073-2024 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai8-4-2024
YẾNCHÂU
H
iện nay, tình trạng hack tài
khoản Facebook, Zalo của
người khác, sau đó sử dụng
các tài khoản này để nhắn tin mượn
tiền, vay tiền… bạn bè, người thân
xảy ra khá phổ biến. Mặc dù lực
lượng công an và các cơ quan chức
năng đã có nhiều cảnh báo nhưng
với những chiêu trò vô cùng tinh
vi, nhiều người vẫn sụp bẫy.
Đáng chú ý là trên thực tế, việc
xử lý những hành vi này vẫn còn
chưa thống nhất.
Lừa đảo hay sử dụng
mạng máy tính… để
chiếm đoạt tài sản?
Tại Hội thảo tội phạm trong lĩnh
vực công nghệ thông tin, mạng viễn
thông, những hạn chế trong quy định,
thực tiễn áp dụng pháp luật và giải
pháp khắc phục (ngày 13-3 vừa qua)
do khoa Luật hình sự, Trường ĐH
Luật TP.HCM tổ chức, một đại diện
đến từ VKSND TP.HCM cho rằng
trên thực tế, việc chiếm quyền sử
dụng Facebook, Zalo để thực hiện
việc chiếm đoạt tài sản thì xử lý về
tội sử dụng mạng máy tính, mạng
viễn thông, phương tiện điện tử để
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
sản theo Điều 290 BLHS 2015 hay
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo
Điều 174 BLHS 2015 “rất là rối”.
Nhiều địa phương còn chưa thống
nhất cách xác định tội danh trong
trường hợp này...
Cũng tại hội thảo này, ôngNguyễn
Lương Y (Công an quận Tân Bình,
TP.HCM) cho biết ở địa bàn quận
Ngày 29-3 vừa qua, VKSND Tối cao ban hành thông
báo rút kinh nghiệm kiểm sát việc giải quyết vụ án kinh
doanh, thương mại về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ.
Trong thông báo nêu một số vụ án có sai phạm cần rút
kinh nghiệm, trong đó có vụ án tranh chấp quyền sở hữu
trí tuệ và sáng chế giữa nguyên đơn là Công ty MSD và bị
đơn là Công ty DVP.
Tháng 9-2014, Công ty MSD phát hiện sản phẩm thuốc
của Công ty DVP có chứa hợp chất chính thuộc phạm vi
bảo hộ bằng độc quyền sáng chế của Công ty MSD.
Sau khi trưng cầu giám định, Công ty MSD khởi kiện,
yêu cầu Công ty DVP chấm dứt hành vi xâm phạm đối
với sáng chế, bồi thường thiệt hại, thu hồi thuốc, công
khai xin lỗi...
Xử sơ thẩm hồi tháng 12-2019, TAND tỉnh BD chấp
nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Sau đó,
VKSND tỉnh kháng nghị, bị đơn kháng cáo, yêu cầu hủy
bản án sơ thẩm.
Xử phúc thẩm vào tháng 7-2020, TAND Cấp cao tại TP
H chấp nhận kháng nghị của VKSND tỉnh BD, chấp nhận
kháng cáo của bị đơn, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm.
Theo VKSND Tối cao, tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào
chứng cứ chủ yếu để xác định hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ là kết luận giám định của Viện Khoa học sở hữu
trí tuệ Việt Nam do nguyên đơn trưng cầu là thiếu cơ sở,
không khách quan, không xem xét toàn diện vụ án.
Vì kết luận giám định này có những vi phạm, thiếu sót.
Mặt khác, bị đơn không đồng ý với kết luận giám định này,
yêu cầu giám định lại nhưng tòa án cấp sơ thẩm không chấp
nhận là vi phạm khoản 2 Điều 92 và Điều 102 BLTTDS
2015.
Cạnh đó, theo VKSND Tối cao, bản án phúc thẩm này
còn vi phạm khi tòa án tuyên án nhưng không thể thi hành
án.
Cụ thể, tòa án cấp sơ thẩm tuyên buộc bị đơn thu hồi và
tiêu hủy tất cả sản phẩm thuốc, trong khi phần lớn số thuốc
này đã được lưu thông, tiêu thụ ở nhiều nơi, không thể thu
hồi được nên không thể thi hành án.
YẾN CHÂU
Rút kinhnghiệm1vụ tòa tuyênnhưngkhông thể thi hànhán
Tháng 5-2023, TAND quận Bình Thạnh (TP.HCM) xét
xử vụ án bị cáo Phan Văn T chiếm quyền truy cập các
tài khoản Facebook“Luân Nguyễn”,“Lê H1”,“Nguyễn Bá
H3” rồi mạo danh chủ tài khoản, nhắn tin cho bạn bè,
người thân của chủ tài khoản mượn tiền, quyên góp từ
thiện… và chiếm đoạt hơn 329 triệu đồng.
Tòa sơ thẩm tuyên phạt bị cáo T bảy năm sáu tháng
tù về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản. Xử phúc thẩm hồi tháng 8-2023, TAND TP.HCM
y án sơ thẩm.
Tuy nhiên, trong một vụ án khác, ngày 28-11-2023,
TAND TP.HCM đã mở phiên xử sơ thẩm đối với nhóm
năm bị cáo gồm Long, Hân, Minh, Quân, Đức và tuyên
các bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, nhómnàyđãhack tài khoảnFacebook
của nhiều người, mạo danh chủ tài khoản Facebook
nhắn tin cho bạn bè, người thân của chủ tài khoản để
nhờ chuyển tiền trả nợ, mua hàng, chuyển tiền từ nước
ngoài về làm từ thiện hoặc chuyển tiền nhanh thông
qua tài khoản ngân hàng rồi chiếmđoạt tiền của bị hại.
Kết quả điều tra xác định từ cuối tháng 5 đến tháng
6-2020, với thủ đoạn trên, nhóm của Long đã chiếm
đoạt quyền đăng nhập của trên 40 tài khoản Facebook
của các cá nhân. Tổng số tiền chiếm đoạt của các bị hại
khoảng 440 triệu đồng.
Cần thiết phải có công
văn hướng dẫn cụ thể
việc áp dụng dấu hiệu
“truy cập bất hợp pháp
vào tài khoản của cơ
quan, tổ chức, cá nhân
nhằm chiếm đoạt tài
sản” để thống nhất việc
định tội danh.
Hai vụ án, cùng cách thức phạm tội, hai tội danh
Các bị cáo trong vụ hack tài khoản Facebook, lừa đảo hơn 400 triệu đồng bị TANDTP.HCMđưa ra xét xử vào ngày 28-
11-2023. Ảnh: HỮUĐĂNG
Hack
Facebook,
Zalo lừa lấy
tiền, tội gì?
Hành vi hack tài khoản Facebook, Zalo rồi
nhắn tinmượn tiền, vay tiền…để chiếm
đoạt tài sản của người khác vẫn chưa có sự
thống nhất trong việc định tội danh.
Tân Bình có sự việc xảy ra ở sân
bay Tân Sơn Nhất. Một người bị
móc túi, trong túi có thẻ ngân hàng,
trên thẻ có ghi mật khẩu nên đã bị
rút hơn 10 triệu đồng. Theo ông Y,
hành vi sử dụng thẻ ngân hàng để
rút tiền thì xử lý theo điểm a khoản
1 Điều 290 BLHS 2015, còn những
tài sản khác trong túi thì xử lý về tội
trộm cắp tài sản. Theo ông Y, trên
thực tế, ban đầu cũng có quan điểm
khác nhau là chỉ xử lý tội trộm cắp
tài sản, tuy nhiên sử dụng công nghệ
thông tin để làm công cụ phạm tội
nên phải bị xử lý cả tội được quy
định ở Điều 290.
Ông Ycũng bày tỏ quan điểm về
việc các đối tượng chiếmquyền quản
trị tài khoản Facebook và nhắn tin
cho người thân mượn tiền xảy ra
nhiều, nhất là đối với các gia đình
có con đang du học ở nước ngoài.
Theo ông Y, trên thực tế sẽ tách
ra: Thứ nhất, tài khoản Facebook
được xác định là để đăng tin liên
lạc, nhắn tin, còn việc sau đó gia
đình tin tưởng chuyển tiền thì sẽ xử
lý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Còn tại Điều 290, ở điểm d có quy
định “lừa đảo trong thương mại
điện tử...” là không chính xác vì
tài khoản Facebook chỉ là phương
tiện, còn việc người nhà nhầm lẫn,
tin tưởng nên chuyển tiền phải xử
lý tội lừa đảo.
Tội nào mới đúng?
Trao đổi với PV, TS Trần Thanh
Thảo (Trường ĐH Luật TP.HCM)
cho rằng về bản chất, những đối
tượng này thực hiện hai hành vi
có mối liên hệ trực tiếp với nhau.
Thứ nhất là hành vi hack tài khoản
Facebook, Zalo của nạn nhân. Đây
là hành vi truy cập bất hợp pháp
vào tài khoản mạng xã hội của
nạn nhân, làm cho nạn nhân mất
quyền quản lý, sử dụng tài khoản
mạng xã hội. Thứ hai là sử dụng tài
khoản Facebook, Zalo bị hack để
nhắn tin mượn tiền, vay tiền… rồi
chiếm đoạt. Đây bị coi là hành vi
chiếm đoạt tài sản của người khác
bằng cách sử dụng mạng xã hội để
dễ dàng, thuận lợi cho việc thực
hiện hành vi.
Những đối tượng này trên thực
tế đã xâm phạm đến hai khách thể
là an toàn thông tin trên mạng máy
tính, mạng viễn thông và quyền sở
hữu tài sản. Như vậy, người phạm
tội đã truy cập bất hợp pháp vào tài
khoản của người khác và sử dụng
chính tài khoản bị truy cập bất hợp
pháp này để lừa đảo chiếm đoạt tài
sản. Đây chính là dấu hiệu định tội
của tội sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện
tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản theo Điều 290 BLHS 2015.
TheoTSThảo, trên thực tế, một số
vụ án liên quan đến việc thực hiện
hành vi hack tài khoản Facebook,
Zalo của người khác, sau đó sử
dụng chính các tài khoản này để
nhắn tin mượn tiền rồi chiếm đoạt
đã được xét xử, HĐXX đã áp dụng
Điều 290 BLHS 2015 để định tội
và quyết định hình phạt.
Cạnh đó, theo TS Thảo, hiện nay
dấu hiệu “truy cập bất hợp pháp vào
tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá
nhân nhằm chiếm đoạt tài sản” tại
điểm c khoản 1 Điều 290 BLHS
2015 vẫn còn nhiều quan điểm
khác nhau.
Có quan điểm cho rằng tài khoản
của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị truy
cập bất hợp pháp phải là tài khoản
ngân hàng, tài khoản thanh toán.
Tuy nhiên, có quan điểm khác cho
rằng tài khoản của cơ quan, tổ chức,
cá nhân bị truy cập bất hợp pháp
phải hiểu theo nghĩa rộng, tức phải
bao gồm các tài khoản mạng xã hội
như Facebook, Zalo, WhatsApp…
Vì vậy, theo TS Thảo, cần thiết
phải có công văn hướng dẫn cụ thể
việc áp dụng dấu hiệu này để đảm
bảo cho việc định tội danh được
thống nhất.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook