073-2024 - page 8

8
Họ đã nói
Đô thị -
Thứ Hai8-4-2024
VŨLONG- TIẾNTHOẠI
T
rao đổi với báo
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Lê Trọng
Yên, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Đắk Nông, cho biết tỉnh
này đang tiếp tục kiến nghị
Trung ương có giải pháp gỡ
vướng quy hoạch bauxite để
phát triển kinh tế - xã hội.
Dân mòn mỏi chờ đất
tái định cư
Ông Nguyễn Viết Chinh
phản ánh gia đình ông có 2 ha
đất tại thôn 13, xã Đắk Wer,
huyện Đắk R’lấp bị thu hồi
để phục vụ khai thác bauxite
từ năm 2020. Gia đình ông
được giao một lô đất tái định
cư (TĐC) nhưng đến nay vẫn
chưa được nhận đất ở.
“Chúng tôi mong muốn
1.062 dự án vướng quy hoạch bauxite
Theo ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông,
tỉnhhiện có 1.062 dự án vướngquy hoạchbauxite, chưa thể triển
khai hoặc triển khai rất chậm. Trong đó có nhiều dự án đầu tư
công thuộc kếhoạchđầu tư công trunghạngiai đoạn2021-2025.
Riêng năm 2023, tỉnh Đắk Nông có 425 dự án, công trình bị
dừng do nằm trong vùng quy hoạch bauxite . Trong đó có 37
dư án cần tháo gỡ đê đảmbảo tiên đô gi i ngân, giải quyêt tình
trang giao thông xuống câp. Điển hình như các dự án c i tạo,
nâng cấp Tỉnh lộ 2; c i tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 5; năm khu TĐC tại
huyện Đắk R’lấp…
Quy hoạch bauxite
phân bố rộng khiến
tỉnh Đắk Nông gặp
không ít khó khăn
trong triển khai các
dự án phát triển
kinh tế - xã hội bởi
“đụng đâu cũng
vướng bauxite”.
Tỉnh đã và đang triển khai
nhiều dự án quan trọng thuộc
các chương trìnhmục tiêuqu c
gia, các công trình đầu tư trung
hạn…Tuy nhiên, phần lớn đều
chồng lấn quy hoạch bauxite.
Mu n gi i quyết được dứt điểm
tình trạng vướng quy hoạch
bauxite ph i xử lý được ba điểm
mà tỉnh đang kiến nghị. Thứ
nhất là đưa vào b o vệ khoáng
s n; thứ hai là đưa ra khỏi quy
hoạch; thứ ba là đưa vào diện
dự trữ. Nhữngđiềukiệnnàyđều
ngoài thẩmquyền xử lý của địa
phương.
Ông
LÊ TRỌNG YÊN
,
Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Đắk Nông
Đắk Nông: Đụng đâu
cũng vướng quy hoạch
bauxite
Hàng ngàn dự án ởĐắk Nông chưa thể triển khai hoặc triển khai rất chậm
vì vướng quy hoạch bauxite.
Người dân chưa thể di dời khỏi mỏ bauxite vì chờ đất tái định cư. Ảnh: VŨ LONG
sớm có đất TĐC để ổn định
cuộc sống. Nếu chính quyền
không cấp đất thì trả tiền cho
dân để chúng tôi tự tìm mua
đất ở” - ông Chinh nói.
Cũng có đất bị thu hồi để
phục vụ khai thác bauxite
ở xã Đắk Wer, gia đình anh
Nguyễn Ngọc Tiến và gia
đình ôngMai Văn Thắng cũng
chưa được bố trí đất TĐC. Do
chưa có đất TĐC nên nhiều
gia đình ở xã Đắk Wer vẫn
phải bám trụ trên diện tích
đang khai thác bauxite. Đó là
gia đình bà Lương Thị Lịch,
ông Lương Văn Nghị, ông Vũ
Văn Chính, ông Lương Văn
Chài… Đã nhiều năm nhưng
đến nay địa phương vẫn chưa
có quỹ đất để bố trí nơi ở mới
cho người dân.
Theo quan sát của PV, nhà
của các gia đình trên hiện nằm
trơ trọi giữa khoảng không…
Hằng ngày, nhiều xe có tải
trọng lớn ra vào để vận chuyển
quặng đến Nhà máy alumin
NhânCơ. Dù làmùa nào người
dân cũng gánh chịu nhiều nỗi
bất tiện, mùa mưa thì bùn bẩn
tràn ngập, mùa khô thì gió bụi
bao trùm mù mịt.
Theo ông Nguyễn Quang
Tứ, Chủ tịch UBND huyện
Đắk R’lấp, từ năm 2006 đến
nay huyện này vẫn chưa thể
bố trí TĐC cho 379 hộ với 486
lô đất. Nguyên nhân chính là
những khu đất này đang vướng
quy hoạch bauxite, thuộc thẩm
quyền xử lý của Thủ tướng.
Hiện địa phương này có sáu
khu TĐC nhưng có đến năm
khu nằm trong quy hoạch
bauxite tại các xã Đắk Wer,
Nghĩa Thắng, Kiến Thành.
Phần lớndự ánđều
vướngquy hoạchbauxite
Theo quyết định ngày 18-7-
2023 củaThủ tướngChính phủ
phê duyệt quy hoạch khoáng
sản giai đoạn 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2050, tổng diện
tích quy hoạch bauxite tại tỉnh
Đắk Nông là hơn 29.000 ha.
TheoUBND tỉnhĐắkNông,
quy hoạch bauxite dàn trải
trên địa phận 6/8 huyện, TP;
chiếm 1/3 diện tích của tỉnh
này. Trữ lượng bauxite lớn
được xem là lợi thế trời cho
để tỉnh Đắk Nông phát triển
thành trung tâm công nghiệp
bauxite, nhôm, sau nhôm của
cả nước. Tuy nhiên, quy hoạch
bauxite phân bố rộng khiến
tỉnh Đắk Nông gặp không ít
khó khăn trong triển khai các
dự án phát triển kinh tế - xã
hội bởi “đụng đâu cũng vướng
bauxite”.
Theo Ban quản lý (BQL)
các dự án đầu tư xây dựng
tỉnh Đắk Nông, đơn cử như dự
án đường Đạo Nghĩa - Quảng
Khê có tổng mức đầu tư 830
tỉ đồng từ nguồn vốn Trung
ương, được UBND tỉnh phê
duyệt hồi tháng12-2021.Tuyến
đường này hình thành trước
năm 2004, còn gọi là Tỉnh lộ
5. Lâu nay tuyến đường này
vẫn lưu thông bình thường.
Tuy nhiên, khi triển khai dự
án làm đường thì lại vướng
quy hoạch bauxite.
“Trên tuyếnđườngnày, chúng
tôi muốn điều phối khối lượng
đất thuộc hiện trạngđường cũng
không làm được. Không được
đào đất ở vị trí cao xuống chỗ
thấp hoặc đào giữa đường để
san lấp hai bên lề. Nguyên nhân
là những vị trí này đều thuộc
quy hoạch bauxite” - một cán
bộ BQL nói.
Theo ông Lê Thanh Chung,
Phó Giám đốc BQL các dự
án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk
Nông, hiện có nhiều dự án
do ban này làm chủ đầu tư
bị vướng quy hoạch bauxite.
Trong đó có những dự án lớn
như quảng trường trung tâm
TPGia Nghĩa, Tỉnh lộ 2, Tỉnh
lộ 3, Tỉnh lộ 5…
Phó Giám đốc Sở TN&MT
tỉnh Đắk Nông Võ Văn Minh
thông tin thời gian qua, sở
này đã nhiều lần tham mưu
UBND tỉnh đề nghị các bộ,
ngành Trung ương gỡ vướng
quy hoạch khoáng sản tại tỉnh,
trọng tâm là vướng quy hoạch
bauxite.
“Thẩm quyền gỡ vướng
này thuộc các cơ quan Trung
ương, trong đó gỡ vướng quy
hoạch thuộc thẩm quyền của
Thủ tướng Chính phủ và đến
nay vẫn chưa có hướng xử lý
cụ thể” - ông Minh nói.
Tỉnh Đắk Nông đã có nhiều
văn bản, cử các đoàn công tác
làm việc, đề nghị Bộ TN&MT,
Bộ Công Thương trực tiếp xử
lý hoặc tham mưu Thủ tướng
Chính phủ gỡ vướng quy hoạch
khoáng sản. Các bộ, ngành
cũng đã cử các đoàn trực tiếp
vào làm việc nhưng đến nay
vẫn chưa giải quyết được tình
trạng vướng quy hoạch bauxite
cho địa phương.•
Ngày 7-4, tại điểm cầu UBND tỉnh Tiền Giang, Phó Thủ tướng
Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT đã chủ
trì cuộc họp trực tuyến với các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh,
Bạc Liêu, Kiên Giang, LongAn, Cà Mau về công tác phòng,
chống hạn mặn, thiếu nước trong mùa khô năm 2024.
Ông NguyễnVănVĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, cho
biết mùa khô năm nay nhờ chủ động triển khai thực hiện nhiều
giải pháp ứng phó nên tỉnh đã bảo vệ thành công gần 45.000 ha
lúa vụ đông xuân năm 2023-2024 và 21.000 ha rau màu các loại;
cung cấp đủ nước tưới cho hơn 84.000 ha cây ăn trái. Đến thời
điểm này, hạn mặn chưa gây thiệt hại đến sản xuất và cây trồng.
Hiện chỉ có một số nơi ở huyện Tân Phú Đông và huyện Gò Công
Đông bị thiếu nước sinh hoạt cục bộ. Tỉnh đã mở 105 vòi nước
công cộng và các mạnh thường quân cũng hỗ trợ xe cấp nước
miễn phí rất lớn.
Tương tự, tỉnh Cà Mau cũng chủ động ứng phó với hạn mặn
từ rất sớm nên đã bảo vệ diện tích trồng lúa không bị thiệt hại,
PhóThủ tướngTrầnHồngHà: Phải cógiải pháp căn cơ trước hạnmặnởĐBSCL
Phó Thủ
tướng Trần
HồngHà
thămhỏi tình
hình người
dân thiếu
nước sinh
hoạt tại tỉnh
TiềnGiang.
Ảnh:
ĐÔNGHÀ
thu hoạch tốt. Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết
tỉnh cam kết không để người dân thiếu nước sinh hoạt, không để
xảy ra cháy rừng.
Tại tỉnh Kiên Giang, tình hình sụp lún, sạt lở do hạn mặn xảy
ra khắp nơi với 323 điểm và đang tăng lên từng ngày. Trong
đó, Tỉnh lộ 965 đi qua địa bàn huyện UMinh Thượng bị sạt lở
nghiêm trọng, tổng thiệt hại lên đến gần 100 tỉ đồng.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà
nhận định nắng nóng, khô hạn, xâm nhập mặn và sụp lún là câu
chuyện chung của vùng ĐBSCL. Vì vậy, các địa phương cần
thích nghi và chung sống với xâm nhập mặn.
Phó Thủ tướng cho rằng với kinh nghiệm trong ứng phó với
hạn mặn, các địa phương cần có tầm nhìn đối với vùng ĐBSCL
và đặt trong bối cảnh tình hình sẽ cực đoan hơn do thiếu lượng
nước ngọt từ thượng nguồn.
Chúng ta phải có những giải pháp căn cơ, đồng bộ trên toàn
vùng và tại từng địa phương.
Phó Thủ tướng thống nhất việc đầu tư hệ thống hạ tầng thủy
lợi phải tiếp cận theo phân bổ dựa trên tính chất của nguồn nước,
được đầu tư tính toán theo lưu vực, khép kín và phải phát huy
được hiệu quả. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT và các
địa phương cần nghiên cứu, xem xét về quy hoạch hạ tầng, bố trí
dân cư phải đảm bảo và tính toán hạ thấp mực nước, sụp lún…
ĐÔNGHÀ
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook