055-2024 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai18-3-2024
TAND Tối cao
đề xuất về
áp dụng biện
pháp khẩn
cấp tạm thời
TANDTối cao đề xuất bổ sung quy định
nếu người yêu cầu áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời đã chứngminh việc áp
dụng là cần thiết nhưng tòa án không áp
dụng, gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Mới đây, VKSND Tối cao ban hành thông báo rút kinh
nghiệm vụ án tranh chấp thừa kế giữa nguyên đơn là ông
C với bị đơn là ông T.
Theo ông C, ông bà ngoại của ông là vợ chồng cụ H
(đều đã chết) có 10 người con. Năm 1963, cha cụ H (ông
cố ông C) tặng cụ H nhà đất tại TP M. Sau khi cụ H chết
thì ông T (con cụ H) quản lý, sử dụng toàn bộ nhà đất này.
Nay ông C khởi kiện yêu cầu chia thừa kế theo pháp
luật đối với di sản của vợ chồng cụ H.
Bị đơn là ông T cho rằng cụ H lập di chúc để ông T
thừa kế nhà đất trên. Năm 2014, cụ H chết, ông T là người
quản lý, sử dụng toàn bộ nhà đất này. Đến nay, ông T
chưa khai nhận thừa kế di sản theo di chúc của cụ H là do
các anh chị em của ông T tranh chấp.
Nay ông C khởi kiện yêu cầu chia thừa kế theo pháp
luật đối với nhà đất trên ông T không đồng ý. Ông T chỉ
đồng ý chia thừa kế theo pháp luật đối với 1/2 nhà đất,
còn lại 1/2 nhà đất ông T yêu cầu được hưởng theo di
chúc của cụ H.
Xử sơ thẩm năm 2020, TAND TP M công nhận nhà
đất là của vợ chồng cụ H. Công nhận di chúc của cụ H
lập cho ông T là di chúc hợp pháp. Từ đó, tòa chia thừa
kế cho các đồng thừa kế, trong đó ông C được hưởng di
sản là 16/220, ông T được hưởng di sản 76/220... Tòa còn
buộc vợ chồng ông T di dời đến nơi khác để kinh doanh,
di dời toàn bộ vật dụng trong nhà và giao nhà đất cho
người mua được nhà qua thủ tục bán đấu giá...
Sau khi xét xử sơ thẩm, ông T kháng cáo yêu cầu được
sở hữu toàn bộ nhà đất và sẽ hoàn lại chi phí khác cho
nguyên đơn...
Xử phúc thẩm TAND Cấp cao tại TP M không chấp
nhận kháng cáo của ông T, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Không đồng tình, ông T làm đơn đề nghị kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm.
Ngày 28-11-2023, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã
hủy cả hai bản án để xét xử sơ thẩm lại.
Theo VKSND Tối cao, tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp
phúc thẩm nhận định các đồng thừa kế ai cũng yêu cầu
được nhận nhà để làm nơi thờ cúng ông bà, cha mẹ nhưng
các đồng thừa kế đều không thỏa thuận được về người
nhận hiện vật, giá trị hiện vật. Từ đó, quyết định bán đấu
giá nhà đất để chia giá trị theo kỷ phần cho các đồng thừa
kế là không có căn cứ.
Bởi vì những người thừa kế khác đã có chỗ ở ổn định,
chỉ đề nghị nhận nhà làm nơi thờ cúng, còn ông T đang
trực tiếp sinh sống tại nhà đất này nên cần giao nhà đất
cho ông T để ổn định cuộc sống. Việc bán đấu giá nhà để
chia giá trị cho những người thừa kế sẽ làm xáo trộn cuộc
sống của ông T phải tìm nơi ở mới.
Bên cạnh đó, các thừa kế khác được hưởng phần di sản
nhỏ không thể chia cho họ bằng hiện vật nhưng kỷ phần
của ông T được hưởng là 76/220 di sản, thêm kỷ phần
do một thừa kế khác nhượng lại tổng cộng ông T được
hưởng 92/220 di sản, chiếm 41,82% di sản thừa kế của hai
cụ. Hơn nữa, ông T cũng đồng ý trả lại giá trị di sản cho
những người thừa kế khác.
Do đó, tòa án sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm không
chia di sản thừa kế bằng hiện vật cho ông T là không đúng
quy định tại Điều 660 BLDS năm 2015 và không đảm bảo
quyền lợi của ông T.
CHÂU YẾN
Rút kinhnghiệm1vụán chia thừakế
Quang cảnh tại buổi hội thảo. Ảnh: YC
Đề xuất đương sựđược tranh luận với kiểmsát viên
Theo phụ lục kèm theo dự thảo báo cáo, theo Điều 190 Luật Tố tụng
hành chính năm 2015 quy định về phát biểu của kiểm sát viên (KSV) thì
KSV được quyền phát biểu quan điểmvề việc giải quyết vụ án hành chính.
Ngay sau phần phát biểu của KSV, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành
chính sẽ chuyển sang phần nghị án.
Như vậy, đối với phần phát biểu của KSV về việc giải quyết vụ án thì
các đương sự không được quyền tranh luận với KSV về các ý kiến phát
biểu này. Trong khi ý kiến phát biểu của KSV về việc giải quyết vụ án hành
chính có ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự trong vụ án hành chính,
về tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện, để từ đó đề xuất với HĐXX về
việc có chấp nhận, hay không chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện, là
một trong các căn cứ để HĐXX đưa ra phán quyết.
