12
Đời sống xã hội -
ThứHai 18-3-2024
HẢI DƯƠNG
B
ảy Núi (thuộc địa phận
huyện Tri Tôn và thị
xã Tịnh Biên, tỉnh An
Giang) vốn nổi tiếng với nhiều
điều kỳ bí. Nơi đây có một
loài cây cũng vô cùng lạ kỳ,
từ tên gọi đến đặc tính, công
dụng. Đó là cây thốt nốt.
Đánh đu mạng sống
Trời chưa hửng sáng, khi
mọi người vẫn còn say giấc,
anh NguyễnVănTín (38 tuổi,
ngụ khóm Phú Nhứt, phường
An Phú, thị xã Tịnh Biên) đã
có mặt dưới những tán cây
thốt nốt đầy sương.
Cột vài cái can nhựa vào
thắt lưng cùng với một con
dao, anh Tín thoăn thoắt trèo
lên một cây tre được cột cố
định vào thân thốt nốt làm
thang. Chớp mắt, anh Tín đã
có mặt trên ngọn thốt nốt cao
khoảng 20 m.
Nhìn khá đơn giản, tôi cũng
thửmen theo cácmắt tre hòng
lên ngọn thốt nốt để rồi tá hỏa
phát hiện việc trèo không dễ
dàng. Chỉ vừa trèo lên khoảng
1/2 thân cây đã cảm thấy đôi
tay mỏi nhừ.
Càng lên cao càng cảm
nhận được sự nguy hiểm của
công việc này. Chỉ cần sơ sẩy
nhỏ như mắt tre bị gãy, hay
lỡ bám vào một bẹ cây yếu
thì người trèo có thể trả giá
bằng cả mạng sống.
Sau một thời gian hì hục,
tôi cũng lên đến được ngọn
thốt nốt. Nhìn sang anh Tín,
lúc này đang dùng dao cắt
ngang một đoạn bông thốt
nốt rồi liền đưa can nhựa vào
hứng những giọt mật thốt nốt
đang tuôn trào.
Vừa lấy mật xong cây này,
anh Tín lại chuyền qua cây
bên cạnh thông qua một cây
đòn tre được bắt ngang trên
hai ngọn cây. Cùng với mớ
dụng cụ lỉnh kỉnh, anh Tín nhẹ
nhàng chuyền từ cây này sang
cây kia như đi trên mặt đất.
Khi tất cả cannhựađầynước
thốt nốt, anh Tín lại cột vào
thắt lưng rồi nhanh nhẹn leo
điểm rộ như hiện nay mỗi cây
cho 10-20 lít nước mật, nước
được lấy từ hoa của cây chứ
không phải từ trái.
Mỗi ngày hai buổi đều đặn,
anh Tín đi trèo cây lấy mật,
công việc bắt đầu từ 2-3 giờ
sáng đến tờmờ tối. Nước thốt
nốt lấy được, gia đình anh tự
nấu thành đường bán.
Theo anh Tín, dù thốt nốt
không tốn nhiều công chăm
sóc nhưng để cây cho nước
và lấy được nước thì rất công
phu và phức tạp.
“Không phải tự nhiên mà
cây cho nước. Trước khi lấy
nước thì phải trèo lên để kẹp
bông, kích nước. Ủ bông 2-3
ngày sau lại trèo lên hớt mặt
để kiểm tra nếu không có
nước thì phải ủ tiếp rồi sau
đó mới lên lấy nước” - anh
Tín nói rồi lại tiếp tục công
việc hứng mật.
Vất vả, nguy hiểm là thế
nhưng theo người dân, thốt
nốt cho thu nhập ổn định nên
vẫn còn rất đông người đeo
đuổi nghiệp trèo cây thốt nốt.
Ở cánh đồng đối diện, một
người đàn ông khoảng 60 tuổi
cũng đang hì hục trèo từ ngọn
thốt nốt xuống đất.
Cầm trên tay bốn can nhựa
chứa đầy nước thốt nốt tươi,
thơm, người đàn ông đầy
vẻ mãn nguyện nói: “Đây
là nước lấy từ cây cái, ngọt
hơn, ngon hơn và cho nhiều
đường hơn. Nhiêu đây cũng
hơn chục lít rồi”.
Qua hỏi thăm, được biết
người đàn ông tên Nguyễn
Văn Đan (59 tuổi), có thâm
niên 44 năm làm nghề trèo
cây thốt nốt.
Theo ông Đan, nhờ có
thốt nốt mà cuộc sống gia
đình ông được ổn định và
khấm khá hơn. Không đơn
giản là kế sinh nhai, nghề
trèo cây thốt nốt đã ăn sâu
vào máu thịt nên dù ở tuổi
này nhưng cứ vào mùa cao
điểm thì ông Đan lại ngày
ba buổi sáng, chiều, tối trên
ngọn thốt nốt.•
Mưusinhgiữa lưngchừng trời
Ngao du khắp
vùng BảyNúi
mùa này, du
khách rất dễ
bắt gặp cảnh
người dân
trèo cây thốt
nốt lấymật.
ThờiđiểmtừthángGiêngđến
khoảng tháng 6 âm lịch làmùa
thốt nốt chín rộ và người dân
nơi đây lại tất bật với công việc
mưu sinh ở lưng chừng trời.
Tiêu điểm
20 nămcây thốt nốt mới cho trái và nước
Giữa mảnh đất khô cằn, sỏi đá, cây thốt nốt được xem là
giống cây trời ban, là kế sinh nhai bền vững. Bởi tất cả bộ
phận của cây thốt nốt đều được bà con tận dụng từ thân,
lá, bông, quả…
Thốt nốt thuộc cây thân gỗ, cao hàng chục mét, trái kết
thành chùm hàng chục quả với màu tím lịm, trong là cơm
màu trắng đục. Đặc biệt thốt nốt còn cho một thứ nước
ngọt và thơm phức.
Để cây cho trái và nước thì người trồng phải mất đến
khoảng 20 năm. Còn để thu hoạch được những loại quả từ
thốt nốt thì người dân còn phải mạo hiểm tínhmạng, đánh
đu trên những ngọn cây cao chót vót.
Vừa xuốngmặt đất anh Tín vội vã đemmật cho vợ gánh vào nấu đường. Ảnh: HẢI DƯƠNG
xuống đất. Suốt cả quá trình
leo trèo, anh Tín không có bất
kỳ thiết bị bảo hộ nào.
Theo chân anhTín, tôi cũng
trèo xuống, ngờ đâu việc trèo
xuống còn khó gấp 10 lần
lúc trèo lên. Vậy mà anh Tín
cùng với gần chục can nhựa
đầy nước lại “hạ cánh” rất
nhẹ nhàng.
Ở dưới gốc cây, chị Hồ Thị
Vàng (vợ anh Tín) đã chờ sẵn
để gánh nước thốt nốt vào nhà
chế biến (nấu đường).
Thấy tôi tò mò, anh Tín
liền giải thích: “Nước thốt nốt
lấy xuống là phải được nấu
liền, nếu để lâu sẽ bị chua vì
đường trong nước lên men”.
Lấy mật cho đời
Ngồi bệt xuống gốc cây
thốt nốt chừng 40-50 năm
“Cuộc đời tôi gắn
liền với cây thốt nốt.
Tôi lớn lên nhờ nó
và hiện nó cũng là
nguồn sống của cả
gia đình tôi.”
Anh
Nguyễn Văn Tín
tuổi, uống ngụm nước giải
khát, anh Tín bày tỏ nhờ cây
thốt mà gia đình anh có cuộc
sống ổn định, hai con được
ăn học đàng hoàng.
“Cuộc đời tôi gắn liền với
cây thốt nốt. Tôi lớn lên nhờ
nó và hiện nó cũng là nguồn
sống của cả gia đình tôi” - anh
Tín nói.
Theo anh Tín, anh đã có
kinh nghiệmtrèo thốt nốt được
khoảng 20 năm nay và nghề
được nối nghiệp từ cha anh.
“Cực lắm! Tối ngày như
khỉ leo cây. Biết là nguy hiểm
nhưng cũng phải bám nghề
thôi vì không có đất sản xuất
và cũng không biết làm nghề
gì khác nữa” - anhTín chia sẻ.
Số cây thốt nốt này là anh
thuê lại của người chú với giá
4 triệu đồng/50 cây/năm. Thời
Nhiềuhọc sinhquan tâmngành chămsóc sắc đẹp
Ngày 17-3, Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng phối hợp với
Sở GD&ĐT, UBND quận Sơn Trà tổ chức ngày hội tư
vấn, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp cho học sinh (HS),
người lao động.
Tại ngày hội nghề nghiệp, hơn 4.500 HS thuộc các
trường trên địa bàn, người lao động được các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp, trường CĐ, trường trung cấp,… tư vấn
giáo dục nghề nghiệp.
Trường CĐ Công nghệ y - dược Việt Nam cho biết
ngành y sĩ đa khoa, y học cổ truyền, dược, điều dưỡng,
chăm sóc sắc đẹp… đang được rất nhiều HS quan tâm vì
mức lương hấp dẫn và dễ kiếm việc làm.
Chia sẻ tại ngày hội nghề nghiệp, nhiều HS cũng đang
quan tâm đến nghề thuộc lĩnh vực logistics, thương mại
điện tử, các ngành ngôn ngữ, báo chí...
Thông tin thêm đến các HS, Trường CĐ Đại Việt Đà
Nẵng cho biết năm nay có chính sách ưu đãi, học bổng
2 triệu đồng/suất cho HS nhập học sớm và HS giỏi cấp
THPT được miễn, giảm học phí lên đến 25%.
Ông Nguyễn Thế Tuân, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH
TP Đà Nẵng, cho biết năm nay tổng số ngành nghề của
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tuyển sinh là 213 lượt
ngành nghề, với nhu cầu tuyển sinh là 25.176 chỉ tiêu ở ba
cấp trình độ. Trong đó, trình độ CĐ là 8.998 chỉ tiêu, trung
cấp là 8.018 chỉ tiêu và trình độ sơ cấp là 8.160 chỉ tiêu.
Thời gian qua, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã tuyển
sinh trung bình mỗi năm hơn 3.000 HS, sinh viên ở các
trình độ CĐ, trung cấp, sơ cấp và đào tạo dưới ba tháng.
“Ngày hội nghề nghiệp là cơ hội để HS, người lao động
tiếp cận với thông tin tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp
nhằm định hướng ngành nghề phù hợp với năng lực bản
thân và có thông tin về thị trường lao động, cơ hội nghề
nghiệp sau khi ra trường” - ông Tuân khẳng định.
MINH TRƯỜNG
Các đơn
vị tư vấn
cho các
học sinh,
người
lao động.
Ảnh: MT
Mùa này về vùng Bảy Núi dễ dàng bắt gặp cảnh người dân trèo
cây thốt nốt lấymật. Ảnh: HẢI DƯƠNG