073-2024 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 8-4-2024
Doanh nghiệp gồng mình gánh
lãi vay cũ cao
Trong khi mặt bằng lãi suất cho vaymới đã giảmkhámạnh thì lãi suất đối với những khoản vay cũ vẫn cao
ngất ngưởng, đè nặng lên vai doanh nghiệp và người dân.
THÙY LINH
T
heoNgân hàngNhà nước
(NHNN), lãi suất cho vay
bình quân của các khoản
vay mới hiện ở mức khoảng
6,4%/năm, giảm 0,7%/năm
so với cuối năm ngoái nhưng
lãi suất đối với các khoản vay
cũ hiện vẫn còn cao.
Vượt quá sức chịu đựng
của doanh nghiệp
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ôngĐỗPhướcTống,
Chủ tịch Công ty Cơ khí Duy
Khanh, cho biết: Hiện công
ty đang có khoản vay dài hạn
bảy năm tại một ngân hàng.
Ban đầu mức lãi suất cho vay
là 9%/năm, sau vài lần giảm
kiểu “nhỏ giọt”, đến nay lãi
suất vẫn ở mức 8,5%/năm.
Trong khi lãi suất cho vay
mới và lãi suất huy động đang
rất thấpmà lãi suất cho vay cũ
đối với lĩnhvựcưu tiên (cơkhí)
như vậy là quá cao, đặc biệt
là ở thời điểm nền kinh tế còn
nhiều khó khăn như hiện nay.
Chưa kể một ngân hàng
còn yêu cầu công ty của ông
Tống phải bổ sung tài sản thế
chấp, nếu không sẽ bị rút bớt
hạnmức cho vay vì họ lo ngại
thị trường bất động sản đang
bị giảm giá.
“Khoảnghai nămtrở lại đây,
kinh doanh khó khăn, doanh
thu giảmrất nhiều nhưng công
ty của tôi vẫn gồng mình trả
lãi không thiếu một ngày nào.
Nhưng lợi nhuận làm ra chỉ đủ
bùđắp lãi vayngânhàng” - ông
Đỗ Phước Tống nói.
Cùng chung nhận định, ông
Nguyễn Quốc Anh, Giám
đốc Công ty TNHH Cao su
Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội
Nhựa - Cao su TP.HCM, cho
biết: Hiện nay ngân hàng đang
giảm mạnh lãi suất đối với
các khoản vay mới nhưng với
khoản vay cũ lãi suất vẫn cao.
Ví dụ hiện nay công ty còn
một khoản vay ngắn hạn với
lãi suất 8,5%/năm, nay giảm
xuống còn 6,5%/năm nhưng
khoản vay dài hạn vẫn treo ở
mức 11,2%/nămmà không hề
được giảm. Hỏi lý do không
giảm lãi suất cho vay dài hạn,
phía ngân hàng nói rằng “cần
có độ trễ” nhưng độ trễ là bao
lâu thì họ không nói.
“Với các doanh nghiệp,
các khoản vay dài hạn là để
đầu tư lâu dài, mà lãi suất
cao như vậy thì làm sao có
lợi nhuận. Thực ra khi có đơn
hàng, lãi suất cho vay không
phải là vấn đề quá lớn đối với
doanh nghiệp nhưng vấn đề
khó khăn lớn nhất hiện nay là
tìm kiếm đơn hàng. Cho nên
trong khi chờ đợi đơn hàng,
rất cần các ngân hàng đồng
hành, hỗ trợ giảm lãi suất
cho vay, qua đó giúp doanh
nghiệp giảm chi phí để có thể
tồn tại được” - chủ tịch Hiệp
hội Nhựa - Cao su TP.HCM
kiến nghị.
Phó Tổng Thư ký Hiệp hội
Chế biến và Xuất khẩu thủy
sản Việt Nam Tô Thị Tường
Lan cũng phản ánh: Trong
năm 2022, lãi suất cho vay
bằng USD chỉ khoảng 2%/
năm, sau đó tăng dần lên 4%/
năm và đến nay vọt lên mức
5,5%-6%/năm. Trong khi đó,
tỉ giá liên tục biến động mạnh
trong thời gian gần đây gây
bất lợi đối với những công
ty đang vay bằng ngoại tệ.
“Còn với những đơn vị
kinh doanh đang vay bằng
VND cũng phải chịu lãi suất
8%-8,5%/năm và đây cũng là
một mức lãi suất vượt quá khả
năng chi trả” - bà Lan nói.
Trong khi đó, ông Vũ Thái
Sơn, Chủ tịch HĐQT, Tổng
Giám đốc Công ty Cổ phần
Long Sơn, đánh giá hiện lãi
suất cho vay dài hạn vẫn
cao, ngay cả vay 12 tháng
cũng không hề thấp. Nhưng
lãi suất cho vay ngắn hạn lại
rất thấp, chỉ 4,5%-5,5%/năm,
thậm chí có nơi cho vay ngắn
hạn chỉ 4%/năm.
Cần bao lâu để
lãi suất khoản vay cũ
xuống dốc?
Lý giải vì sao lãi suất cho
vay mới giảm mạnh nhưng
đối với các khoản vay cũ lãi
suất vẫn quá cao, tổng giám
đốc một ngân hàng thương
Chủ yếu cho vay vốn lưu động, ngắn hạn
Nhiềudoanhnghiệpphản ánhhiện các ngânhàng sẵn sàng
cho vay, song chủ yếu cho vay vốn lưu động, ngắn hạn, còn
cho vay đầu tư vào trung và dài hạn lại khó. Không chỉ vậy, lãi
suất các khoản vay cũ không giảm hoặc chỉ giảm “nhỏ giọt ” .
Trước thực tế trên, ông Nguyễn Đình Tuệ, Giám đốc Trung
tâm Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đề nghị hạ lãi
suất cho vay đối với các khoản vay cũ, giảmsự chênh lệch giữa
lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Đồng thời, cần tiếp tục
đơn giản hóa thủ tục nhằm tăng khả năng tiếp cận cho vay
và đẩy mạnh tín chấp.
Lãi suất có đang thấp nhất lịch sử?
GS-TS PhạmThị Thanh Xuân, Phó Viện trưởng Viện Nghiên
cứuphát triển côngnghệ ngân hàng,TrườngĐHKinh tế - Luật,
cho rằng: Thời gian qua chúng ta nghe nói nhiều đến cụm từ
“lãi suất đang ở mức thấp nhất trong lịch sử”. Tuy nhiên, nhìn
vào dữ liệu thống kê từ năm 2000 trở lại đây, tôi thấy mức lãi
suất hiện nay mới chỉ ở mức thấp tương đối, chứ không phải
là thấp nhất.
“Hơn nữa, quan sát chênh lệch giữa lãi suất huy động và
lãi suất cho vay, tôi thấy rằng biên lợi nhuận vẫn dao động
3%-4%, không thay đổi nhiều so với trạng thái bình thường
của nền kinh tế” - GS-TS Xuân nói.
Bà Xuân cũng cho rằng khi ngân hàng công khai lãi suất cho
vay sẽ giúp người vay nhận thấy lãi suất danh nghĩa giảmvà kỳ
vọng lãi suất hiệu dụng (được tính gộp từ lãi suất danh nghĩa
và các loại thuế, phí liên quan) cũng sẽ giảm theo.
“Từ bây giờ người vay có một khung tham chiếu để nhận
biết ngân hàng nào đang cho vay cao, ngân hàng nào đang
cho vay thấp để đưa ra các quyết định tài chính của mình” -
GS-TS Xuân nói.
mại cổ phần phân tích: Năm
ngoái, sau sự kiện của SCB, hệ
thống các ngân hàng thương
mại đua nhau tăng lãi suất huy
động, có nơi lên đến 9%-10%/
năm để thu hút khách hàng
gửi tiền. Ở thời điểm đó, rất
nhiều khách hàng chọn gửi kỳ
hạn 24 tháng, 36 tháng và đến
nay các ngân hàng vẫn đang
phải trả mức lãi suất tiền gửi
cao như cam kết.
“Điều này có nghĩa là
nguồn vốn huy động ở mức
giá cao này phải “vắt” sang
đến cuối năm 2024, thậm
chí sang đến giữa năm 2025
mới hết. Do đó, dù hiện nay
đã là đầu quý II-2024 nhưng
rất nhiều ngân hàng vẫn còn
nguồn vốn huy động giá cao
từ đầu năm 2023. Tuy nhiên,
áp lực này sẽ giảm dần, qua
đó ngân hàng cũng sẽ giảm
dần lãi suất cho vay dài hạn
cho khách hàng” - vị lãnh đạo
ngân hàng này lý giải.
Vậy câu hỏi đặt ra là cần
độ trễ bao lâu để giảm lãi
suất cho vay với khoản vay
cũ, vị lãnh đạo ngân hàng này
cho biết: Điều này phụ thuộc
vào từng ngân hàng. Nếu đầu
năm2023, ngân hàng nào đẩy
mạnh quá nhiều vào sản phẩm
cho vay trung và dài hạn thì
đương nhiên cũng phải tăng
mạnh lãi suất huy động dài
hạn, đến bây giờ đang miệt
mài trả lãi cho nguồn vốn giá
cao. Song với ngân hàng mà
thời điểm đó không đặt mục
tiêu huy động thời hạn dài
thì bây giờ sẽ nhẹ gánh hơn.
Có thể nói bài toán giá vốn
của ngân hàng không đơn
giản như một cửa hàng là
sáng nhập - chiều bán ra mà
nguồn vốn ngân hàng phải
có lộ trình giảm từ từ.
PhóThống đốcNHNNĐào
MinhTúkhẳngđịnhhiệnnguồn
vốn trong ngân hàng rất dồi
dào, đảm bảo thanh khoản
đầy đủ, thậm chí dư dả. Đặc
biệt, hiện lãi suất đã ở mức
thấp nhất trong 20 năm qua,
tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp vay vốn làm ăn.
Tuy nhiên, thực tế còn một
số ngân hàng thương mại
khoản vay cũ mà lãi suất
vẫn còn cao thì cần phải có
tác động của dư luận xã hội.
Về phía NHNN cũng đã yêu
cầu các ngân hàng thương
mại phải công bố lãi suất cho
vay bình quân để người dân
lựa chọn vay của ngân hàng
có lãi suất thấp.
“Từ cuối năm 2023 đến
nay, NHNN tiếp tục chỉ đạo
các ngân hàng thươngmại cắt
giảm chi phí, lợi nhuận để hạ
thấp lãi suất cho vay, kể cả
các khoản cho vay mới và
cũ” - ông Tú cho hay.•
Doanh nghiệp đang rất cần nguồn vốn giá rẻ để phục hồi sản xuất, kinh doanh. Ảnh: QUANGHUY
Các doanh nghiệp
đề nghị hạ lãi suất
cho vay đối với các
khoản vay cũ, giảm
sự chênh lệch giữa
lãi suất huy động và
lãi suất cho vay.
Công khai lãi suất cho vay và giảm lãi suất sẽ giúp khách hàng
mạnh dạn đầu tư. Ảnh: NGUYỆTNHI
Tiêu điểm
Thủ tướng yêu cầu
công khai lãi suất,
giảm lãi vay
Thủ tướngPhạmMinhChính
vừa ký Côngđiện số 32 yêu cầu
NHNN chủ trì, phối hợp với các
cơ quan liên quan thực hiện
quyết liệt, hiệu quả các nhiệm
vụ, giải pháp, nhất là về thúc
đẩy tăng trưởng tíndụng, giảm
mặt bằng lãi suất cho vay.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu
NHNN chỉ đạo các tổ chức tín
dụng thực hiện công khai mặt
bằnglãisuấtchovaytrướcngày
10-4. Tổ chức nào không thực
hiện thì thống đốc NHNN xử lý
nghiêm theo thẩm quyền và
công khai theo quy định của
pháp luật.
Mớiđây,mộtsốngânhàngđã
công bố lãi suất cho vay trung
bình, trong đó có ngân hàng
cho vay với lãi suất trung bình
chỉ 6,3%/năm nhưng cũng có
ngân hàng có lãi suất cho vay
trung bình gần 10%/năm.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook