3
Thời sự -
ThứHai 18-3-2024
Thực tế, bất kỳ quốc gia nào cũng
mong muốn có một nền công vụ chuyên
nghiệp, trong sạch, dân chủ, khách quan,
đảm bảo bộ máy nhà nước hoạt động
hiệu lực, hiệu quả để phục vụ người dân
được tốt nhất. Tùy thuộc đặc điểm, hoàn
cảnh cụ thể mà mỗi quốc gia có những
cách vận hành nền công vụ, các chế độ,
ưu đãi… khác nhau dành cho cán bộ,
công chức.
Như ở
Singapore
, hiện nay đang chú
trọng xây dựng xã hội cởi mở và công
bằng, tạo dựng lòng tin của công chúng
đối với uy tín đạo đức và năng lực của
cơ quan công quyền; khuyến khích sự tự
đổi mới, tạo điều kiện cho công chức trẻ,
có tài năng học tập, rèn luyện qua nhiều
vị trí, lĩnh vực công tác để phấn đấu
vươn lên đảm nhiệm những trọng trách
lớn hơn.
Singapore đã tận dụng công nghệ để
hợp lý hóa các quy trình dịch vụ công,
ưu tiên tập trung vào nhu cầu của người
dân và giúp các dịch vụ công dễ tiếp cận
hơn. Đặc biệt, phát triển các trung tâm
dịch vụ công để giải quyết thủ tục hành
chính, xây dựng nền tảng số giúp thay
đổi cách các doanh nghiệp ở Singapore
tương tác với chính phủ và giúp người
dân tìm kiếm các chương trình hỗ trợ
của chính phủ một cách dễ dàng hơn
(cổng dịch vụ Go Business Portal).
Singapore thực hiện bố trí 70% nội
dung là rèn luyện qua công việc được
giao (luân chuyển qua các lĩnh vực
chuyên môn, bộ phận tác nghiệp, biệt
phái sang khu vực tư, tham gia các dự
án liên bộ, các chương trình trao đổi
chuyên gia, các chương trình làm việc,
thực tập tại cộng đồng), 20% qua huấn
luyện, kèm cặp, tư vấn và 10% qua các
chương trình đào tạo theo mốc tiến độ,
đào tạo sau ĐH.
Sau đại dịch COVID-19, Singapore
còn xây dựng cách thức làm việc linh
hoạt để thích ứng với tình hình mới.
Theo đó, 50% công chức có thể làm việc
tại nhà hoặc các cơ sở làm việc chung do
nhà nước thành lập.
Tại
Pháp
cũng có nhiều ưu tiên nhằm
tăng cường tính hiệu quả trong thực hiện
các chính sách công, thực hiện những
dịch vụ công dành cho người dân và
doanh nghiệp.
Có thể kể đến như triển khai chương
trình “Kilomet cuối cùng”, thành lập hệ
thống “Ngôi nhà dịch vụ công” để đảm
bảo các dịch vụ công gần nhất đối với
người dân, chỉ mất thời gian di chuyển
dưới 20 phút từ nhà của người dân
hoặc doanh nghiệp khi đến làm dịch vụ
công…
Pháp cũng đề ra mục tiêu ưu tiên là
đưa dịch vụ công gần với người dùng;
đơn giản hóa trong quản trị nhân lực,
hoạt động và vận hành của các cơ quan
nhà nước; đơn giản hóa về thủ tục hành
chính; thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo
thông qua phương pháp tiếp cận bằng
thử nghiệm, thí điểm.
Trong khi đó, khu vực công
Úc
được
vận hành theo hướng thị trường hóa,
với bộ máy tinh gọn, đội ngũ công chức
ngày càng tinh giản. Phương châm quản
lý nguồn nhân lực mà nước này xác định
là “Đúng người - Đúng khả năng - Đúng
thời điểm - Đúng địa điểm - Đúng chi
phí”.
Úc cũng đẩy mạnh áp dụng phương
pháp, kỹ thuật quản trị doanh nghiệp
vào khu vực công để hoạt động năng
động, hiệu quả hơn; tiến hành hợp tác
công tư, thuê nhân sự bên ngoài tham
gia vào bộ máy hành chính công; đẩy
mạnh trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa
các tổ chức và giữa các chính quyền địa
phương…
Đáng chú ý, kể từ sau dịch
COVID-19, số công chức làm việc tại
nhà, bao gồm những công chức ở - bao
gồm Ngân hàng Quốc gia Úc, kho bạc
và các công chức các cơ quan chủ chốt
khác, đã tăng hơn gấp đôi.
Cuộc khảo sát mới nhất của Ủy ban
Dịch vụ công Úc (APSC) được công bố
vào cuối năm 2023 cho thấy 57% công
chức được hưởng chế độ làm việc từ
xa. Con số này đã tăng so với mức 22%
năm 2019.
Một cuộc khảo sát gần đây của Ủy ban
Dịch vụ công Úc cho thấy trong 10 nhân
viên mới thì sáu người cho rằng cơ chế
linh hoạt trong làm việc là yếu tố quan
trọng để thu hút họ vào làm trong lĩnh
vực công…
Đ.HIỀN - N.THẢO
tổng hợp
bứt phá của một siêu đô thị như TP. HCM.
Pháp Luật TP.HCM
mời bạn đọc theo dõi loạt
bài “TP.HCM chuẩn hóa, hiện đại nền công
vụ”.
chúng tôi đều tìm mọi cách xử lý dứt điểm
trong thời gian sớm nhất cho người dân,
không để kéo dài.
Mong rằng sắp tới khi TP.HCM thực hiện
cơ chế tăng thêm biên chế, chúng tôi sẽ có
thêm đồng nghiệp, anh em choàng việc,
gánh vác cùng nhau và mọi thứ sẽ ổn hơn.
Vừa qua nhờ cơ chế tăng thêm thu nhập,
chúng tôi cũng có động lực làm việc hơn,
phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để
được nhận thêm hỗ trợ, giúp cải thiện
thu nhập.
Tôi được biết TP.HCM đang nghiên cứu,
đề xuất các chính sách về vấn đề nhà ở cho
cán bộ. Điều này thực sự cần thiết, nhất là
khi TP xác định thu hút nhân tài ở nhiều nơi
về đóng góp cho TP. Ngoài ra, nếu TP có
nhiều chính sách, ưu đãi giúp cán bộ tiếp
cận nguồn vốn vay, nhà ở xã hội cũng sẽ là
cơ hội mở để đón được nhiều nhân sự mới
vào khu vực công.
BẢO PHƯƠNG - LÊ THOA
ghi
sáng tạo vì lợi ích chung, tạo
bước đột phá mới cho sự phát
triển của TP.
Từ thực trạng trên, TP.HCM
quyết tâmnâng cao chất lượng
nền công vụ. Trong đó, chúng
tôi cũng tìm hiểu và học hỏi
kinh nghiệm của các quốc gia
cónềncôngvụnăngđộng, hiện
đại trên thế giới nhưSingapore,
Trung Quốc, Pháp, Đức, Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc… để
nghiên cứu, xây dựngmô hình
phù hợp cũng như làm cơ sở
đề xuất các nhóm nhiệm vụ,
giải pháp nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động công vụ
tại TP.HCM.
Chúng tôi kỳ vọng việc xây
dựng nền công vụ hiện đại,
hiệu lực, hiệu quả cao sẽ đáp
ứng yêu cầu đột phá phát triển
TP trong thời đại mới. Mong
muốn xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức đảm bảo đủ
về số lượng, có chất lượng
cao, có phong cách làm việc
chuyên nghiệp, trách nhiệm,
năng động, minh bạch, hiệu
quả trong thực thi nhiệm vụ,
công vụ; đápứng yêu cầu phục
vụ người dân và xã hội…
Từng công chức phải
là người ngay thẳng
. Chủ tịch UBND TP.HCM
Phan VănMãi từng nhiều lần
nhắc đến việc xây dựng nền
công vụ TP.HCM phải “minh
bạch, hiệu lực, hiệu quả, phục
vụ nhân dân, kiến tạo phát
triển”. Nó được chuyển tải
thế nào trong đề án?
+ Đây là mục tiêu chung
được đề ra tại đề án xây dựng
nền công vụ TP.HCM.
Các mục tiêu này được xác
định trên cơ sở định hướng
phát triển TP của Đảng, Quốc
hội, Chính phủ và Thành ủy,
UBND TP. Đồng thời, có sự
học hỏi, tiếp thu những nguyên
tắc chung của các nền công vụ
tiên tiến, hiện đại trên thế giới.
Tôi cho rằng nền công vụ
“minh bạch, hiệu lực, hiệu
quả, phục vụ nhân dân, kiến
tạo phát triển” là nền công vụ
mà ở đó bộ máy hành chính
của TP phải nghiêm chỉnh
trong thực thi pháp luật, thực
hiện đầy đủ nguyên tắc pháp
quyền XHCN.
Từđội ngũ lãnh đạo, quản lý
cho đến từng công chức phải
là những người trong sạch và
ngay thẳng, thực hiện tốt đạo
đức công vụ, văn hóa tổ chức,
trong thực thi công vụ không
được lạm dụng quyền lực,
chức vụ để trục lợi và tham
nhũng. Từ đó, nền công vụ
sẽ nhận được sự hài lòng, tin
tưởng của người dân và toàn
xã hội, đạt uy tín cao.
Ngoài ra, công khai, minh
bạch, trách nhiệm giải trình,
kiến tạo phát triển trong hoạt
động công vụ là một trong
những yêu cầu quan trọng
của nền hành chính phục vụ.
Những nguyên tắc này được
xemnhưkimchỉ namcho hoạt
động công vụ mà tập thể cán
bộ, công chức TP trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ cần
phải tuân thủ.
Đào tạo cán bộ
gắn với từng vị trí,
chức danh
. Được biết đề án xây dựng
nền công vụ sẽ hướng đến
việc đào tạo cán bộ gắn với
chức danh, để từ cán bộ xã,
phường đến lãnh đạo quận,
huyện, sở, ngành TP biết
vai trò, nhiệm vụ của mình.
Ông có thể chia sẻ rõ hơn về
việc này?
+ Nội dung này liên quan
đến nhóm giải pháp về xây
dựng đội ngũ cán bộ, công
chức TP ngang tầm nhiệm
vụ. Đây được xem là nhóm
giải pháp trọng tâm do liên
quan trực tiếp đến công tác
xây dựng đội ngũ nhân lực
chất lượng cao phục vụ sự
phát triển của TP trong tình
hình mới.
Có thể nói điểm nhấn của
nhóm giải pháp này là đề ra
các giải pháp đột phá để đổi
mới các phương thức tuyển
dụng; đánh giá, xếp loại chất
lượng; đào tạo, bồi dưỡng; phát
triển sự nghiệp; đãi ngộ; tạo
động lực làm việc và khuyến
khích, phát huy năng lực đổi
mới, sáng tạo; tôn vinh, khen
thưởng và nâng cao chất lượng
văn hóa công sở, cải thiệnmôi
trường công vụ.
TP sẽ nghiên cứu thực hiện
các chính sách “chiêu hiền, đãi
sĩ” nhằm thu hút chất xám và
nhân tài là các nhà khoa học,
chuyên gia, người có tài năng
đặc biệt, sinh viên tốt nghiệp
xuất sắc, người có trình độ
cao vào hệ thống công lập
để phát huy tối đa nguồn lực
con người cho sự nghiệp xây
dựng và phát triển TP.
Đề án xây dựng nền công vụ
TP.HCMđặt ra mục tiêu tăng
cường bồi dưỡng kiến thức,
kỹ năng nghiệp vụ chuyên
môn, thực thi công vụ. Song
song đó là tập trung đào tạo,
bồi dưỡng kiến thức chuyên
sâu về hoạch định chiến lược
cho đội ngũ cán bộ, công
chức ở các vị trí lãnh đạo,
quản lý chủ chốt, các vị trí
tham mưu chiến lược, các vị
trí xây dựng chính sách phát
triển kinh tế - xã hội.
Trong đó, chúng tôi đặc
biệt chú trọng đào tạo, bồi
dưỡng gắn liền với từng vị
trí, chức danh trong bộ máy
nhà nước, đáp ứng nhu cầu
trang bị kiến thức công vụ, kỹ
năng nghề nghiệp cho người
học. Thông qua công tác này
nhằm đảm bảo cán bộ, công
chức khi được bầu, bổ nhiệm
vào các vị trí phải có đủ năng
lực, am hiểu sâu về lĩnh vực
mình phụ trách, nắm chắc
chuyên môn, đáp ứng được
yêu cầu của vị trí việc làm.
. Xin cảm ơn ông.•
Chính phủ Singapore đã tận dụng công nghệ để hợp lý hóa các quy trình dịch vụ công, ưu tiên
tập trung vào nhu cầu của người dân. Trong ảnh: Nhà hát Esplanade, một trong những
biểu tượng của Singapore. Ảnh: LÊ TƯƠI
Nềncôngvụvà
chínhsáchchonhân
viênởmột sốquốcgia
Nhiều quốc gia trên thế giới triển khai nhiều cơ chế,
chính sách liên quan đến dịch vụ công và ưu tiên tập
trung vào nhu cầu của người dân.
công vụđể thuhút