073-2024 - page 9

9
Giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ
trọng tâm trong năm 2024
UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch bồi thường, giải
tỏa 106 dự án trong năm 2024. Trong đó, nhóm I/2018 gồm
hai dự án trên địa bàn quận Liên Chiểu đã cam kết hoàn thành
bồi thường, giải tỏa năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn
thành. Cụ thể là dự án khu số 1 Trung tâm đô thị mới Tây Bắc
và khu TĐC Hòa Hiệp mở rộng phía nam nhà máy nước.
Nhóm I/2024 gồm 65 dự án. Đây là nhóm các dự án, công
trình thuộc danhmục trọngđiểm, động lực hoặc các dựánhoàn
thành công tác bồi thường, giải tỏa trong năm 2024. Trong đó
có dự án đường ven biển nối cảng Liên Chiểu và đường Hồ Chí
Minh đoạn Hòa Liên - Túy Loan.
Nhóm II/2024 gồm 39 dự án, là nhóm phân kỳ bồi thường
theo tiến độ thi công trong năm 2024-2025.
UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các địa phương xác định GPMB
là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024, cần tập trung tốt nhất
để triển khai các dự án đúng tiến độ.
TP.HCM:Người dân lo ônhiễmtừnhữngdựánxử lýnước thải
Sáng 7-4, Thường trực HĐND TP.HCM phối hợp với
Đài Truyền hình TP, Sở TT&TT TP.HCM thực hiện chương
trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời với chủ đề “Quản lý
hoạt động cấp, thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt”. Tại
chương trình, nhiều ý kiến bày tỏ sự lo ngại khi xây dựng
các dự án trạm xử lý nước thải cạnh khu dân cư.
Cử tri Nguyễn Văn Hoàng (ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM)
cho hay hiện TP có nhiều nhà máy, trạm xử lý nước thải
đang hoạt động. Một số nơi người dân lo ngại về mùi hôi,
tiếng ồn sẽ phát tán ra môi trường bên ngoài, về lâu dài sẽ
ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vừa qua, cư dân
tại phường Tân Thới Nhất, quận 12 không đồng ý cho xây
dựng trạm xử lý nước thải ở khu vực này cũng do lo ngại ô
nhiễm môi trường.
“Những dự án xử lý nước này có thật sự cấp thiết để xây
dựng hay không? Nếu cấp thiết thì biện pháp khắc phục
để đảm bảo môi trường sống của người dân là gì, để người
dân an tâm khi những nhà máy xử lý nước thải đi vào hoạt
động?” - cử tri Hoàng đặt câu hỏi.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Viết Vũ, Trưởng
phòng Tài nguyên nước, khoáng sản và biển đảo, Sở
TN&MT TP.HCM, thông tin việc xây dựng hệ thống xử
lý nước thải trên địa bàn TP.HCM là rất cần thiết. Hiện
nay, ngành TN&MT và Bộ Xây dựng đã ban hành những
tiêu chuẩn, quy chuẩn rất cụ thể về việc xây dựng trạm, hệ
thống xử lý nước thải tập trung.
“Ngành đã có những tiêu chuẩn cụ thể, chi tiết về vị trí
đặt trạm như trạm phải được đặt cuối hướng gió hay cuối
dòng chảy để đảm bảo nước thải phải được thu gom, xử
lý toàn bộ, hạn chế phát sinh mùi hôi ra ngoài. Tiêu chuẩn
cũng quy định chi tiết là từng công trình bên trong hệ thống
xử lý nước thải phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu, đảm
bảo diện tích cây xanh cách ly... Chúng ta tuân thủ tiêu
chuẩn khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải và tuân thủ
việc vận hành xử lý nước thải thì sẽ đảm bảo được sức khỏe
cho người dân” - ông Vũ nói.
Thông tin liên quan đến dự án trạm xử lý nước thải Tham
Lương - Bến Cát trên địa bàn quận 12, ông Nguyễn Minh
Chánh, Phó Chủ tịch UBND quận 12, cho biết dự án này
rất cần thiết và được xây dựng đảm bảo quy chuẩn, tiêu
chuẩn hiện hành, khi vận hành sẽ không ảnh hưởng đến môi
trường và sức khỏe của người dân.
“Thời gian qua quận cũng đã gặp gỡ, tiếp xúc với người
dân để thông tin về dự án. Khi xây dựng dự án sẽ đảm bảo
đánh giá tác động môi trường, khi vận hành cũng sẽ có hệ
thống quan trắc để đảm bảo môi trường sống của người
dân. Thực tế quận 12 đã đầu tư nhiều dự án xử lý nước thải
đi vào hoạt động hơn 10 năm nay nhưng không ảnh hưởng
gì đến môi trường sống của người dân xung quanh” - ông
Chánh khẳng định.
NGUYỄN CHÂU
Đà Nẵng tìm lời giải cho nhà xây
trên đất nông nghiệp bị giải tỏa
Đà Nẵng đang nỗ lực tìm lời giải nhằmđạt được sự đồng thuận của nhiều hộ dân xây nhà trên đất nông nghiệp
trong các dự án đang bị giải tỏa.
TẤNVIỆT
“H
ai trường hợp xây
nhà trên đất nông
nghiệp từ rất lâu ở
mặt tiền đường, hộ dân sinh
sống, kinh doanh ổn định trong
thời gian dài, nếu không được
bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng
sẽ rất thiệt thòi cho người dân.
Đề nghị Hội đồng Giải phóng
mặt bằng (GPMB) quận Liên
Chiểuphối hợpvới SởTN&MT
nghiên cứu kỹ hồ sơ, vận dụng
những tình tiết hợp lý để đề
xuất hỗ trợ phù hợp”. Trưởng
ban Dân vận Thành ủy Đà
Nẵng Lê Văn Trung đề nghị
như trên khi chủ trì buổi làm
việc mới đây của đoàn giám
sát công tác GPMB tại dự
án đường ven biển nối cảng
Liên Chiểu.
Xin được bố trí
tái định cư
Hộ bà Lê Thị Huyền có
1.206 m
2
đất trồng cây hằng
năm tại mặt tiền đườngNguyễn
Văn Cừ (phường Hòa Hiệp
Bắc, quận Liên Chiểu) thuộc
diện giải tỏa đi hẳn để phục
vụ dự án đường ven biển nối
cảng Liên Chiểu. Tuy nhiên,
sau nhiều lần vận động, hộ này
chưa đồng ý giao đất.
Theo bà Huyền, trên tổng
diện tích đất nói trên có 300
m
2
đất xây nhà ở và nộp thuế
đất ở từ năm 1999 đến nay. Tại
đây còn có cửa hàng ăn uống
được cấp giấy phép kinh doanh
từ năm 1999. Năm 2006, bão
Xangsane làm sập hoàn toàn
ngôi nhà, bà Huyền được Nhà
nước hỗ trợ để xây lại nhà ở
đến naymà không cần xin giấy
phép xây dựng. Do đó, khi Ban
GPMB quận Liên Chiểu xác
định không có đất ở trên tổng
Phó Giám đốc Sở
TN&MT TP Đà
Nẵng Võ Nguyên
Chương cho hay theo
quy định pháp luật
hiện hành, các hộ
có nhà xây trên đất
không phải là đất ở
nếu không có nơi ở
nào khác có thể xem
xét bố trí tái định cư.
Bà Lê Thị
Huyền xin
được bố trí
đất tái định
cư nhằmgiải
quyết chỗ ở
cho chín nhân
khẩu. Ảnh:
TẤNVIỆT
diện tích đất này, bà Huyền
không đồng ý vì không được
bố trí đất tái định cư (TĐC).
“Gia đình tôi có chín nhân
khẩu, nếu không được bố trí
TĐC thì không bao giờ đủ tiền
mua đất xây nhà, như vậy quá
thiệt thòi!” - bà Huyền nói.
Cạnh đó, hộ ông PhạmVăn
Thương được xác định thu hồi
hơn1.000m
2
đất trồng câyhằng
năm có nhà ở và cũng không
được bố trí đất TĐC vì là nhà
xây trên đất không phải là đất
ở. Đây là hai trường hợp đang
được Ban GPMB quận Liên
Chiểu xin ý kiến UBND TP
Đà Nẵng xem xét, giải quyết.
ÔngNguyễnĐây, Giámđốc
Ban GPMB quận Liên Chiểu,
cho hay hai hộ dân này xây
nhà ở thật sự trước ngày 1-7-
2004, có hộ khẩu tại nơi giải
tỏa, trước thời điểm quy hoạch
Làng Vân và dự án đường ven
biển nối cảng Liên Chiểu. Chủ
hộ không còn căn nhà và thửa
đất nào khác, gia đình có nhiều
nhân khẩu, thửa đất giải tỏa ở
vị trí mặt tiền đường Nguyễn
VănCừ đang kinh doanh, buôn
bán. Do đó, bên cạnh tiền bồi
thường hoa màu, vật kiến
trúc…, quận Liên Chiểu đề
xuất UBND TP Đà Nẵng giải
quyết TĐC cho hai hộ này theo
hướng giao đất có thu tiền sử
dụng đất (mỗi hộ một lô đất)
để giải quyết chỗ ở.
Có thể tái định cư
bằng chung cư
Bên cạnh quận Liên Chiểu,
huyện Hòa Vang cũng là địa
phương đang gặp nhiều vướng
mắc trong công tác GPMB vì
mất rất nhiều thời gianvậnđộng,
đề xuất hướng giải quyết TĐC
cho các hộ dân xây nhà trên đất
nông nghiệp.
Đơn cử như dự án đườngHồ
Chí Minh đoạnHòa Liên - Túy
Loandài 11,5kmcầndi dời hơn
300 hộ dân, bố trí hơn 630 lô
đất TĐC. Trong đó có khoảng
30 trường hợp xây nhà trên đất
nông nghiệp. Được biết ba xã
Hòa Liên, Hòa Sơn, Hòa Nhơn
có dự án đi qua đã thành lập ba
tổ hỗ trợ công tác GPMB, tiếp
công dân, tập trung tháo gỡ
vướng mắc.
Chủ tịch UBND huyện Hòa
VangPhanVănTônchohayvới
những trường hợp làmnhà trên
đất nông nghiệp từ trước năm
2014 mà không có chỗ ở nào
khác, huyện đã báo cáo, xin ý
kiến UBNDTPĐà Nẵng bố trí
đất TĐC cho các hộ dân. “Bản
chất là đất cha ông để lại chứ
khôngphải người dân lấn chiếm
nên cần vận dụng các quy định
pháp luật để hỗ trợ hài hòa nhất
cho người dân” - ông Tôn nói.
Trao đổi với PV, Phó Giám
đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng
Võ Nguyên Chương cho hay
theo quy định pháp luật hiện
hành, các hộ có nhà xây trên đất
không phải là đất ở nếu không
có nơi ở nào khác có thể xem
xét bố trí TĐC. SởTN&MTTP
Đà Nẵng đang chờ quyết định
của UBNDTP. Đồng thời, đơn
vị này cũng tổnghợpquyết định
liên quan của các tỉnh, TP để
xem các địa phương có hướng
xử lý như thế nào.
“Cơ bản các địa phương
cũng làm theo hướng là xem
xét bố trí đất TĐC nhưng
không đồng nghĩa với việc
hợp thức hóa cho hành vi
xây dựng trái phép trên đất
nông nghiệp. Hiện nay số
lượng hồ sơ rất lớn, như ở
quận Liên Chiểu, quỹ đất bố
trí không nổi và cũng không
công bằng với những hộ có
đất ở thật sự bị giải tỏa” - ông
Chương cho hay.
Cũng theo ông Chương, TP
Đà Nẵng tiếp cận theo quan
điểm là giải quyết vấn đề nhà
ở cho người dân không nhất
thiết phải là đất ở mà có thể
là nhà ở xã hội, căn hộ chung
cư trên địa bàn nếu các hộ dân
bị giải tỏa không còn nơi ở
nào khác. Việc này phải làm
hết sức khéo léo, tránh phản
ứng trong nhân dân.•
Dự án
đường
ven biển
nối cảng
Liên
Chiểu đi
qua các
hồ sơ
giải tỏa
có nhà
xây trên
đất nông
nghiệp.
Ảnh:
TẤNVIỆT
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook