9
Cảnh báo rét hại toàn Bắc Bộ,
nhiệt độ có thể xuống 7 độ C
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đợt
rét đậm, rét hại diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể
kéo dài trong nhiều ngày tới. Ở khu vực Bắc Bộ và Thanh
Hóa có khả năng kéo dài đến ngày 25-1. Khu vực Nghệ An,
Hà Tĩnh kéo dài đến hết ngày 24-1. Tuy nhiên, trọng tâm
của đợt rét này sẽ tập trung vào hai ngày 22 và 23-1.
Theo đó, ngày 22-1, phía Đông Bắc Bộ trời rét hại, Tây
Bắc Bộ và khu vực Bắc Trung Bộ ngày trời rét, có nơi rét
đậm; đêm 22-1 trời rét đậm, rét hại. Từ ngày 23-1, Bắc Bộ
và tỉnh Thanh Hóa trời rét hại; Nghệ An - Hà Tĩnh trời
rét đậm, rét hại.
Trong đợt rét này, nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến
7-10 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ 2-5 độ C, vùng núi
cao có nơi dưới 0 độ C, có khả năng xảy ra mưa tuyết và
băng giá. Khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến 9-11 độ C; khu
vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế 13-16 độ C.
Đáng chú ý, kèm theo không khí lạnh mạnh, nhiều khu
vực sẽ có mưa. Từ chiều 22 đến 24-1, khu vực từ Hà Tĩnh
đến Bình Định có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa
to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và
gió giật mạnh.
AN HIỀN
Dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo
và Diễn Châu - Bãi Vọt chậm tiến độ
Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) vừa cho biết
tính đến nay sản lượng thi công đoạn Diễn Châu - Bãi
Vọt thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam đạt khoảng
67,54% hợp đồng, chậm 2,95% so với tiến độ điều chỉnh
lần bốn. Nhiều hạng mục quan trọng của dự án chưa kiểm
soát được tiến độ như hầm Thần Vũ, cầu Xuân Dương 1,
Xuân Dương 2 và 3,6 km xử lý nền đất yếu.
“Nếu nhà thầu không tổ chức thi công xuyên Tết, không
tăng cường thi công “ba ca, bốn kíp” sẽ rất khó đáp ứng
thời gian yêu cầu thông xe…” - Cục Quản lý đầu tư xây
dựng cho hay.
Với đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Bộ GTVT cho biết hiện
dự án đạt khoảng 92,6% hợp đồng, chậm 1,15% so với tiến
độ điều chỉnh lần hai. Theo Bộ GTVT, hạng mục lo lắng
nhất tại dự án cao tốc đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo hiện nay
là 1,5 km thảm bê tông nhựa tuyến chính của Công ty CP
Đầu tư xây dựng 194.
Trước tình trạng thi công chậm của dự án Diễn Châu -
Bãi Vọt, mới đây Bộ GTVT đã có văn bản phê bình nghiêm
khắc Công ty CP Đầu tư Phúc Thành Hưng (doanh nghiệp
dự án) vì không quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu thi công
triển khai các hạng mục quan trọng đáp ứng tiến độ chung;
chậm xây dựng kế hoạch triển khai các hạng mục hoàn
thiện như móng, mặt đường, trạm thu phí... Công ty CP Đầu
tư Phúc Thành Hưng cũng chưa chủ động giải quyết các
vướng mắc về giải phóng mặt bằng và các điều chỉnh thiết
kế phát sinh theo quy định của hợp đồng dự án.
Để sớm hoàn thành các dự án cao tốc, mới đây Thủ tướng
cũng yêu cầu Bộ GTVT tăng cường kiểm tra, đôn đốc các
chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu tập trung nguồn lực, tổ chức thi
công “ba ca, bốn kíp” bảo đảm hoàn thành hai dự án thành
phần đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, Cam Lâm - Vĩnh Hảo
trong năm 2024.
Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt dài 49,3 km với bốn làn xe,
vận tốc thiết kế 80 km/giờ, tổng mức đầu tư khoảng 11.157
tỉ đồng. Trong đó, vốn nhà đầu tư khoảng 5.090 tỉ đồng
(gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ các tổ chức tín
dụng), vốn nhà nước tham gia hỗ trợ hơn 6.067 tỉ đồng.
Dự án thành phần cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài 78,5
km, đi qua ba tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Dự án có tổng mức đầu tư gần 8.000 tỉ đồng, do liên danh
Tập đoàn Đèo Cả - Công ty CP Đầu tư xây dựng 194 làm
nhà đầu tư.
VIẾT LONG
6 giờ ngày 22-1, trời rét đậm, rét hại, nhân viên bảo vệ quán cà phê
(ởHàNội) phải đốt than để sưởi ấm. Ảnh: AH
động để thực hiện những hành động
thích hợp (ví dụ: sơ tán người, báo
cho tổ chức chữa cháy, khởi động
thiết bị chữa cháy, điều khiển thang
máy, cửa thoát khói, van chặn…).
Hệ thống báo cháy có thể hoạt động
được bằng thiết bị phát hiện tự động
hoặc bằng tay.
Cạnh đó, hệ thống báo cháy phải
phát hiện nhanh chóng, kịp thời để
thực hiện những chức năng dự tính
cho hệ thống; truyền chính xác các
tín hiệu phát hiện cháy đến thiết bị
chỉ báo và kiểm soát, nếu thích hợp,
truyền tín hiệu đến đơn vị chữa cháy.
Đồng thời, chuyển tín hiệu phát
hiện cháy thành tín hiệu báo động
cháy rõ ràng để tập trung sự chú ý
của mọi người ngay lập tức và không
nhầm lẫn; không nhạy cảmvới những
hiện tượng khác ngoài những hiện
tượng mà chức năng của hệ thống
phải phát hiện; báo hiệu ngay lập tức
và rõ ràng bất kỳ một lỗi nào phát
hiện được mà có thể gây tác hại cho
sự hoạt động chính xác của hệ thống.
Cùng với đó, hệ thống báo cháy
không được bị ảnh hưởng bởi bất kỳ
một hệ thống khác liên kết hoặc không
liên kết với nó; không bị ngừng làm
việc một phần hay toàn bộ do cháy
hay hiện tượng mà nó được thiết kế
để phát hiện trước khi cháy hoặc hiện
tượng đã được phát hiện...
Chất chữa cháy và
chất tạo bọt chữa cháy
Bên cạnh đó, Bộ Công an còn lấy
ý kiến đối với dự thảo Tiêu chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất chữa cháy và
chất tạo bọt chữa cháy.
Theo đó, đối với dự thảoTiêu chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất chữa cháy
và chất tạo bọt chữa cháy - Phần 1
yêu cầu kỹ thuật với chất tạo bọt chữa
PHI HÙNG
Đ
ể đảm bảo chất lượng và tuân
thủ quy trình xây dựng tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về hệ thống báo cháy, Bộ
Công an vừa hoàn thành hai dự thảo
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ
thống báo cháy; Chất chữa cháy
và chất tạo bọt chữa cháy để lấy ý
kiến đóng góp của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân.
Tiêu chuẩn phòng cháy,
chữa cháy mới
Theo đó, dự thảo Tiêu chuẩn
kỹ thuật quốc gia về hệ thống báo
cháy - Phần 1 quy định chung và
định nghĩa đưa ra các hướng dẫn
và định nghĩa chung được sử dụng
để mô tả thiết bị của hệ thống báo
cháy (FDAS), các thử nghiệm và
yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống
báo cháy trong các phần khác của
TCVN 7568.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho
đầu báo cháy khói loại độc lập (quy
định trong ISO 12239), đó là các thiết
bị chứa tất cả thành phần bên trong
một vỏ bọc, có thể trừ nguồn năng
lượng, cần thiết để phát hiện cháy
và phát ra tín hiệu báo động nghe
được. Đầu báo khói độc lập không
nối với các thiết bị kiểm tra và thiết
bị báo cháy thì không nằm trong hệ
thống phát hiện và báo cháy như
đã định nghĩa trong tiêu chuẩn này.
Mục đích của hệ thống báo cháy
nhằm phát hiện cháy ở thời điểm
sớm nhất và phát ra tín hiệu báo
Tiêu chuẩn hệ thống báo cháy không áp dụng cho đầu báo cháy khói loại độc lập. Ảnhminh họa: PHI HÙNG
Đề xuất tiêu chuẩn mới liên quan
đến phòng cháy, chữa cháy
Hai dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống báo cháy; Chất chữa cháy và chất tạo bọt chữa cháy
đang được Bộ Công an lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
cháy độ nở thấp dùng phun lên bềmặt
chất lỏng cháy không hòa tan được
với nước quy định các tính chất và
hiệu quả cần thiết của chất tạo bọt
chữa cháy dạng lỏng dùng để tạo
ra bọt chữa cháy độ nở thấp nhằm
kiểm soát, dập tắt và ngăn chặn việc
cháy lại của các đám cháy có chất
lỏng cháy không hòa tan được với
nước. Tiêu chuẩn này do quy định
hiệu quả dập cháy tối thiểu đối với
đám cháy thử.
Các chất tạo bọt này thích hợp cho
việc sử dụng phun lên bề mặt chất
lỏng cháy không hòa tan được với
nước. Chúng cũng phải tuân theo
TCVN 7278-3:2003 (ISO 7203-3),
thích hợp cho việc phun lên bề mặt
đám cháy có chất lỏng cháy hòa tan
được với nước.
Chất tạo bọt chữa cháy có thể
thích hợp với việc sử dụng vòi phun
không hút hoặc phun từ phía dưới
lên bề mặt đám cháy có chất lỏng
cháy nhưng tiêu chuẩn này không
quy định các yêu cầu riêng cho các
cách sử dụng này...•
Hệ thống báo cháy phải
phát hiện nhanh chóng,
kịp thời để thực hiện
những chức năng dự tính
cho hệ thống; truyền chính
xác các tín hiệu phát hiện
cháy đến thiết bị chỉ báo và
kiểm soát, nếu thích hợp,
truyền tín hiệu đến đơn vị
chữa cháy.