7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai8-4-2024
HUỲNHHẢI
M
ới đây, ông
Trần Ngọc
Phương (ngụ
huyện Cam Lâm,
KhánhHòa) có phản
ánh đến
Pháp Luật
TP.HCM
về việc bị
từ chối tách thửa kết
hợp chuyển nhượng
quyền sử dụng đất
hơn hai năm qua.
Bản án thực
hiện xong vẫn
bị dừng giao
dịch đất
Ông Trần Ngọc
Phương trình bày:
Tháng 4-2022, ông
và ông NĐH nhận
chuyển nhượng của
ông NNV và bà HTAN thửa đất số
3 có diện tích 1.816 m
2
tại thị trấn
Cam Đức, huyện Cam Lâm.
Thửa đất này có nguồn gốc do bà
TTT được thừa kế theo Bản án dân
sự phúc thẩm số 100 ngày 10-3-2021
của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng.
Bản án tuyên giao bà T được quyền
sử dụng thửa đất trên và liên hệ với
các cơ quan hành chính nhà nước có
thẩm quyền để thực hiện việc đăng
ký quyền sử dụng đất.
Năm 2018, bà T đã chuyển nhượng
lại thửa đất này cho ông V. UBND
huyện Cam Lâm đã cấp đổi giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho
ông V vào ngày 13-6-2018.
Đến tháng 4-2022, ông V nộp hồ
sơ xin tách thửa đất trên thành hai
thửa 3-1 và 3-2. Sau đó, ông V đã
chuyển nhượng thửa đất trên cho
ông Phương và ông H. Ông Phương
và ông H tiếp tục có đơn xin tách
thửa kết hợp chuyển nhượng quyền
sử dụng đất. Đồng thời hoàn thành
các nghĩa vụ thuế.
Tuy nhiên, thời điểm này, thửa đất
đang bị Chi cục Thi hành án dân sự
(THADS) huyện Cam Lâm đề nghị
dừng biến động do chưa thực hiện
xong bản án phúc thẩm.
Đến ngày 25-5-2022, Chi cục
THADS huyện Cam Lâm có thông
báo việc các đương sự đã thực hiện
xong bản án. Do đó, Chi cục THADS
huyện Cam Lâm thông tin để Văn
phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) Chi
nhánh Cam Lâm tạo điều kiện cho
ông V giao dịch dân sự đối với thửa
đất số 3 nêu trên.
Mặc dù đã có thông báo của Chi
cục THADS, Văn phòng ĐKĐĐ Chi
nhánh CamLâm vẫn không thực hiện
các thủ tục tách thửa kết hợp chuyển
Gần2nămkhông
được giải quyết
hồ sơđất
Một người dân gần hai nămkhông được giải quyết hồ sơ đất vì
văn phòng đăng ký đất đai chờ giải quyết đơn đề nghị giámđốc thẩm.
Lô đất gần hai nămkhông được tách thửa, chuyển nhượng. Ảnh: HH
Luật sư Nguyễn Hồng Hà (Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa) cho biết thông báo
nhận đơn đề nghị giámđốc thẩmkhông có giá trị về pháp lý để hạn chế quyền
địnhđoạt tài sản chủ sởhữu. Đây khôngphải là vănbản, quyết định tố tụngdân
sự về việc hoãn THADS hay quyết định kháng nghị bản án dân sự có hiệu lực.
Ông Nguyễn Hùng Phong
cho rằng trường hợp của
ông Phương được phép
tách thửa, chuyển nhượng
nhưng không biết lý do
tại sao trường hợp này kéo
dài vì ông mới về nhận
nhiệm vụ.
2 nữ công an có mặt trong “tiệc ma túy”
ở Hải Phòng
Ngày 7-4, thông tin từ Công an TP Hải Phòng cho biết cơ
quan công an đang điều tra làm rõ hành vi tổ chức sử dụng,
sử dụng trái phép chất ma túy của một nhóm gồm 12 người
tại một căn hộ trong khu đô thị ở phường Thượng Lý, quận
Hồng Bàng.
Trước đó, khoảng 23 giờ 30 ngày 4-4, tại một căn hộ trong
khu đô thị nói trên, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy đã triệt
xóa ổ nhóm sử dụng trái phép chất ma túy gồm 12 người,
trong đó có bảy nam và năm nữ.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện chín người
dương tính với ma túy, thu giữ 0,13 g Ketamine và một số
tang vật có liên quan.
Phòng CSĐT tội phạm về ma túy sau đó đã tạm giữ hình
sự ba người gồm Nguyễn Thị Thanh Huyền (38 tuổi, trú
phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng), Bùi Thị Ngọc Bích
(36 tuổi, trú phường Minh Khai, quận Hồng Bàng) và Vũ
Hoàng Cường (42 tuổi, trú phường Hải Thành, quận Dương
Kinh) về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Đáng chú ý, theo
thông tin của
Pháp Luật
TP.HCM
, trong ba người
bị tạm giữ nói trên có
một nữ cán bộ đang công
tác tại một cơ quan của
Công an TP Hải Phòng.
Ngoài ra, trong nhóm 12
người này cũng có một nữ
cán bộ khác đang công tác
tại Công an quận Dương
Kinh (TP Hải Phòng).
NGỌC SƠN
“Tiệcma túy” bị công an
phát hiện. Ảnh: CAHP
Không cần xác nhận “nông dân” vẫn được
nhận chuyển nhượng đất lúa
Hiện nay, Điều 191 Luật Đất đai năm 2013 quy định các
trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho
quyền sử dụng đất (SDĐ) bao gồm:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ
sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển
nhượng, nhận tặng cho quyền SDĐ đối với trường hợp mà
pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền
SDĐ.
- Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền
SDĐ trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của
hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích
SDĐ theo quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông
nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho
quyền SDĐ trồng lúa.
- Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng,
nhận tặng cho quyền SDĐ ở, đất nông nghiệp trong khu vực
rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân
khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nếu không sinh
sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Như vậy, luật hiện hành quy định hộ gia đình, cá
nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được
nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền SDĐ trồng lúa.
Từ đó, Thông tư 33/2017 của Bộ TN&MT đã hướng dẫn
việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông
nghiệp để làm căn cứ xác định đủ điều kiện nhận chuyển
nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa (nhiều người thường gọi
là xác nhận “nông dân”).
Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2024 (có hiệu lực từ ngày
1-1-2025) đã có quy định mới về vấn đề nêu trên. Theo đó,
Điều 45 không còn quy định hạn chế việc chuyển nhượng,
tặng cho đất trồng lúa. Tức là cá nhân không trực tiếp sản
xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng, nhận tặng
cho đất trồng lúa.
Dù vậy, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận
chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền SDĐ trồng lúa quá hạn
mức quy định tại Điều 176 (trên 3 ha đối với tỉnh, TP trực
thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực
ĐBSCL; trên 2 ha đối với tỉnh, TP trực thuộc Trung ương
khác) thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án
SDĐ trồng lúa.
TRẦN LINH
nhượng quyền sử dụng đất.
Văn phòng đăng ký đất đai
nói gì?
Văn phòng ĐKĐĐChi nhánh Cam
Lâm lấy lý do ngày 26-5-2022 đã
nhận được đơn đề nghị dừng giao
dịch thửa đất số 3 của ông NĐH -
nguyên đơn trong vụ án dân sự nêu
trên, kèm thông báo yêu cầu sửa đổi,
bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm
của TAND Tối cao.
Tiếp đó, trong văn bản phúc đáp
ông Phương ngày 21-11-2022, Văn
phòng ĐKĐĐ Chi nhánh Cam Lâm
cho rằng đã hai lần có văn bản đề
nghị TAND Tối cao thông tin đã thụ
lý, giải quyết theo thủ tục giám đốc
thẩm chưa nhưng không nhận được
phản hồi.
Sau đó, Văn phòng ĐKĐĐ Chi
nhánh Cam Lâm đã căn cứ vào Công
văn 827 của TAND Tối cao ngày 26-
9-2022 để dừng giải quyết hồ sơ của
ông Phương. Điều đáng nói là Công
văn 827 được TANDTối cao gửi cho
các đương sự trong vụ án cho biết
VKSND Tối cao đang xem xét, giải
quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm.
Gần hai năm qua, ông Phương liên
tục có đơn đề nghị giải quyết hồ sơ
nhưng Văn phòng ĐKĐĐ Chi nhánh
Cam Lâm vẫn từ chối với lý do chờ
VKSND Tối cao giải quyết.
Trả lời PV, ông Nguyễn Hùng
Phong, Giám đốc Văn phòng ĐKĐĐ
Chi nhánh CamLâm, cho biết đã nắm
được vụ việc này và đã có văn bản
đề nghị VKSND Tối cao cung cấp
thông tin tiến độ giải quyết vụ án.
Ông Phong cho rằng trường hợp
của ông Phương được phép tách
thửa kết hợp chuyển nhượng quyền
sử dụng đất theo quy định pháp luật.
Ông Phong không biết lý do tại sao
trường hợp này kéo dài vì ông mới
về nhận nhiệm vụ.
Ông Phong cho biết theo thủ tục,
Văn phòng ĐKĐĐ Chi nhánh Cam
Lâm vừa có văn bản đề nghị VKSND
Tối cao cung cấp thông tin liên quan
đến vụ việc. Nếu không nhận được
phản hồi, cơ quan này sẽ đề nghị
thực hiện giải quyết hồ sơ cho ông
Phương theo quy định.
Trong khi đó, ông Ngô Văn Bảo,
Chủ tịchUBNDhuyệnCamLâm, cho
biết hiện nay trên địa bàn huyện vẫn
thực hiện các thủ tục biến động về
đất đai bình thường theo quy định.•