nghị HĐXX làm rõ các bị cáo có đồng ý cho PV
ghi hình, chụp ảnh hay không. Bị cáo Trần Hùng trả lời: “Tôi đồng ý, tôi
rất mong báo chí ghi âm, ghi hình làm rõ”.
màu đen đến phòng làm việc đưa
cho ông Hùng. Ông Hùng hướng
dẫn cách khai báo và chỉ đạo cấp
dưới tạo điều kiện giúp đỡ Thuận
theo hướng xử lý hành chính vụ
buôn sách lậu.
Quá trình điều tra, xét xử, ông
Hùng đều khẳng định không nhận
hối lộ; đồng thời liên tục kêu oan,
nói bị “vu khống, triệt hạ”.
Tại phiên tòa phúc thẩm, ông
Hùng khẳng định lời khai của bị
cáo Lê Việt Phương (cựu phó đội
trưởng Đội Quản lý thị trường số 17,
bị cấp sơ thẩm tuyên phạt 30 tháng
tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ)
và bị cáo Thuận… không đúng sự
thật. ÔngHùng khẳng định không chỉ
đạo bị cáo Phương, không gặp cũng
không gọi điện thoại tác động. Còn
bị án Nguyễn Mạnh Hà (phó giám
đốc Công ty In và Văn hóa truyền
thông Hà Nội) thì ông Hùng khẳng
định “chưa gặp bao giờ”.
Trong khi đó, bị cáo Phương
khai rằng có nghe điện thoại của
ông Hùng, ông Hùng nói là “xử lý
nhẹ vụ việc”.
Làm rõ đường đi
của tiền hối lộ
Trả lời HĐXX cấp phúc thẩm,
Trần Hùng khai rằng ông nhận
thấy vụ việc có cơ sở để chuyển cơ
quan điều tra. Khi biết vụ này chỉ
bị xử phạt hành chính, ông Hùng
đã gọi điện thoại hỏi cục trưởng thì
được trả lời rằng “nhạy cảm lắm”.
Ông Hùng cũng khẳng định sau
ngày bị bắt sách giả, bà Thuận nhắn
tin, gọi điện thoại xin gặp nhưng
BÙI TRANG
N
gày 22-1, TAND Cấp cao tại
Hà Nội mở phiên tòa xem xét
kháng cáo kêu oan của bị cáo
Trần Hùng (cựu cục phó Cục Quản
lý thị trường) cùng kháng cáo xin
giảm nhẹ của 17 bị cáo khác trong
vụ án 3 triệu quyển sách lậu.
Xử sơ thẩm hồi tháng 7-2023,
TAND TP Hà Nội phạt bị cáo Trần
Hùng chín năm tù về tội nhận hối lộ,
số tiền 300 triệu đồng; phạt bị cáo
Nguyễn Duy Hải 27 tháng tù về tội
môi giới hối lộ. Nhóm 17 bị cáo còn
lại bị tuyên các mức án về tội sản
xuất, buôn bán hàng giả. Chỉ duy
nhất bị cáo Hải không kháng cáo.
Cựu cục phó liên tục
kêu oan
Theo hồ sơ vụ án, năm 2021, bị
cáo Cao Thị Minh Thuận (giám đốc
Công ty Phú Hưng Phát) cùng đồng
phạm sản xuất hơn 9,4 triệu quyển
sách giả; đã tiêu thụ hơn 6,3 triệu
quyển sách; còn 3 triệu quyển sách
chưa kịp bán thì bị phát hiện, thu giữ.
Quá trình điều tra mở rộng vụ
án, cơ quan điều tra xác định năm
2020, Thuận đã bị Đội Quản lý thị
trường số 17 phối hợp với Tổ công
tác 304 - nơi bị cáo Trần Hùng khi
đó làm tổ trưởng kiểm tra, thu giữ
hơn 27.000 quyển sách giả.
Theo cáo buộc, Thuận đã nhờTrần
Hùng “xử lý nhẹ vụ việc”. ÔngHùng
“đồng ý tha” với yêu cầuThuận phải
chỉ ra một số cơ sở in lậu. Sau đó,
Thuận tiếp tục liên hệ với Hải đặt
vấn đề chi tiền cho ông Hùng.
Ngày 15-7-2020, Hải cầm 300
triệu đồng đựng trong túi nylon
Các bị
cáo tại
phiên
tòa phúc
thẩm.
Ảnh: BT
Bị cáo Trần Hùng tiếp tục kêu oan
tại phiên tòa phúc thẩm
Cựu cục phó khai rằng ông nhận thấy vụ việc có cơ sở để chuyển cơ quan điều tra, khi thấy chỉ phạt
hành chính, ông hỏi cục trưởng thì được trả lời rằng “nhạy cảm lắm”.
gì”” - ông Hùng khai.
Bị cáo Trần Hùng cũng nói thêm
rằng “vụ án này người khác mới là
người nhận hối lộ, người giả làm
sao chống được hàng giả”.
Trước đó, bị cáo Thuận trình bày
rằng tiền đưa hối lộ được chuyển
qua Hà, rồi Hà đưa cho Hải để Hải
đưa cho ông Hùng. Bị cáo Thuận
cho hay không biết đường đi của
số tiền nhưng sau khi đưa tiền thì
“sự việc được xử lý nhẹ”.
Còn bị cáo Hà khai sau khi nhận
túi tiền từ Thuận đã chuyển đủ cho
Hải, sau đó Hải báo lại đã đưa cho
Trần Hùng.
Chủ tọa hỏi: “Vậy nhỡ Hải tiêu
mất thì sao? Hải có nể sợ gì Hà
không?”. Bị cáo Hà khẳng định
bản thân không có gì để Hải “phải
sợ” và không trả lời câu hỏi liệu
tiền đến tay Trần Hùng hay chưa.•
Chủ tọa hỏi: “Vậy nhỡ
Hải tiêu mất thì sao? Hải
có nể sợ gì Hà không?”.
Bị cáo Hà khẳng định
không có gì để Hải phải
sợ và không trả lời câu
hỏi liệu tiền đến tay Trần
Hùng hay chưa.