055-2024 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứHai 18-3-2024
giống với người từ đủ 14 tuổi
hay không?
“Quy trình cấp thẻ căn cước
cho người lớn thì tôi được
biết sẽ tương tự như CCCD
trước đây, chỉ là bổ sung thêm
thu nhận mống mắt. Còn đối
với trẻ nhỏ thì sao, thủ tục
có giống như cấp cho người
lớn hay phải thực hiện nhiều
bước hơn. Tôi chỉ e ngại thủ
tục nhiều hơn, phức tạp hơn
thôi” - bạn đọc PhươngLê nói.
Tương tự, bạn đọc Nguyễn
Ngọc Phượng (TP.HCM)
cũng đồng tình với việc sẽ
cấp thẻ căn cước cho người
dưới 14 tuổi. Thế nhưng chị
Phượng thắc mắc là trẻ có
cần phải đến trực tiếp cơ
quan chức năng thực hiện
cấp thẻ hay không?
LS TP.HCM, cho biết theo
quy định tại Điều 19 Luật
Căn cước, công dânViệt Nam
dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn
cước theo nhu cầu. Theo đó,
người dưới 14 tuổi sẽ được
cấp thẻ căn cước, trước đây
chưa có quy định này.
Đồng thời, tại Điều 23 Luật
Căn cước cũng quy định rõ
trình tự, thủ tục cấp thẻ căn
cước cho người dưới 14 tuổi.
Cụ thể, việc cấp thẻ sẽ được
phân thành hai trường hợp.
Trườnghợp thứnhất, cấp thẻ
căncướcđốivớingườidướisáu
tuổi.Trườnghợpnàyngười đại
diện hợp pháp sẽ thực hiện thủ
tục cấp thẻ căn cước cho người
dưới sáu tuổi, thông qua cổng
dịch vụ công hoặc ứng dụng
định danh quốc gia. 
Nếu người dưới sáu tuổi
chưa đăng ký khai sinh thì
người đại diện hợp pháp thực
hiện thủ tục cấp thẻ căn cước
thông qua các thủ tục liên
thông với đăng ký khai sinh
trên cổng dịch vụ công, ứng
dụng định danh quốc gia hoặc
trực tiếp tại cơ quan quản lý
căn cước. Cơ quan quản lý căn
cước không thu nhận thông
tin nhân dạng và thông tin
sinh trắc học đối với người
dưới sáu tuổi.
Trường hợp thứ hai, cấp thẻ
căn cước cho người từ đủ sáu
tuổi đến dưới 14 tuổi. Trường
hợp này, người từ đủ sáu tuổi
đến dưới 14 tuổi sẽ cùng người
đại diện hợp pháp đến cơ quan
quản lý căn cước để thu nhận
thông tin nhân dạng và thông
tin sinh trắc học (bao gồmảnh
khuônmặt, vân tay,mốngmắt)
theo quy định.
Người đại diện hợp pháp
của người từ đủ sáu tuổi đến
dưới 14 tuổi thực hiện thủ
tục cấp thẻ căn cước thay
cho người đó.
Trường hợp người dưới 14
tuổi bị mất năng lực hành vi
dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làmchủ hành
vi thì phải có người đại diện
hợp pháp hỗ trợ làm thủ tục
theo quy định…
“Như vậy, so với quy trình
cấp thẻ cho người từ đủ 14
tuổi, thì người dưới 14 tuổi có
vài điểm khác. Chẳng hạn, trẻ
dưới sáu tuổi do không phải
thu nhận thông tin nhân dạng
và sinh trắc học nên chỉ cần
làm thủ tục qua cổng dịch
vụ công hoặc ứng dụng định
danh quốc gia mà không cần
phải đến trực tiếp cơ quan. 
Với trẻ từ đủ sáu tuổi đến
dưới 14 tuổi sẽ thực hiện quy
trình giống với người từ đủ 14
tuổi, chỉ cần trẻ cùng người
đại diện hợp pháp (cha, mẹ,
ông, bà…) đến cơ quan để
thu nhận thông tin, còn việc
thực hiện thủ tục sẽ do người
đại diện hợp khác làm thay
trẻ” - LSHoàngAnh Sơn nói.•
“Tôi cómột bé trai bốn tuổi,
đến ngày 1-7 khi Luật Căn
cước có hiệu lực và có thông
báo cụ thể thì tôi sẽ đi làm thẻ
căn cước cho con. Trẻ nhỏ có
thẻ căn cước sẽ rất thuận tiện
trong các thủ tục hành chính,
đi máy bay. Hoặc là sau này
khi đến gần kỳ thi tốt nghiệp
THCS, không phải vừa lo ôn
thi vừa lo làm căn cước mới
được dự thi. Tôi cũng nghe
thông tin là trẻ dưới sáu tuổi,
Cấp thẻ căn cước cho
người dưới 14 tuổi
sẽ góp phần giảm
thiểu được giấy tờ,
thủ tục hành chính.
Phát huy được giá
trị của việc khai
thác, sử dụng CSDL
quốc gia về dân cư,
CSDL căn cước…
khi làm thẻ căn cước thì không
phải thu nhận thông tin nhân
dạng và thông tin trắc sinh
học, nên không cần phải đến
trực tiếp cơ quan chức năng
để thực hiện, không biết điều
này có đúng không?” - bạn
đọc Ngọc Phượng nêu.
Hai trường hợp cấp thẻ
cho trẻ dưới 14 tuổi
Trao đổi với PV, luật sư
(LS) Hoàng Anh Sơn, Đoàn
HUỲNHTHƠ
T
heo Luật Căn cước, kể
từ ngày 1-7 trẻ dưới 14
tuổi sẽ được cấp thẻ căn
cước, thay vì trước đâyCCCD
không có quy định này. 
Trước thông tin này, một
số bạn đọc đã có một số thắc
mắc liên quan như việc cấp
thẻ sẽ được diễn ra thế nào,
thông tin cần thu thập và trình
tự thực hiện có giống đối với
người từ đủ 14 tuổi không?
Việc cấp thẻ căn cước cho
trẻ dưới 14 tuổi sẽ mang lại
lợi ích gì?…
Trẻ có phải đến
trực tiếp nơi cấp
thẻ căn cước?
BạnđọcPhươngLê(TP.HCM)
cho biết bản thân rất ủng hộ
quy định cho phép cấp thẻ
căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi,
bởi việc này sẽ mang lại một
số thuận tiện trong đời sống.
Chẳng hạn khi trẻ có căn cước
sẽ đơn giản hóa các thủ tục đi
máy bay, tàu hỏa và làm một
số thủ tục hành chính khác. 
Bên cạnh đó, chị Phương
Lê cũng thắc mắc rằng liệu
quy trình để được cấp thẻ căn
cước cho trẻ dưới 14 tuổi có
Trình tự cấp thẻ căn cước cho
trẻ dưới 14 tuổi
Cấp thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi được chia thành hai trường hợp:Thứ nhất cho trẻ dưới sáu tuổi,
thứ hai cho trẻ từ đủ sáu tuổi đến dưới 14 tuổi.
Theo Bộ Công an, việc cấp thẻ căn cước cho người dưới 14
tuổi phù hợp với quy định pháp luật về xuất nhập cảnh, các
quy định pháp luật khác có liên quan và pháp luật của nhiều
nước trên thế giới. Cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi
sẽ góp phần giảm thiểu được giấy tờ, thủ tục hành chính.
Phát huy được giá trị của việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu
(CSDL) quốc gia về dân cư, CSDL căn cước và tiện ích của thẻ
căn cước, tài khoản định danh điện tử.
Ngoài ra, cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi còn
mang lại lợi ích xác thực thông tin cá nhân. Thực hiện công
tác thống kê, phân tích, dự báo, thiết lập bản đồ số dân cư;
giảm chi phí trong thực hiện công tác chuyển đổi số. Qua đó
bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho người dân tham
gia được các giao dịch dân sự, nhất là các giao dịch thiết yếu
phục vụ cuộc sống. Mặc dù thẻ căn cước cấp cho người dưới
14 tuổi không thay thế cho việc cấp giấy khai sinh, tuy nhiên
việc sử dụng giấy khai sinh với kích thước của tờ A4, dễ rách
nát, hư hỏng, khó bảo quản và chỉ được cấpmột lần; giấy này
khá sơ sài, lạc hậu, dễ bị làm giả và chứa rất ít thông tin của
người dân nên gây khó khăn, bất tiện.
Trong khi đó, thẻ căn cước với kích thước nhỏ gọn, chất liệu
tốt, tính bảomật cao và còn có thể được tích hợp thêmnhiều
thông tin khác theo nhu cầu của người dân sẽmang lại nhiều
tiện ích trong việc đi lại, học tập, khámchữa bệnh và thực hiện
các giao dịch khác trong đời sống hằng ngày...
NGUYỄN HƯƠNG
Lịch tưvấnpháp luậtmiễnphí
Lịch tư vấn pháp luật miễn phí của báo
Pháp Luật TP.HCM
và Trung tâmTrợ giúp pháp lý Nhà nước TP.HCM.
Lịch tư vấn pháp luật miễn phí của
báo
Pháp Luật TP.HCM
(Từ ngày 18 đến 22-3)
Sáng: Từ 8 giờ đến 11 giờ.
Địa điểm: 34 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình,
TP.HCM.
Thứ Hai, 18-3:
Sáng:
Luật sư (LS) LÊ VĂN HOAN (dân sự, hình sự,
đất đai).
Thứ Tư, 20-3:
Sáng:
LS TRẦN CHÍNH NGHĨA (hình sự, dân sự).
Thứ Sáu, 22-3:
Sáng:
LS HUỲNH VĂN NÔNG (dân sự, nhà đất,
hành chính).
Lịch tư vấn của Trung tâmTrợ giúp pháp lý
Nhà nước TP.HCM
Tuần 12: Từ ngày 18 đến 22-3.
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30; chiều: Từ 13 giờ đến
17 giờ.
Địa điểm: 470 Nguyễn Tri Phương, phường 9, quận 10,
TP.HCM.
Thứ Hai, 18-3:
Sáng:
Trợ giúp viên (TGV): TRẦNĐỒNGMINHNGỌC
KIMKHÁNH (trực tại TAND quận 10). LS: ĐÀO HOÀNG
LIÊN, BÙI QUANG CẢNH.
Chiều:
TGV: NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ.
LS: LÊ NGÔ PHƯƠNG THANH.
Thứ Ba, 19-3:
Sáng:
LS: NGUYỄNĐỊNHTƯỜNG, NGUYỄNTUYẾT
THÙY DƯƠNG.
Chiều:
LS: TRỊNH TIẾN BẢO, ĐỖ TRỌNG HIỀN.
Thứ Tư, 20-3:
Sáng:
LS: TRẦNNGỌCKIMCƯƠNG, BÙI THỚI VINH.
Chiều:
LS: NGUYỄNVĂNHẠNH, TRƯƠNGMINHHẢI.
Thứ Năm, 21-3:
Sáng:
LS: PHAN NGỌC BĂNG, LÊ HUYỀN ĐỨC.
Chiều:
LS:HOÀNGCÔNGKHANH,NGUYỄNHỮUMẪN.
Thứ Sáu, 22-3:
Sáng:
GĐ-TGV: HUỲNHTẤNĐẠT (trực tư vấn, tiếp công
dân). LS: HUỲNHKHẮC THUẬN, PHẠMBÍNHKHIÊM.
Chiều:
TGV: TRẦNĐỒNGMINHNGỌCKIMKHÁNH
(trực tại TANDquận 5). TGV: TRẦNTHỊ HỢI. LS: NGUYỄN
TƯỜNG VY.
Nếu có căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi thì khi đi máy bay không cần phải mang theo giấy khai sinh.
Ảnh: THANHTRANG
Lợi ích của việc cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook