6
Sáng 22-1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc
họp với lãnh đạo một số bộ, ngành hữu quan về kế hoạch
triển khai thực hiện Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc
hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ năm.
“Luật được thông qua sẽ góp phần giải quyết nhiều tồn
tại, vướng mắc hiện nay về quản lý đất đai; đồng thời góp
phần kiến tạo cho sự phát triển sắp tới với tư duy, quan
điểm mới và đột phá” - Phó Thủ tướng nói.
Ông cũng lưu ý vấn đề tiếp theo là làm sao để triển khai
hiệu quả các cơ chế, chính sách trong luật vào cuộc sống,
đưa đất đai thực sự là nguồn lực quan trọng, đẩy mạnh
thương mại hóa đất đai, đóng góp vào sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước…
Nhấn mạnh việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi
hành là nhiệm vụ hàng đầu của kế hoạch thực hiện Luật
Đất đai (sửa đổi), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu
Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp rà soát, trình
Thủ tướng kế hoạch ban hành văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Đất đai (sửa đổi): Nghị định chung hướng dẫn các điều,
khoản chung; các lĩnh vực chuyên sâu (quản lý đất lúa; thu
tiền sử dụng đất; định giá đất; thu hồi, bồi thường, tái định
cư; điều tra cơ bản thông tin dữ liệu đất đai…); đất đai cho hạ
tầng giao thông, đô thị, năng lượng, công nghiệp…
Cùng với đó là đề án truyền thông chính sách, tuyên
truyền phổ biến về luật, đưa các điều, khoản, quy định của
Luật Đất đai (sửa đổi) được thực thi, áp dụng hiệu quả
trong thực tiễn. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu chú trọng tập
huấn, quán triệt đến những người làm công tác lãnh đạo,
quản lý đất đai từ Trung ương tới các địa phương; kiện
toàn, sắp xếp bộ máy, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về
đất đai phục vụ công tác định giá vào năm 2025…
Phó Thủ tướng yêu cầu phân công trách nhiệm cụ thể cho
các bộ, ngành, địa phương trong xây dựng, hoàn thiện và ban
hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai
(sửa đổi), bảo đảm hiệu lực đồng thời, đồng bộ, thống nhất.
Các bộ, ngành cần rà soát kỹ lưỡng những điều, khoản
của Luật Đất đai (sửa đổi) giao thẩm quyền cho Chính
phủ, Thủ tướng, bộ trưởng các bộ quy định, hướng dẫn
thực hiện để phối hợp triển khai xây dựng một nghị
định hướng dẫn chung và một số nghị định riêng có tính
chuyên môn đặc thù.
Tinh thần chung là số lượng nghị định phải là ít nhất;
triển khai, áp dụng luật khoa học, chặt chẽ.
“Các bộ, ngành rà soát kỹ, chủ động đề xuất số nghị định
được phân công xây dựng, các thông tư hướng dẫn chi tiết
và phải được ban hành trước thời điểm có hiệu lực của các
điều, khoản trong luật là ngày 1-4-2024 và ngày 1-1-2025
để có thời gian tập huấn, tuyên truyền, kiện toàn bộ máy tổ
chức thực hiện” - theo Phó Thủ tướng.
ĐỨC MINH
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa 23-1-2024
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất với nhiều điểmmới
đáng chú ý.
Đặc biệt, luật sửa đổi lần này quy
định cụ thể bảy nhóm nguyên tắc
khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư, trong đó cụ thể hóa nguyên
tắc quy định tại Nghị quyết 18-NQ/
TW “người dân có đất bị thu hồi
phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống
bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho
hay trong quá trình thảo luận dự
thảo luật, một số ý kiến cho rằng
cần “luật hóa” nguyên tắc nêu trên.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng
nguyên tắc của Nghị quyết 18 không
nên quy định chung mà nên thể chế
bằng chính sách cụ thể.
Do đó, Luật Đất đai (sửa đổi)
đã thể chế nội dung Nghị quyết 18
bằng các quy định cụ thể như: Quy
định điều tra thu nhập từ việc sử
dụng đất, tài sản gắn liền với đất bị
thu hồi, nguyện vọng tái định cư,
chuyển đổi nghề trong trình tự, thủ
tục thu hồi đất; bảo đảm điều kiện
hạ tầng, địa điểm khu tái định cư
gần với khu vực thu hồi đất.
Luật cũng quy định nguyên tắc
ưu tiên bồi thường bằng đất nếu
địa phương có điều kiện và người
bị thu hồi đất có nhu cầu; hỗ trợ đủ
tiền để được giao suất tái định cư
tối thiểu cho người có đất bị thu hồi
nếu tiền bồi thường về đất ở không
đủ so với giá trị của một suất tái
định cư tối thiểu.
Về nội dung bồi thường bằng đất
khác mục đích sử dụng với loại đất
bị thu hồi hoặc nhà ở cho người có
đất bị thu hồi nếu có nhu cầu và địa
phương có điều kiện về quỹ đất,
quỹ nhà ở, luật giao Chính phủ quy
định chi tiết.
Ngoài ra, luật sửa đổi cũng quy
định việc tách nội dung bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc
lập và việc tổ chức thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư đối với
dự án đầu tư.
Theo đó, trường hợp dự án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư được
tách ra thành dự án độc lập theo quy
định của pháp luật về đầu tư công
thì việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư được thực hiện theo
quy định của luật này.
Luật không quy định các trường
hợp dự án tách nội dung này thành
dự án độc lập để đảm bảo tính thống
nhất trong thực hiện.
5. Phân cấp cho HĐND cấp
tỉnh quyết định chuyển
mục đích sử dụng đất
Về giao đất, cho thuê đất, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất,
Luật Đất đai (sửa đổi) quy định cụ
thể các trường hợp giao đất không
thông qua đấu giá, đấu thầu và các
trường hợp phải thông qua đấu giá
quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa
chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có
sử dụng đất. Đồng thời, quy định cụ
thể các trường hợp cho thuê đất trả
tiền một lần cho cả thời gian thuê
theo đúng tinh thần Nghị quyết 18
của Trung ương.
ĐỨCMINH
T
rên số báo trước,
Pháp Luật
TP.HCM
đã giới thiệu đến bạn
đọc ba quy định mới về cấp sổ
hồng cho đất không có giấy tờ; quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng
năm và quy định về các trường hợp
thu hồi đất.
Nay chúng tôi tiếp tục giới thiệu
thêm ba điểm mới khác của Luật
Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc
hội thông qua.
4. Hỗ trợ đủ tiền để được
giao suất tái định cư
tối thiểu
Luật Đất đai (sửa đổi) dành riêng
Chương VII quy định về việc bồi
Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ nămđể xemxét bốn nội dung, trong đó có việc thông qua
Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: PHẠMTHẮNG
10 điểmmới
đáng chú ý
của Luật Đất
đai (sửa đổi)
Luật Đất đai (sửa đổi) đã cụ thể hóa nguyên
tắc “người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ
ở, bảo đảmcuộc sống bằng hoặc tốt hơn
nơi ở cũ” tại Nghị quyết 18-NQ/TW.
TạiĐiều124, luật liệt kêbảy trường
hợp giao đất, cho thuê đất không đấu
giá quyền sử dụng đất, không đấu
thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện
dự án có sử dụng đất và giao Chính
phủ quy định chi tiết điều này.
Ngoài ra, luật cũng quy định cụ
thể điều kiện, thẩm quyền cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất, trong
đó phân cấp toàn bộ thẩm quyền
chấp thuận việc chuyển mục đích
sử dụng đất trồng lúa, đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất
rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho
HĐND cấp tỉnh.
Cũng theo Luật Đất đai (sửa đổi),
hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất có nhu cầu chuyển mục đích sử
dụng đất nông nghiệp trong khu dân
cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa
đất có đất ở sang đất ở hoặc chuyển
mục đích sử dụng các loại đất phi
nông nghiệp không phải là đất ở
sang đất ở thì căn cứ vào quy hoạch
sử dụng đất cấp huyện đã được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt để
cho phép chuyển mục đích sử dụng
đất mà không căn cứ vào kế hoạch
sử dụng đất hằng năm cấp huyện.•
Khoản1Điều127quyđịnhcác trườnghợp thỏa thuận
nhận quyền sử dụng đất khi thực hiện dự án phát triển
kinh tế - xã hội, trong đó “đối với trường hợp sử dụng
đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại thì chỉ được
thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở”.
Ngoài ra, khoản 6 điều này quy định trường hợp
người đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất
khác có đề xuất dự án đầu tư nhà ở thương mại phù
hợp với quy hoạch sử dụng đất, có đề nghị chuyển
mục đích sử dụng đất mà được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng
thời chấp thuận nhà đầu tư thì được sử dụng đất để
thực hiện dự án.
Đây là quy định có nhiều tranh luận trái chiều trong
quá trình soạn thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Ủy banThường vụQuốc hội chohay đây là chính sách
đã được Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng và biểu quyết tại
kỳ họp bất thường lần thứ nhất, khi xem xét sửa đổi
Điều 23 Luật Nhà ở 2014.
“Trườnghợp cần thiết, đềnghị Chínhphủnghiên cứu,
xây dựng đề án thí điểm trình cấp có thẩm quyền để
trình Quốc hội xem xét ban hành nghị quyết cho phép
thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua
thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có
quyền sử dụng đất khác quy định của luật” - theo Ủy
ban Thường vụ Quốc hội.
6. Thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở
“Đối với trường hợp sử
dụng đất để thực hiện dự
án nhà ở thươngmại thì
chỉ được thỏa thuận về
nhận quyền sử dụng đất ở”
- trích khoản 1 Điều 127
Luật Đất đai (sửa đổi).
Phó thủ tướng:Khẩn trươngbanhànhvănbảnhướngdẫnLuậtĐất đai (sửađổi)
PhóThủtướngTrầnHồngHà.Ảnh:ĐÌNHHẢI