7
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai18-3-2024
Gần đây, khi người thân có đất bị thu hồi để mở đường thì tôi
mới thấm thía chuyện quy hoạch treo và bồi thường. Quy hoạch
treo khiến người dân sống khổ sở suốt một thời gian dài đã đành,
đến chừng hết treo, không ít người còn bị trầm cảm vì sự bất hợp lý
trong quy định về bồi thường.
1.
Hai người hàng xóm với đất mặt tiền đô thị nhưng nguồn gốc
trước đó là đất trồng cây lâu năm, sau đó khu vực này đều quy
hoạch là đất ở đô thị. Một người có điều kiện chuyển mục đích thì
cả mảnh đất thành đất ở. Người còn lại chừng một năm sau, rất
mong muốn chuyển sang đất ở nhưng không may lại vướng quy
hoạch mở đường.
Năm 2023 dự án bắt đầu khởi động, phần đất thu hồi giống nhau
nhưng đất ở thì được bồi thường 60 triệu đồng/m
2
. Đất sát bên chưa
kịp chuyển mục đích do vướng quy hoạch thì bồi thường chỉ 7 triệu
đồng/m
2
, nhiều hộ dân khác cũng tương tự. Không đồng ý mức bồi
thường quá thấp, họ đồng lòng khiếu nại, không bàn giao mặt bằng,
dự án bị ách tắc và chắc chắn sẽ còn tiếp tục kéo dài.
Rõ ràng người dân mong muốn được chuyển đổi mục đích sử
dụng đất nhưng bị hạn chế quyền bởi một quyết định quy hoạch về
giao thông mà họ không thể biết. Về bản chất, đất của hai người
hàng xóm chỉ khác nhau thủ tục hành chính và những dòng chữ cập
nhật mục đích sử dụng đất và con dấu đóng trên đó. Còn về giá trị
sử dụng đất, vị thế đắc địa của mảnh đất là như nhau.
Với những mảnh đất hoàn toàn trong khu vực đô thị, không thể
sản xuất nông nghiệp trong bất kỳ điều kiện nào nhưng chỉ vì lý do
“quy hoạch” để không cho người dân được chuyển mục đích, kéo
theo là không được yêu cầu bồi thường công bằng như mọi người
thì thật là vô lý.
Nhìn rộng ra, chỉ vì “mục đích sử dụng đất”, đất nông nghiệp
định giá 6 triệu đồng/m
2
nhưng chỉ cần một thủ tục hành chính,
chuyển thành đất ở đô thị, giá lên gấp 10 lần thì thủ tục hành chính
quyết định giá đất, chứ không phải giá trị thực của mảnh đất.
Giá như pháp luật có quy định linh hoạt hơn, theo hướng người
hàng xóm có đất trồng cây cũng được bồi thường theo giá đất ở,
sau khi trừ chi phí chuyển mục đích và lãi suất do chuyển mục đích
chậm thì người dân sẽ đồng thuận để giao mặt bằng.
Luật là do chúng ta ban hành nhưng luật cần soi rọi vào thực
tiễn. Nếu điều chỉnh pháp luật hướng tới “tính công bằng” trong
câu chuyện thu hồi đất, lúc này về phía Nhà nước, không phải tốn
quá nhiều nguồn lực công để giải quyết “khiếu nại” (có thể nhiều
lần) để “cưỡng chế thu hồi đất” khi người dân phản đối vì giá thấp.
2.
Từ khóa “công bố phê duyệt quy hoạch” xuất hiện khá nhiều
trong thời gian qua thể hiện tầm nhìn xa trong xây dựng và phát
triển đất nước. Tuy nhiên, từ khóa “quy hoạch treo” cũng xuất hiện
khắp nơi, nhiều người dân “sống mòn” trong khu quy hoạch treo
kéo dài 15-20 năm.
Chưa có số liệu chính xác cả nước hiện có bao nhiêu nơi còn quy
hoạch treo, bao nhiêu gia đình đang phải đau khổ vì nó. Nhìn bán
đảo tuyệt đẹp Thanh Đa, nhìn con đường huyết mạch Quốc lộ 13,
Quốc lộ 1A (Linh Xuân) nhếch nhác do vướng quy hoạch cả 20 năm
nay mà chạnh lòng. Đời người sống được bao lâu, vậy mà lỡ vướng
quy hoạch treo là phải mỏi mòn chìm đắm trong cơn khổ cực.
Chưa có thống kê thiệt hại cụ thể nhưng thiệt hại chắc chắn rất
lớn, mất cơ hội sinh kế, tổn thất tinh thần… Nhiều người đến nay
vẫn phải bám trụ chỗ ở cũ, vì bán nhà thì quá rẻ không đủ tiền mua
chỗ ở mới và vẫn nuôi hy vọng khi đã chịu đựng quá lâu, vẫn tin
rằng sắp bỏ quy hoạch.
Quan sát nhiều nơi, vùng đất nào không bị quy hoạch treo, nhà
cửa khang trang, đời sống sinh động, trù phú. Còn vùng nào bị treo
thì nhìn sẽ biết ngay, nhếch nhác, chất lượng sống thấp, nhà xuống
cấp cũng ráng ở vì không xây, không sửa lại được.
Quy hoạch là tốt nhưng cũng cần “cài” trách nhiệm của những
cơ quan để quy hoạch treo quá lâu. Và khi quy hoạch cũng nên tính
đến khả năng thực hiện. Thực tế người dân phải chịu biết bao thiệt
thòi mà không thấy trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân gây ra
tình trạng treo, nếu có thì chỉ là trách nhiệm chung chung.
Điều 240 Luật Đất đai năm 2024 quy định các hành vi vi phạm
pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ và đang chờ
nghị định hướng dẫn. Hy vọng nghị định mới sẽ xác định hành vi
“thiếu trách nhiệm trong việc không triển khai thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đã công bố dẫn đến ảnh hưởng quyền và lợi
ích của người dân” là trường hợp vi phạm quy định trong quản lý
đất đai.
Lúc này có thể áp dụng khoản 1 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước năm 2017 để bồi thường cho người dân khi
quy hoạch bị treo kéo dài.
TS
THÁI THỊ TUYẾT DUNG
,
Ban Thanh tra - Pháp chế,
ĐH Quốc gia TP.HCM
Ngẫmchuyệnbồi thường
vàquyhoạch treo
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: HOÀNGGIANG
Toàn cảnh 9 ngày
xét xử vụ
Vạn Thịnh Phát
Đại diện VKS sẽ đề nghị mức án đối với 86 bị cáo trong vụ
VạnThịnh Phát vào ngàymai (19-3).
SONGMAI
T
heo kế hoạch,
sáng mai (19-3),
đại diện VKS sẽ
phát biểu quan điểm
luận tội và đề nghị
mức án đối với bị cáo
Trương Mỹ Lan (cựu
chủ tịchTập đoànVạn
Thịnh Phát) và 85 bị
cáo khác về những sai
phạm xảy ra tại Tập
đoànVạn Thịnh Phát,
Ngân hàng TMCPSài
Gòn (SCB) và các tổ
chức có liên quan.
Trong chínngày làm
việc vừa qua, HĐXX,
đại diện VKS và luật
sư đã xét hỏi xong đối
với các bị cáo, bị hại,
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan. Tất cả bị cáo đều thừa nhận
hành vi phạm tội.
Cắt đứt dòng tiền
sau khi giải ngân
Tại tòa, các bị cáo khai nhận tiền
giải quỹ (tiền được lấy ra khỏi SCB)
thông qua các hợp đồng hứa chuyển
nhượng cổ phần. Nhiều bị cáo từng
là lãnh đạo SCB thừa nhận các hoạt
động theo hồ sơ vay của nhóm
Trương Mỹ Lan đều không có thật.
Theo bị cáo Nguyễn PhươngAnh
(cựu phó tổng giám đốc Công ty Sài
Gòn Peninsula): “Mục đích giải quỹ
tùy thuộc vào mỗi người trong Vạn
Thịnh Phát. Tuy nhiên, theo tôi là
vì dòng tiền cần sử dụng trong Vạn
Thịnh Phát hằng ngày rất lớn, từ
hàng trăm đến hàng ngàn tỉ đồng”.
Bị cáo Trương Khánh Hoàng (cựu
quyền tổng giám đốc SCB) khai đã
phê duyệt nhiều lệnh chuyển tiền ra
nước ngoài để thanh toán mua cổ
phần của các công ty nước ngoài và
chuyển tiền đặt cọc để mua tài sản ở
nước ngoài cho bị cáo Lan. Sau đó,
bị cáo làm thủ tục hủy cọc, từ đó số
tiền gối đầu qua các lần chuyển ra
nước ngoài là rất lớn. Bị cáo Hoàng
còn phê duyệt nhiều lệnh chuyển
tiền để thanh toán các khoản tiền
trong thẻ tín dụng khi bị cáo Lan
đi nước ngoài.
Cáo trạng xác định để hợp thức
hóa việc rút tiền đã được SCB giải
ngân theo phương án khống, cắt đứt,
che giấu dòng tiền, Trương Mỹ Lan
chỉ đạo thân tín lập phương án thực
hiện việc giải quỹ bằng việc lập hợp
đồng hứa chuyển nhượng cổ phần
khống để có thể sử dụng tiền mà
không bị phát hiện và né được việc
Để hợp thức hóa việc
rút tiền đã được SCB
giải ngân theo phương
án khống, Trương Mỹ
Lan chỉ đạo thân tín
lập phương án thực
hiện việc giải quỹ bằng
việc lập hợp đồng hứa
chuyển nhượng
cổ phần khống.
Thiệt hại của SCB
Tại tòa, đại diện SCB cho rằng tạm tính đến ngày mở phiên tòa sơ thẩm
(5-3-2024) thì SCB bị thiệt hại hơn 760.000 tỉ đồng, đã tính thêm tiền lãi
phát sinh hơn 84.000 tỉ đồng.
SCB đề nghị khai thác, quản lý và sử dụng đối với 1.166 mã tài sản của
bị cáo Lan dùng đảm bảo cho các khoản vay của hệ thống Vạn Thịnh Phát;
đề nghị thu hồi 240 tài sản hoán đổi và các tài sản hoán đổi khác giao cho
SCB quản lý...
phải nộp thuế. Đồng thời, phối hợp
với các lãnh đạo và nhân viên SCB
cho các cá nhân được thuê đứng tên
người thụ hưởng khoản vay, đứng
tên cổ phần… đến ngân hàng ký
chứng từ rút, nộp tiền.
Bán tài sản giá trị khủng
để khắc phục hậu quả
Đối với cáo buộc bị cáo Nguyễn
Cao Trí lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản 1.000 tỉ đồng, tại tòa,
vợ bị cáo Trí xin khắc phục thêm
266 tỉ đồng bằng tiền mặt. Trước
đó, bị cáo Trí đã khắc phục hơn
800 tỉ đồng và bị kê biên một số
bất động sản.
Khi được xét hỏi về các tài sản
của gia đình bị cáo Lan và tài sản
của các đơn vị liên quan đến Tập
đoànVạnThịnh Phát. Bị cáoTrương
Mỹ Lan xin HĐXX không kê biên
với căn biệt thự cổ 700 tỉ đồng tại
110-112 Võ Văn Tần, quận 3 vì căn
biệt thự cổ này cần tiếp tục trùng
tu để bảo tồn di tích của Việt Nam.
Bị cáo Trương Mỹ Lan đã ủy
quyền cho con gái bán tòa nhà
Capital Place, Liễu Giai (Ba Đình,
Hà Nội) với giá 1 tỉ USD để thu
hồi tài sản khắc phục hậu quả. Tuy
nhiên, HĐXX cho biết thực tế đối
tác tìm mua chỉ trả với giá khoảng
360 triệu USD.
Đối với khách sạn Daewoo Hà
Nội, Công ty cổ phần Bông Sen
của gia đình bị cáo Lan có 73%
cổ phần. Con của bị cáo Lan cũng
đề nghị bán khách sạn này, sau đó
dùng tiền có được khắc phục hậu
quả vụ án.
Đối với một công ty bảo hiểm, có
đối tác mua lại cổ phần của bị cáo
Lan với giá 40 triệuUSD; bị cáo Lan
đã đầu tư 315 tỉ đồng vào tập đoàn
nhà máy sản xuất vaccine và hiện
con gái bị cáo đang chuyển nhượng
cổ phần cho một đối tác khác. Tất
cả số tiền này cũng sẽ dùng khắc
phục hậu quả vụ án.•