Vì vậy, TAND Tối cao đề xuất bổ sung quy định đương sự được quyền
tranh luận, đối đáp với KSV (nếu như các ý kiến phát biểu của KSV có nội
dung bất lợi cho đương sự - nội dung này không phù hợp với vai trò kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính).
Nhiều trường hợp chủ
tịch UBND là người bị
kiện không ra tòa mà
ủy quyền cho cấp phó
nhưng cấp phó cũng lại
đùn đẩy và có văn bản
xin xét xử vắng mặt gây
khó khăn rất nhiều cho
công tác giải quyết án.
YẾNCHÂU
B
ộ Tư pháp vừa tổ chức hội
thảo trao đổi, thảo luận, cho
ý kiến về kết quả thực hiện
Nghị quyết 110/2023/QH15, kỳ
họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV
về xem xét, xử lý kết quả rà soát
hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật (QPPL).
Nhiều vướng mắc, bất cập
Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Việt
Nga (đại diện phòng Kiểm tra văn
bản khối kinh tế Cục Kiểm tra văn
bản QPPL) trình bày tóm tắt dự thảo
báo cáo về kết quả thực hiện Nghị
quyết 110/2023/QH15.
Theo dự thảo báo cáo, Luật Tố
tụng hành chính năm 2015 có nhiều
vướngmắc, bất cập. Trong đó, khoản
2 Điều 66 quy định chủ thể yêu cầu
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
(BPKCTT) là đương sự và người
đại diện của đương sự. Tuy nhiên,
khoản 1 Điều 72 lại chỉ quy định
đương sự phải bồi thường.
Đồng thời, Điều 72 chỉ dự liệu
tình huống tòa án áp dụng BPKCTT
không đúng với yêu cầu của đương
sự mà gây thiệt hại sẽ phải tiến
hành bồi thường nhưng chưa dự
liệu tình huống khi người yêu cầu
áp dụng BPKCTT cung cấp đầy
đủ bằng chứng chứng minh được
việc áp dụng một quyết định hành
chính là trái pháp luật, việc thi hành
quyết định sẽ không thể khắc phục
được hậu quả. Thế nhưng, tòa án
không chấp nhận yêu cầu áp dụng
BPKCTT hoặc có áp dụng nhưng
chậm trễ, dẫn đến gây ra thiệt hại.
Trong trường hợp này, tòa án có
phải bồi thường thiệt hại không?
Từ đó, TANDTối cao đề xuất sửa
đổi khoản 1, 2 Điều 72 theo hướng:
Người yêu cầu tòa án ra quyết định
áp dụng BPKCTT phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về yêu cầu
của mình, nếu gây thiệt hại phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
Tòa án áp dụng BPKCTT không
đúng với yêu cầu của người yêu
cầu hoặc không áp dụng BPKCTT
mặc dù người yêu cầu áp dụng
BPKCTT đã cung cấp đầy đủ bằng
chứng chứng minh được việc áp
dụng BPKCTT là cần thiết hoặc
áp dụng chậm trễ không đúng quy
định pháp luật mà gây thiệt hại cho
người bị áp dụng BPKCTT hoặc
gây thiệt hại cho người thứ ba thì
tòa án phải bồi thường.
Chủ tịch UBND
không ra tòa
Bên cạnh đó, theo phụ lục dự
thảo báo cáo, dù đã có văn bản
hướng dẫn thi hành điểm c khoản
2 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính
năm 2015 đó là cán bộ, công chức
được tham gia bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho người bị kiện là
chủ tịch UBND tỉnh, TP.
Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các
vụ án hành chính, chủ tịch UBND
các cấp là người bị kiện không ra
tòa với tư cách của mình, mà đều
có văn bản ủy quyền cho cấp phó
của mình (phó chủ tịch UBND)
tham gia tố tụng hành chính.
Thế nhưng cấp phó cũng lại đùn
đẩy và có văn bản xin được xét xử
vắng mặt. Đa phần, họ đều lấy lý
do bận công việc, có trường hợp có
văn bản xin vắng mặt tất cả buổi
làm việc của tòa án. Việc xin xét
xử vắng mặt như vậy về thực tế
thì không trái quy định của luật
nhưng đã gây khó khăn rất nhiều
cho công tác giải quyết án.
Cụ thể như không làm rõ được
các nội dung liên quan đến việc
khởi kiện, không đối thoại trực
tiếp để thỏa thuận được và trường
hợp người khởi kiện rút đơn khởi
kiện cũng phải được sự đồng ý của
người bị kiện…
Đó là những nguyên nhân gây
kéo dài thời gian giải quyết vụ án
và gây tốn kém thời gian, công sức
và các chi phí cho việc giải quyết.
Vì vậy, TAND Tối cao đề xuất
nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy
định của Luật Tố tụng hành chính
liên quan đến điều luật này để đảm
bảo tính khả thi của luật.
Liên quan đến án hành chính,
tại hội thảo, luật sư Trương Thị
Hòa (Đoàn Luật sư TP.HCM)
cũng cho rằng quy định pháp
luật về thi hành án hành chính
cũng còn những bất cập. Thực tế
có rất nhiều bản án hành chính
vẫn chưa được thi hành, điều này
khiến người dân rất bức xúc. Vì
vậy, luật sư Hòa đề nghị xem xét
cả vấn đề này.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook