11
Kinh tế -
ThứHai 18-3-2024
Lãi giảm nhưng doanh
nghiệp hết tài sản để vay
THÙY LINH
T
rao đổi với báo
Pháp Luật
TP.HCM,
ôngPhạmQuang
Anh, Giám đốc Công ty
May DONY, kể cuối tuần qua
nhận được điện thoại của nhân
viên ngân hàng nơi công ty
đang vay thông báo lãi suất
cho vay mới chỉ còn 6,8%/
năm với kỳ hạn sáu tháng.
Chi phí lãi vay giảm
hơn 50%
“Đây là mức lãi suất thấp
chưa từng có trong lịch sử 15
năm hoạt động kinh doanh
trong ngành may mặc. Mức
lãi suất thấp nhất mà doanh
nghiệp (DN) chúng tôi từng
vay cũng đã 8%/năm, lãi suất
của khoản vay hiện tại đang
là 9%/năm.
Nhận được thông báo lãi
suất giảm sốc như vậy, tôi đáo
hạn hợp đồng vay cũ để làm
thủ tục vay mới liền” - ông
Quang Anh bày tỏ.
Ông Quang Anh cho biết
đối với DN, lãi suất ngân hàng
chính là giá mua nguồn vốn.
Nếu đầu năm 2023, giá mua
nguồn vốn là 14,2%/năm, đến
cuối năm xuống còn 9%/năm
đã thấy giảm mạnh lắm rồi.
Vậy mà giờ giá mua nguồn
vốn lại tiếp tục giảm xuống
còn 6,8%/năm. Tức là chi phí
lãi vay mới đang giảm 24%
so với trước. Còn so sánh với
đầu năm ngoái, thời điểm lãi
vay lên tới 14,2%/năm, thì đến
nay chi phí lãi vay đã giảm
tới hơn 50%. Đây quả thực
là một mức giảm gây sốc cho
chính người đi vay.
“Lãi suất thấp đã thực sự
hiện hữu trên thị trường chứ
không còn là câu chuyện chỉ
xuất hiện trên tivi, hay trên
báo chí nữa. Nhờ vậy, chúng
tôi cảm thấy áp lực lãi vay
ngân hàng đã nhẹ gánh hơn
trước rất nhiều” - ông Quang
Anh chia sẻ.
Nhận định về tình hình lãi
suất cho vay liên tục giảm,
Tổng Giám đốc Ngân hàng
VPBank Nguyễn Đức Vinh
khẳng định: Hiện mặt bằng
lãi suất cho vay đã giảm về
mức thấp nhất trong nhiều
năm trở lại đây, song nhu cầu
vốn của thị trường chưa cao.
Theo ông Vinh, chi phí lãi
vay không còn là gánh nặng
đối với khách hàng DN trong
bối cảnh hiện nay mà vấn đề
chính là làm thế nào để kích
cầu được sức mua của nền
kinh tế.
“Mặc dù cần đẩy mạnh
tăng trưởng tín dụng, song
tôi cho rằng các ngân hàng
cũng phải thận trọng trong
hoạt động cho vay để kiểm
soát rủi ro nợ xấu, không đẩy
mạnh tăng trưởng cho vay
bằng mọi giá” - ông Vinh
nêu quan điểm.
Ngân hàng tư nhân
cũng mạnh tay cho
vay thấp
Ông Đào Minh Tú, Phó
Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước (NHNN), đánh giá “lãi
suất cho vay đang ở mức thấp
nhất trong vòng 20 năm qua
và nhiều ngân hàng thương
mại cho biết lãi suất không
thể thấp hơn được nữa”.
Mới đây, vào đầu năm2023
lãi suất cho vay vẫn còn tăng
chóng mặt, 13%-14%/năm,
thậmchí gần 15%/nămnhưng
hiện lãi vay đã giảm mạnh.
Hiện giờ mức lãi suất cho
vay của các ngân hàng lớn
đều giảm 1%-1,5% so với
cuối năm ngoái, nếu so với
cùng kỳ năm 2023, mức lãi
vay thấp hơn 2%-4%/năm
tùy từng nhóm khách hàng.
Cụ thể đối với nhóm big
4, lãi suất cho vay mua nhà
trong thời gian ưu đãi lãi suất
chỉ còn khoảng 4,5%/năm.
Tại Ngân hàng BIDV, từ
nay đến 31-12-2024 sẽ triển
khai hai gói tín dụng ngắn hạn
và trung dài hạn với tổng quy
mô 200.000 tỉ đồng dành cho
khách hàng cá nhân phục vụ
sản xuất, kinh doanh và vay
tiêu dùng, lãi suất ưu đãi chỉ
từ 4,5%/năm.
Trong đó, gói vay ngắn hạn
(kỳ hạn dưới sáu tháng và 6-12
tháng) sản xuất, kinh doanh
có quy mô là 100.000 tỉ đồng.
Khách hàng vay gói này sẽ
được hưởng mức lãi suất lần
lượt là 5%/năm và 6%/năm.
Tương tự, tại Ngân hàng
Agribank ngay từ đầu năm
2024đã triểnkhai nămchương
trình tín dụng lãi suất thấp
cho khách hàng cá nhân và
khách hàng DN quy mô gần
60.000 tỉ đồng.
Trong đó, 10.000 tỉ đồng
cho khách hàng cá nhân có
nhu cầu vay mua nhà ở, đất
ở, sửa chữa nhà để ở, mua
sắm đồ dùng sinh hoạt thiết
yếu… với lãi suất thấp hơn
tối đa 2,5%/năm so với sàn
lãi suất cho vay của Ngân
hàng Agribank.
Khôngchỉ ngânhàng thương
mại nhà nước giảm lãi vay, mà
các ngân hàng tư nhân cũng
mạnh tay đưa những mức lãi
suất cho vay rất thấp.
Đơn cử, từ ngày 20-2, Ngân
hàng TMCP Nam Á (NamA
Bank) áp dụngmức lãi từ 7%/
năm đối với khách hàng vay
kinh doanh, 7,5%/năm với
khách hàng vay tiêu dùng.
Mớiđây,NgânhàngTMCPĐại
ChúngViệtNam(PVcomBank)
vừa tung gói tín dụng quy
mô 2.000 tỉ đồng cho DN
xuất nhập khẩu vay ưu đãi
từ 7,5%/năm và được miễn
phí trả trước hạn.
Lãi suất “xanh” cho sản xuất xanh
DN kinh doanh trong lĩnh vực xanh, bền vững được vay
lãi suất ưu đãi từ 4,5%/năm và 5,5%/năm tùy kỳ hạn. Với
khách hàng vay mua nhà ở, mua ô tô, tiêu dùng, sản xuất,
kinh doanh, kỳ hạn trung đến dài hạn, có mức lãi suất ưu
đãi chỉ từ 6%/năm.
Với các dự án đầu tư thuộc năm ngành trọng điểm và dự
án thuộc lĩnh vực xanh, Ngân hàng Agribank có gói 15.000
tỉ đồng cho vay với lãi suất cố định trong năm đầu tiên chỉ
từ 6%/năm dành cho các khoản vay trung và dài hạn.
Tiêu chí để tham gia gói
vay ưu đãi này là DN cần có
hoạt động xuất nhập khẩu
trong vòng sáu tháng tính
đến thời điểm đề xuất cấp tín
dụng, DN và chủ DN cần có
kinh nghiệm trong lĩnh vực
kinh doanh tối thiểu hai năm.
Mức ưu đãi này kéo dài từ
nay đến hết năm 2024.
Bên cạnh giảm lãi vay đối
với hoạt động sản xuất, kinh
doanh, giờ đây vay mua nhà
cũng được các ngân hàng điều
chỉnh giảm ngay từ những
tháng đầu năm 2024. Điển
hình, Ngân hàng Sacombank
đưa mức lãi suất cho vay
mua nhà rất cạnh tranh là
6,5%/năm.
Làm gì khi 41% DN
hết tài sản thế chấp?
Báo cáo hai tháng đầu năm
2024củaHiệphộiDNTP.HCM
(HUBA) nêu rõ trước tìnhhình
khó khăn về vốn, NHNN đã
ban hành Thông tư 02/2023
cho phép cơ cấu lại thời hạn
trả nợ và giữ nguyên nhóm
nợ nhằm hỗ trợ khách hàng
gặp khó khăn.
Đồng thời ngân hàng tiếp
tục thực hiện chính sách hỗ
trợ 2% lãi suất vay theo Nghị
định 31. Tuy nhiên, tình hình
vay vốn củaDNvẫn còn nhiều
khó khăn.
Từ góc độ nhà điều hành
chính sách tiền tệ, Phó Thống
đốc PhạmThanhHà thông tin:
“Năm nay, NHNN xác định
mức tăng trưởng tín dụng phù
hợp với mục tiêu tăng trưởng
kinh tế và kiểm soát lạm phát
khoảng 15%. Tuy nhiên thực
tế triển khai đầu năm 2024,
qua hai tháng, tín dụng tăng
trưởng chậm hơn so với cùng
kỳ, trong khi thanh khoản hệ
thống rất dồi dào”.
Lý giải điều này, theo đại
diện DN TP.HCM, phần lớn
DN nhỏ và vừa không thể
tiếp cận nguồn vốn do không
đảm bảo yêu cầu về thế chấp
tài sản hoặc không đủ điều
kiện vay.
Nguyên nhân một phần do
việc định giá tài sản đất nông
nghiệp rất thấp, tài sản đất
thuê hằng năm cũng không
thế chấp được, các tài sản
khác bị định giá thấp khi lạm
phát gia tăng.
Đặc biệt, khảo sát của
HUBA cho thấy có tới 41%
DN đã không còn tài sản thế
chấp đủ pháp lý để vay vốn.
Về nhiệm vụ tìm nguyên
nhân giải pháp việc DN vẫn
thiếu vốn, tại hội nghị triển
khai nhiệmvụ điều hành chính
sách tiền tệ mới đây, Phó
Thống đốc NHNNĐàoMinh
Tú thông tin tới đây NHNN
sẽ tiến hành nghiên cứu, sửa
đổi quy định nhằm tăng khả
năng tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng và đơn giản hóa
thủ tục, hồ sơ vay vốn, tài
sản bảo đảm, tạo điều kiện
thuận lợi cho DN nhỏ và vừa,
người dân tiếp cận vốn; tiếp
tục triển khai quyết liệt, hiệu
quả các gói tín dụng 120.000
tỉ đồng, chương trình 1 triệu
căn nhà ở xã hội.•
Lãi suất thấp không còn là câu chuyện chỉ xuất hiện trên tivi hay trên báo chí nữa. Ảnh: THÙY LINH
Dù lãi suất giảm,
phần lớn doanh
nghiệp nhỏ và vừa
không thể tiếp cận
nguồn vốn do không
đảm bảo yêu cầu
về thế chấp tài sản
hoặc không đủ điều
kiện vay.
Vì sao
doanh nghiệp
thiếu tiền
nhưng không
dám vay?
- Bài 1
LTS:
Ngân hàngNhà nước tuyên bố lãi
suất cho vay đã xuốngmức thấp nhất
trong vòng 20 nămqua. Nhiều ngân
hàng thươngmại cũng khẳng định lãi
suất cho vay đã hạ nhiều so với năm
ngoái. Trong khi đó, các công ty, doanh
nghiệp cho biết không dámvay vì lãi
suất đã giảmnhưng vẫn còn cao so với
chi phí giá vốn, điều kiện vay chưa hợp
lý, thủ tục vay phức tạp... Vì vậy, dù ngân
hàng thừa tiền nhưng doanh nghiệp vẫn
thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh.
Tháng 1-2024, tín dụng giảmso với cuối năm2023, trong đó
nhómngân hàng liên doanh giảmmạnh nhất, 3,41%.
Ảnh: THÙY LINH
Lãi suất cho vay hiện thấp chưa từng có song nhiều doanh nghiệp vẫn ngại đi vay.
Tiêu điểm
Số liệu của NHNN, tháng
1-2024, tín dụng giảm0,6% so
với cuối năm 2023. Trong đó,
nhóm ngân hàng liên doanh
giảmmạnh nhất, 3,41%; ngân
hàng100%vốnnhà nước giảm
2,2%; nhómngânhàng thương
mại cổ phần nhà nước giảm
0,88%; nhóm thương mại cổ
phần giảm0,51%; nhómngân
hàng nước ngoài giảm 0,32%.