089-2024 - page 10

10
Bất động sản -
ThứSáu 26-4-2024
lược phát triển lĩnh vực kinh
doanh BĐS của công ty.
Haxaco vốn được biết đến là
doanh nghiệp nắm thị phần
hàng đầu trong lĩnh vực phân
phối xeMercedes. Nguồn thu
từ bán xe không hề nhỏ, lên
đến hàng ngàn tỉ đồng/năm.
Cổ đông lo lắng vì sợ nguồn
lực bị phân tán cho lĩnh vực
BĐS, vốn đang gặp nhiều khó
khăn. Tuy nhiên, ông Đỗ Tiến
Dũng, Chủ tịch Haxaco, đã
khẳng định với cổ đông việc
lấn sân sang BĐS sẽ mang
lại nhiều lợi thế cho công ty.
Tương tự, Savico được
xem là một ông lớn trong lĩnh
vực phân phối xe Toyota đã
có những bước đi mạnh mẽ
khi tham gia sân chơi BĐS.
Chiến lược của Savico xem
ra khá hợp lý vì trong năm
lĩnh vực này nên việc liên
danh với một công ty xây
dựng là bước đi hợp lý.
Tìm thêm lợi nhuận
từ thế mạnh sẵn có
Theo ông Trần Như Tùng,
Chủ tịch TCM, việc lấn sân
sangBĐS là để tìmkiếm thêm
lợi nhuậnvà đemlại lợi ích cho
cổ đông. Nhiều doanh nghiệp
dệt may sở hữu những mảnh
đất, vốn trước đây làm nhà
xưởng, giờ không còn hoạt
động thì chuyển sang kinh
doanh BĐS cũng là phương
án hợp lý.
“Với ngành nghề không
phải thế mạnh, công ty sẽ
hợp tác với các công ty có
chuyên môn trong lĩnh vực
BĐS để đạt hiệu quả kinh
doanh cao nhất. Tuy nhiên,
dù có thêm ngành nghề kinh
doanh BĐS, nền tảng chính
của chúng tôi vẫn là tập trung
cho phát triển lĩnh vực trụ cột
là dệt may xuất khẩu” - ông
Tùng cho biết.
Theo ông Đỗ Tiến Dũng,
Chủ tịch Haxaco, hoạt động
kinh doanh cốt lõi bán xe
hạng sangMercedes đã tương
đối đạt đỉnh, khó có thể tăng
trưởng hơn nữa. Do đó, công
ty kinh doanh BĐS nhằm duy
trì tăng trưởng và tạo lợi thế
cạnh tranh.
Ông Vũ Đình Độ, Chủ tịch
Savico, cho biết thị trường
BĐS năm 2024 được dự báo
sẽ tiếp tục đối mặt với thách
thức từ việc suy thoái kinh
tế thế giới và Việt Nam. Tuy
nhiên, lĩnh vực này cũng có
xu hướng phục hồi, cải thiện
về tổng cung và tổng cầu.
Dự báo từ cuối quý III-2024
trở đi, sự phục hồi mới thể
hiện rõ rệt và sẽ không đồng
đều trên các phân khúc và
khu vực.
Sự phát triển mạnh của các
loại hình BĐS công nghiệp,
logistics, công nghệ sẽ mở
ra cơ hội để lấp đầy công
suất khai thác kho của công
ty. Đối với mặt bằng, văn
phòng cho thuê, khi nhu cầu
thuê tăng, nguồn cung mặt
bằng có vị trí đẹp hạn chế là
cơ hội để gia tăng doanh thu
dịch vụ BĐS.•
2023 kinh doanh xe không
còn mạnh mẽ như các năm
trước. Lúc này, nguồn thu từ
BĐS đã đóng góp cho doanh
thu và lợi nhuận của công ty.
Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận
của mảng BĐS cho thuê của
Savico đạt 88 tỉ đồng và 53 tỉ
đồng, ghi nhận mức tăng tích
cực trong năm 2023, tương
ứng 13% doanh thu và 29%
lợi nhuận.
Bất ngờ hơn, nhiều doanh
nghiệp dệt may cũng đã bước
chân vào thị trường BĐS dù
được dự báo chưa có cửa sáng
trong thời gian ngắn. Công ty
Dệt may - Đầu tư - Thương
mại Thành Công (TCM) cũng
đã tham gia mạnh mẽ trong
lĩnh vực BĐS từ xây dựng dự
án đến kinh doanh, cho thuê
BĐS. Hay Công ty Garmex
Sài Gòn (GMC) từng có một
vị thế lớn khi có hàng ngàn
công nhân với sản phẩm dệt
may xuất khẩu đi nhiều nước.
Năm2023, đơn hàng sụt giảm,
công ty đã tìm kiếm cơ hội
trong thị trường BĐS bằng
cách liên kết với đối tác để
xây dựng một dự án nhà ở
thương mại.
Gần đây, “vua tôm” Minh
Phú cũng quyết tâm tham
gia sân chơi với một dự án
nhà ở xã hội. Tập đoàn Thủy
sản Minh Phú và Công ty Cổ
phần Cơ khí xây dựng Việt
Úc đã liên danh xây dựng dự
án nhà ở xã hội tại xã Khánh
An, huyện UMinh, Cà Mau.
Tập đoàn Thủy sảnMinh Phú
chưa có kinh nghiệm trong
PHƯƠNGMINH
T
hời gian gần đây, thị
trường bất động sản
(BĐS) chứng kiến sự
“xâm nhập” của nhiều đại
gia trái ngành tham gia sân
chơi. Dù đây không phải là
thời điểm cực thịnh của BĐS,
ngược lại thị trường được
đánh giá là còn nhiều khó
khăn. Tuy nhiên, các doanh
nghiệp xem kinh doanh BĐS
là nghề tay trái lại đang thu
được nhiều thành quả.
Cú chuyển hướng
bất ngờ của
nhiều đại gia
Những kỳ đại hội gần đây,
cổ đông của Công ty Dịch vụ
ô tô Hàng Xanh (Haxaco)
quan tâm rất nhiều về chiến
Nhiều doanh nghiệp chọn
phát triển thêmmảng kinh doanh
bất động sản đã thu về nguồn
tài chính tốt, hỗ trợmạnh cho
ngành kinh doanh chính.
Đại gia ô tô, dệt may lấn sân
kinh doanh bất động sản
Cần hợp tác với những doanh nghiệp
có nguồn lực tốt
Theo chuyên gia tài chínhTrầnĐình Phương, đa dạng hóa
ngành nghề, cụ thể ở đây là BĐS, mục đích chính của các
công ty là nhằm tạo thêm hiệu suất lợi nhuận, cũng như
giúp công ty giảmbớt các rủi ro khi có biến động trong lĩnh
vực chủ chốt của mình.
Thách thức cho những công ty này là sự thiếu kinh
nghiệm, dễ dẫn đến thất bại nếu dự án không tạo ra lợi
nhuận tài chính vững chắc, nó có thể tác động đến ngành
trụ cột của công ty. Do đó, để chuyển hướng thành công,
doanh nghiệp nên hợp tác hoặc thực hiện các thương vụ
M&A những doanh nghiệp có thếmạnh trong lĩnh vực BĐS.
Thị trườngbất động sảnphục hồi tích cực
Tại tọa đàm “Bất động sản (BĐS) dòng tiền Cash -
Home: Phân khúc căn hộ dẫn dắt thị trường Hà Nội năm
2024” vừa diễn ra, các chuyên gia cho biết dưới những
tác động của nền kinh tế vĩ mô, sự điều hành của Chính
phủ cùng các luật mới đã giúp thị trường BĐS phục hồi
tích cực.
Ngay trong quý IV-2023, thị trường đã khởi sắc hơn rất
nhiều so với cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Đến cuối
quý I năm nay, thị trường càng thấy rõ sự khởi sắc.
Các sản phẩm có giá dưới 3 tỉ đồng được nhiều người
săn đón, đặc biệt sản phẩm được người dân quan tâm
nhiều nhất là căn hộ và đất nền. Các giao dịch về giá cũng
tăng trưởng bình quân 5%; trong đó, giá và mức giao dịch
ở khu vực đông dân cư và khu công nghiệp tăng mạnh
khoảng 20%.
Phân khúc BĐS thổ cư cũng nhộn nhịp hơn, giá giao
dịch nhà ở tập trung nhiều ở khoảng 3-5 tỉ đồng. Phân
khúc BĐS công nghiệp cũng bắt đầu rục rịch, tuy nhiên
phân khúc BĐS nghỉ dưỡng chưa có sự tăng trưởng.
Thời gian qua có 8.000 căn hộ được mở bán trong cả
nước, riêng tại Hà Nội đã có 3.000 căn được giao bán.
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT Tập
đoàn Cen Group, nhận định bức tranh BĐS hiện nay
đang có dấu hiệu tích cực, đặc biệt là phân khúc chung
cư ở Hà Nội.
Lý giải nguyên nhân về việc này, ông Hưng cho rằng
đây là sự điều chỉnh cần thiết khi thị trường BĐS thời
gian qua gặp nhiều khó khăn.
Ông Hưng cho hay theo báo cáo tài chính quý I năm
nay thì các ngân hàng thương mại có khoảng 18 triệu
tỉ đồng không thể giải ngân. Những người có nhu cầu
cần vay tiền thì không có tài sản đảm bảo, còn những
người có tài sản đảm bảo thì không có nhu cầu vay. Từ
đó, các ngân hàng thương mại phải hạ lãi suất xuống
còn 5%-6%.
“Khi lãi suất giảm, việc đầu tư, khai thác vào BĐS đã
tạo ra dòng tiền dương. Từ đó, tiền cho thuê BĐS có thể
bù đắp cho tiền lãi đi vay ngân hàng. Thực tế hiện nay
nhiều người sẵn sàng mua chung cư để cho thuê, rồi lấy
tiền cho thuê để đi thuê một căn villa khác cùng khu vực
để ở. Điều đó cho thấy hiện nay BĐS chung cư đang tạo
ra dòng tiền rất tốt” - ông Hưng nhận định.
MINH TRÚC
Phó Chủ tịchHĐQT Tập đoàn CenGroup PhạmThanhHưng
cho rằng bất động sản chung cư đang tạo ra dòng tiền rất tốt.
Ảnh: MINHTRÚC
Việc các doanh nghiệp lấn sân bắt tay với đối tác chuyên nghiệp trong lĩnh vực bất động sản
là bước đi hợp lý. Ảnhminh họa: QUANGHUY
“Vua tôm” Minh
Phú cũng quyết tâm
tham gia sân chơi
với một dự án nhà ở
xã hội.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook