020-2024 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứBa 23-1-2024
2-2023 nhưng đến nay, không hiểu
vì lý do gì mà công trình xây dựng
trái phép và lấn chiếm đất nêu trên
vẫn chưa được tháo dỡ hết. Hiện
trạng bây giờ là những cột sắt gỉ
sét vẫn còn, như vậy thì rất nguy
hiểm vì dễ xảy ra việc phóng điện từ
đường dây cao thế” - chị N cho hay.
Tương tự, chị NTT sống tại hẻm
197/32 đườngTL15, phườngThạnh
Lộc chia sẻ: “Tuy nhà sắt đã được
tháo dỡ nhưng dãy nhà cột sắt, mái
tôn sắt của hộ gia đình trên vẫn chưa
được tháo dỡ. Do nằm gần lưới điện
500 kV nên rất dễ xảy ra các sự cố
phóng điện từ hệ thống đường điện
cao thế vào những khung sắt này.
Đặc biệt, vào những lúc mưa to,
nguy cơ thiệt hại nặng nề về người
và tài sản có thể xảy ra bất cứ lúc
nào khiến người dân rất lo lắng. Rất
mong chính quyền cũng như cơ quan
chức năng sớm có giải pháp khắc
phục tình trạng trên”.
Chính quyền đã kiểm tra,
xử phạt nhiều lần
Trao đổi với PV, ôngTừTấnNinh,
Phó Chủ tịch UBND phường Thạnh
Lộc, quận 12, cho biết công trình
xây dựng đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất do Sở TN&MTTP cấp ngày
12-11-2018.
Tr ước đó , UBND phường
Thạnh Lộc và UBND quận 12
đã nhiều lần xử phạt vi phạm
TRẦNMINH- THẢOHIỀN
P
hản ánh đến báo
Pháp Luật
TP.HCM
, người dân sống
tại hẻm 197/32 đường TL
15, phường Thạnh Lộc, quận 12,
TP.HCM cho biết một hộ dân tại
hẻm này xây dựng trái phép dãy
nhà cột sắt, mái tôn sắt trên đất
nông nghiệp. Đồng thời lấn chiếm
hành lang bảo vệ an toàn lưới điện
cao thế Bắc - Nam 500 kV. Việc
này tiềm ẩn nhiều mối nguy hại về
an toàn điện.
Mặc dù người dân đã nhiều lần
phản ánh lên cổng thông tin 1022
của TP cũng như phản ánh trực tiếp
đến UBND phường Thạnh Lộc,
quận 12 nhưng đến nay công trình
xây dựng trên vẫn chưa được tháo
dỡ hoàn toàn.
Hiểm họa rình rập
Theo ghi nhận của PV, khu vực
xung quanh đường dây 500 kV tại
hẻm 197/32 đường TL 15 có hiện
trạng là những khung sắt, mái tôn
sắt vẫn còn dưới đường dây 500
kV. Đáng nói là vài hộ dân bất chấp
những nguy cơ về an toàn điện cao
áp, vẫn sinh sống trong những ngôi
nhà tạm bợ được dựng bằng tôn,
ngay dưới đường dây điện cao áp
500 kV.
Chị BTDN sống tại hẻm 197/32
đường TL 15, phường Thạnh Lộc,
quận 12 cho biết hiện dãy nhà xây
bằng sắt thép trong hành lang bảo
vệ an toàn lưới điện cao thế Bắc -
Nam 500 kV là của gia đình ông
LĐC. Ngoài ra, khu vực này cũng
có một số gia đình xây nhà tạm và
sinh sống dưới đường dây cao thế
500 kV.
“Chúng tôi đã nhiều lần phản ánh
tình trạng trên lên cổng thông tin
1022 của TP cũng như phản ánh
trực tiếp đến UBND phường Thạnh
Lộc. Thời gian phản ánh là từ tháng
Công trình xây dựng trái phép trong hẻm197/42/52/17 đường TL 15, khu phố 3C, phường Thạnh Lộc còn khung sắt
dưới đường dây điện 500 kV. Ảnh: TM
hành chính đối với ông LĐC (chủ
công trình), đồng thời cưỡng chế,
buộc thực hiện biện pháp khắc
phục hậu quả.
“UBND phường Thạnh Lộc có
biên bản làm việc, vận động gia
đình ông LĐC chấp hành và tháo
dỡ công trình theo quyết định xử
phạt” - ông Ninh thông tin.
Cũng theo ông Ninh, ngày 20-12-
2023, UBND phường đã phối hợp
với Phòng TN&MT, Đội thanh tra
địa bàn quận 12 và văn phòng khu
phố 3C kiểm tra hiện trạng thực
tế. Theo đó, ghi nhận hộ ông LĐC
đã chấp hành tháo dỡ công trình vi
phạm xây dựng theo Quyết định
3264/QĐ-CCXP.
Về các trụ sắt còn tồn tại ở công
trình, UBND phường cho biết sẽ
tiếp tục theo dõi phản ánh của
người dân, nếu có sai phạm sẽ xử
lý ngay.•
UBND phường có Công
văn 1455/UBND về việc
ghi nhận chấp hành tháo
dỡ công trình vi phạm
trật tự xây dựng, chuyển
đến Phòng TN&MT tổng
hợp, báo cáo.
Tôi và chồng cũ đã ly hôn được hai năm. Con chung
của tôi và chồng cũ do tôi trực tiếp nuôi dưỡng. Vừa rồi,
chồng cũ của tôi cưới vợ mới. Để mỗi người có cuộc
sống mới, từ khi chồng cũ cưới vợ khác, tôi không muốn
chồng cũ đến thăm con nữa.
Cho tôi hỏi trường hợp tôi không cho chồng cũ đến
thăm con thì có vi phạm pháp luật không?
Bạn đọc
TH
(TP.HCM)
Luật sư
Trần Cao Đại Kỳ Quân
,
Đoàn Luật sư
TP.HCM
, trả lời: Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ
không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Cụ thể, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ
tôn trọng quyền của con được sống chung với người
trực tiếp nuôi. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có
nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có
quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Ngoài ra, tại Điều 56 Nghị định 144/2021 quy định
hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong
quan hệ gia đình giữa cha, mẹ và con với nhau sẽ bị phạt
tiền 5-10 triệu đồng, trừ trường hợp cha, mẹ bị hạn chế
quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án.
Như vậy, sau ly hôn, chồng bạn vẫn có nghĩa vụ
chăm sóc, thăm nom con và bạn không có quyền cản
trở. Trừ trường hợp việc thăm nom, chăm sóc của
chồng cũ ảnh hưởng xấu đến việc nuôi dưỡng con thì
bạn có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom
con của chồng cũ.
VÕ HÀ
Sau lyhôn cóđược cấmchồng cũ thămcon?
Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình
giữa cha, mẹ và con với nhau sẽ bị phạt tiền 5-10 triệu đồng.
Công trình xây dựng trái phép
dưới lưới điện 500 kV
Công trình xây dựng tại hẻm197 đường TL 15, phườngThạnh Lộc, quận 12 lấn chiếmhành lang bảo vệ
an toàn lưới điện cao thế Bắc - Nam500 kV, tiềmẩn nhiều nguy hiểmvề an toàn điện.
Hộp thư bạn đọc
Vừa qua, báo
Pháp Luật TP.HCM
có nhận được đơn, thư
của các bạn đọc:
ĐinhThị ThủyTiên
(quận 3, TP.HCM) phản ánh về việc
bị nhân viên ngân hàng lừa mua bảo hiểmnhân thọ;
Văn
phòng luật sưTriển Luật
(quận BìnhThạnh, TP.HCM) phản
ánh về việc huy động vốn trái phép và lạmdụng tín nhiệm tài
sản;
NguyễnThị Ngọc Huyền
(TP Long Xuyên, tỉnh An Giang)
gửi đơn kêu oan cho chồng;
TrầnThị Mỹ Nương
(quận 10,
TP.HCM) phản ánh về việc bị xử phạt về hành vi trổ cửa không
phép;
Bùi ĐinhMỹ Duyên
(TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông)
gửi đơn kêu oan chomẹ;
ĐặngVăn Điển
(quận 12, TP.HCM)
phản ánh về việc không được giải quyết đơn tố giác tội phạm;
PhạmThị MỹTrinh
(TP Thủ Đức, TP.HCM) phản ánh về việc bị
cản trở không được thăm con;
TrầnThị ThuThủy
(TP Cà Mau,
tỉnh Cà Mau) phản ánh về việc ngụy tạo chứng cứ;
Huỳnh Thị Kim Loan
(huyện Châu Thành, tỉnh An Giang)
phản ánh về việc bị lạm dụng chiếm đoạt tài sản;
Hoàng
Đức Long
(quận Tân Phú, TP.HCM) phản ánh về sai phạm
trong tố tụng.
Tại điểm d khoản 3 Điều 15 Nghị định 134/2013,
sửa đổi bởi khoản 18 Điều 2 Nghị định 17/2022, hành
vi xây dựng, cải tạo công trình trong hành lang bảo
vệ an toàn đường dây điện khi chưa có thỏa thuận
hoặc không thực hiện đúng các thỏa thuận để bảo
đảm an toàn trong quá trình xây dựng, cải tạo nhà ở,
công trình với đơn vị quản lý vận hành đường dây sẽ
bị phạt tiền 10-20 triệu đồng. Đồng thời, buộc thực
hiện biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách khôi
phục hiện trạng ban đầu.
Nếu trường hợp hộ gia đình ông LĐC xây dựng
công trình trái phép trên hành lang bảo vệ an toàn
lưới điện cao thế Bắc - Nam, để xảy ra sự cố có nguyên
nhân xuất phát từ việc xây dựng trái phép sẽ phải
chịu toàn bộ trách nhiệm.
Bên cạnh đó, nếu các cá nhân, cơ quan có thẩm
quyền đã phát hiện sự việc vi phạm nhưng không tiến
hành cưỡng chế, xử lý, để xảy ra sự cố nghiêm trọng
có thể sẽ phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cùng hộ
gia đình ông LĐC.
Ngoài ra, nếu đủ cơ sở, người vi phạm có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về an
toàn vận hành công trình điện lực được quy định tại
Điều 314 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
đối với hành vi tự ý xây nhà, công trình trong phạm vi
hành lang an toàn của công trình điện lực gây hậu quả
nghiêm trọng.
Luật sư
TRẦN MINH HÙNG
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
Không được xây dựng công trình trên hành lang bảo vệ lưới điện
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook